Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị

Cỡ chữ:
A A
Trước thực trạng điều trị quá mức cho bệnh nhân tiểu đường, khuyến cáo của các bác sĩ là nới lỏng việc quản lý đường huyết. 

Các chuyên gia khuyến cáo nên hướng dẫn cho bệnh nhân tiểu đường có nên xem xét giảm nhẹ các mục tiêu kiểm soát đường huyết như ở người cao tuổi hoặc bệnh nhân tiểu đường đồng thời mắc các bệnh khác. 

Có 2 báo cáo đăng trên “JAMA Internal Medicine” ngày 16 và 23 tháng 9 về thực trạng quản lý đường huyết nghiêm ngặt bằng insulin.

Báo cáo đầu tiên của Richard Grant thuộc Kaiser Permanente, một trong những tổ chức bảo hiểm y tế Hoa Kỳ. Họ đã theo dõi hồ sơ bệnh án trong tối đa 4 năm của 21.531 bệnh nhân 75 tuổi mắc tiểu đường tuýp 2 (trong đó có 48,3% phụ nữ, 18,9% tiếp nhận điều trị insulin).

Đối tượng tham gia được chia làm 3 nhóm là nhóm có sức khỏe tốt (mắc ít hơn hai bệnh hoặc mắc 2 bệnh nhưng vẫn có thể duy trì hoạt động thể chất), sức khỏe trung bình (mắc hơn hai bệnh hoặc mắc hai bệnh và không tập thể dục thường xuyên), sức khỏe yếu (bị bệnh tim phổi giai đoạn cuối, suy thận giai đoạn cuối, mất trí nhớ, ung thư di căn). 

Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị 0
Ảnh: Internet

Khi so sánh tỷ lệ insulin được sử dụng, kết quả cho thấy nhóm có sức khỏe yếu và sức khỏe trung bình có nguy cơ cần dùng insulin lần lượt là 2.05 và 1.85 so với nhóm có sức khỏe tốt. 

Ngoài ra, 32,7% bệnh nhân điều trị bằng insulin đã ngừng sử dụng insulin trong vòng 4 năm theo dõi hoặc 6 tháng trước khi chết. So với nhóm có sức khỏe tốt, tỷ lệ sử dụng insulin liên tục ở nhóm sức khỏe yếu và trung bình cao hơn đáng kể (nguy cơ lần lượt là 1.47 và 1.16).

Giải thích về kết quả này, Richard Grant cho biết: “Liệu pháp insulin có lợi ích nhiều hơn các rủi ro trong phần lớn vòng đời của nó. Tuy nhiên, khi tuổi thọ của insulin rút ngắn, tăng cường quản lý đường huyết đem lại rủi ro nhiều hơn có lợi. Bệnh nhân thường lo lắng khi bác sĩ đưa ra gợi ý giảm nhẹ các mục tiêu kiểm soát. Giảm nhẹ kiểm soát đường huyết ở đây không phải là từ bỏ điều trị, mà là để giảm nguy cơ xảy ra do điều trị”. 

Một báo cáo khác là nghiên cứu của Nancy Schoenborn thuộc Đại học Johns Hopkins. Kết quả điều tra được thực hiện trên 818 bệnh nhân trên 65 tuổi mắc bệnh tiểu đường loại 2 (tuổi trung bình 74,0 ± 6,8 tuổi, nam 53,7%). Trái với khuyến nghị trong hướng dẫn điều trị bệnh, có tới 60% đối tượng cho rằng liệu pháp tăng cường kiểm soát đường huyết là cần thiết. Nancy tìm ra rằng những người có suy nghĩ như vậy chính là những những người có tỷ lệ mắc bệnh lâu hơn. 

Về kết quả này, Schoenborn cho biết: “Người bệnh cần biết được lý do vì sao bác sĩ lại khuyên họ nên giảm nhẹ việc kiểm soát đường huyết”. Ông giải thích thêm: “Giảm kiểm soát đường huyết làm giảm nguy cơ tác dụng phụ và cải thiện chất lượng cuộc sống (QOL)”.

Hạ đường huyết là tác dụng phụ nghiêm trọng nhất liên quan đến việc tăng cường kiểm soát đường huyết, bao gồm các triệu chứng như run, đổ mồ hôi lạnh, cảm thấy hưng phấn, hay bị nhầm lẫn và chóng mặt. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA), tình trạng này có thể gây rối loạn nhịp tim và ngất xỉu. Trong trường hợp tồi tệ nhất có thể dẫn đến tử vong. Vì lý do này, ADA, Bộ Cựu chiến binh Hoa Kỳ và Học viện Lão khoa Hoa Kỳ đã đề xuất nới lỏng kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân có sức khỏe kém và tuổi thọ ngắn.

Joel Zonszein, Giám đốc Trung tâm Đái tháo đường lâm sàng, Trung tâm y tế Montefiore khuyến cáo: “Phòng chống hạ đường huyết là quan trọng hơn ở người lớn tuổi, có những loại insulin mới và các loại thuốc khác ít có nguy cơ hạ đường huyết. Đối với bệnh nhân, điều quan trọng là duy trì liên lạc với bác sĩ vì tình hình diễn biến bệnh của bạn có thể thay đổi bất cứ lúc nào. Hãy nói chuyện để bác sĩ nói cho bạn biết những rủi ro và lợi ích của việc điều trị hiện tại của bạn”.

Bạn đang xem bài viết:Nới lỏng việc kiểm soát đường huyết ở người cao tuổi giảm các nguy cơ xảy ra do điều trị” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ...
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Nhiều người hiểu nhầm rằng điều trị insulin là phương pháp chỉ dành cho...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Tác dụng phụ của insulin
Insulin là loại thuốc đặc hiệu giúp giảm lượng đường trong máu. Có thể...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Tác dụng phụ của insulin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer