Điều trị tiểu đường bằng insulin
Danh mục nội dung
1. Insulin là gì?
– Insulin: là một loại hormone của tuyến tụy, tế bào đảo tụy trong tuyến tụy tiết ra insulin với tác dụng chuyển hóa carbohydrate.
Cơ thể người sẽ có cơ chế tự cân bằng đường huyết. Tức là khi mức đường huyết ở cơ thể cao, tuyến tụy sẽ tiết ra insulin để làm giảm lượng đường huyết.
Người bị tiểu đường luôn ở trạng thái lượng đường trong máu cao (trạng thái vượt quá tỉ lệ cho phép) do rối loạn chức năng hoạt động tiết insulin của tuyến tụy.
– Tiểu đường tuýp 1: là do tuyến tụy không thể tiết ra insulin, ảnh hưởng đến quá trình giảm lượng đường huyết trong máu.
– Tiểu đường tuýp 2: là do chức năng của insulin bị giảm, hoặc chức năng insulin bị kháng dẫn đến làm chậm quá trình giảm lượng đường huyết trong máu.
Insulin có vai trò rất là quan trọng trong mọi hoạt động của tế bào. Việc hoạt động bất bình thường của tuyến tụy ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sức khỏe, gây ra bệnh tiểu đường kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm. Dựa theo tình trạng của bệnh, thể chất người bệnh tiểu đường mà bác sĩ sẽ có những chẩn đoán nhất định rằng người bệnh đó có điều trị tiểu đường bằng insulin hay không? Cùng tìm hiểu thêm về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin này nhé!
2. Điều trị tiểu đường bằng insulin cần phải biết những điều cơ bản gì?
Bệnh nhân tiểu đường và gia đình người bệnh luôn phải hết sức thận trọng, và phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi điều trị insulin cho bản thân hoặc người thân. Phải nắm vững liều lượng điều trị, cách tiêm, một số chú ý khi tiêm insulin,… qua sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị tiểu đường bằng insulin tại nhà an toàn, không gây ngược tác dụng đối với người tiểu đường.
2.1 Đối tượng điều trị bằng insulin
– Điều trị tiểu đường bằng insulin là phương pháp điều trị bắt buộc đối với người tiểu đường tuýp 1.
– Riêng đối với người tiểu đường tuýp 1 và tiểu đường thai kỳ, việc điều trị bằng insulin hay không phải phụ thuộc vào chẩn đoán của bác sĩ.
2.2 Các loại insulin được sử dụng
Hiện nay, có rất nhiều loại thuốc insulin theo thời gian tác dụng nhanh, chậm khác nhau. Với những đặc tính khác nhau như thế, để hỗ trợ cho bác sĩ điều trị dễ dàng lựa chọn loại phù hợp nhất cho bệnh nhân.
Bảng phân loại insulin cho người bị tiểu đường (thời gian tính từ lúc tiêm)
Loại insulin | Thời gian bắt đầu tác dụng | Tác dụng tối đa trong khoảng thời gian | Thời gian hiệu lực |
Loại insulin có tác dụng nhanh | 15 phút | 1 tiếng | 2 – 4 tiếng |
Loại insulin có tác dụng ngắn | 30 phút | 2 – 3 tiếng | 3 – 6 tiếng |
Loại insulin có tác dụng trung bình | 2 – 4 tiếng | 4- 12 tiếng | 12 -18 tiếng |
Loại insulin có tác dụng lâu dài | Vài tiếng | 24 tiếng |
2.3 Cách tiêm insulin và các đường tiêm
– Đường tiêm: Thông thường tiêm insulin bằng đường tiêm dưới da, các trường hợp biến chứng cấp như hôn mê toan ceton hoặc tăng thẩm thấu thì truyền qua tĩnh mạch, tiêm bằng đường tĩnh mạch.
Chú ý: Chỉ có insulin tác dụng nhanh là có thể tiêm bằng đường tĩnh mạch, không áp dụng cho các loại insulin khác.
– Cách tiêm: Chọn những vị trí để thuốc dễ thẩm thấu vào cơ thể như phần vùng đùi, cánh tay, mặt trước bụng, phần hông.
Chú ý: Không nên tiêm cố định một chỗ, khó hấp thụ insulin.
2.4 Liều dùng cho người tiểu đường
– Một ngày nên tiêm 3 mũi, mỗi mũi tiêm vào trước bữa chính.
– Về lượng thuốc trong một lần tiêm thì cần tùy vào từng tình trạng của bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng phù hợp.
3. Tác dụng phụ khi điều trị tiểu đường bằng insulin
– Hạ glucose trong máu
– Phản ứng miễn dịch: Điều trị tiểu đường bằng insulin bị dị ứng insulin: biểu hiện là nổi mề đay. Hiện nay ít có trường hợp bị dị ứng do đã có insulin bán sinh học.
– Người tiểu đường bị đề kháng insulin
– Bị loạn dưỡng mô mỡ tại chỗ tiêm: bị teo mô mỡ dưới da hoặc phì đại mô mỡ dưới da.
– Người tiểu đường bị phù: do giữ muối, giữ nước trong cơ thể.
– Hiệu ứng Somogyi: tiêm quá liều insulin để làm giảm glucose trong máu, gây kích thích các hormone làm tăng glucose máu (catecholamin, cortisol, glucagon). Càng làm nặng thêm các biến chứng của tiểu đường.
4. Một số nguyên tắc khi điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin
Dựa theo Bộ Y tế (2013), theo quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành Nội tiết:
– Có 4 nguyên tắc trộn insulin
+ Hai loại insulin phải cùng một hãng sản xuất
+ Insulin loại tác dụng nhanh lấy trước, bán chậm và loại điều trị tiểu đường bằng insulin chậm lấy sau.
+ Không nên trộn hỗn hợp insulin người và động vật.
+ Nồng độ của hai loại insulin phải giống nhau.
– Có 3 nguyên tắc khi tiêm insulin
+ Phải làm sạch da ở vị trí tiêm. Cơ bắp và lớp mỡ dưới da vùng tiêm phải hoàn toàn bình thường. Đây là điều kiện đầu tiên để insulin được hấp thu tốt.
+ Phải tiêm luân chuyển, xoay vòng các vị trí khác nhau.
+ Nếu sử dụng từ 2 mũi tiêm trở lên trong một ngày, phải tiêm vào các vị trí khác nhau ở các vùng. Khi tất cả các vị trí trong vùng đều được tiêm hết mới chuyển sang vùng khác.
Tiểu đường là bệnh do rối loạn chức năng tiết insulin của tuyến tụy dẫn đến không điều chỉnh lượng đường huyết trong máu. Insulin ở người bị tiểu đường thường bị thiếu hụt hoặc hoạt động kém hiệu quả, vì thế phương pháp điều trị tiểu đường bằng insulin là một trong những biện pháp đầy triển vọng. Nhưng không phải vì thế mà bệnh nhân có thể điều trị tiểu đường bằng insulin tại nhà một cách bừa bãi, không đúng liều lương, cách dùng. Nên điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.