Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch

Cỡ chữ:
A A
Tại Hội nghị khoa học thường niên lần thứ 58 của Hiệp hội tiểu đường Nhật bản được tổ chức từ ngày 21 – 24/ 5/ 2015 đã đề cập đến vấn đề quản lý rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường. 

1. Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Theo cách hiểu thông thường rối loạn lipid máu là tình trạng bất thường về số lượng và chất lượng của chất béo trong máu. Có thể xảy ra một hoặc nhiều các rối loạn sau: tăng cholesterol xấu (LDL cholesterol) hoặc giảm cholesterol tốt (HDL cholesterol), tăng chất béo trung tính trong máu (triglyceride). Nếu xuất hiện các bất thường, rối loạn lipid dễ dàng gây nên đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. 

Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch so với người bình thường là 2 – 4 lần. Trong khi đó bệnh về tim mạch xếp thứ 2 trong số các nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở một số nước trong đó có Nhật Bản. Các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch là rối loạn lipid máu do bệnh tiểu đường.

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch 1
Bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao (Ảnh: Internet)

Theo tiêu chuẩn ăn uống của Nhật Bản cần hạn chế lượng cholesterol là không cần thiết trong bữa ăn. 

Theo Hội xơ vữa động mạch Nhật Bản (Japan Atherosclerosis Society), hướng dẫn này chỉ hướng đến những người khỏe mạnh. Những người béo phì, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân bị tăng triglyceride máu thì cần thiết phải giới hạn khẩu phần hấp thụ hằng ngày, bệnh nhân bị cao huyết áp cần chú ý hơn đến lượng acid béo bão hòa và cholesterol. 

2. Phòng ngừa các biến chứng tim mạch

Lượng cholesterol dư thừa không bị đốt cháy khi tập thể dục sẽ tích tụ trong máu và mạch máu…dẫn đến sự tiến triển của xơ vữa động mạch.  Người bệnh tiểu đường có nguy cơ cao phát triển cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim, do đó giá trị mục tiêu kiểm soát lipid máu được thiết lập nghiêm ngặt. Để ngăn chặn sự khởi phát của xơ vữa động mạch, cần thiết phải chú ý tới lượng cholesterol và chất béo trung tính. 

Giá trị mục tiêu kiểm soát rối loạn lipid máu:

Bệnh nhân tiểu đường
Dự phòng sơ cấp (điều trị phòng ngừa bệnh động mạch vành)
Những người mắc bệnh động mạch vành
Phòng ngừa thứ phát (điều trị để ngăn ngừa tái phát và suy giảm bệnh động mạch vành)
LDL cholesterol Dưới 120 mg/dL Dưới 100 mg/dL
HDL cholesterol 40 mg/dL trở lên 40 mg/dL trở lên
Chất béo trung tính Dưới 150 mg/dL Dưới 150 mg/dL

Có thể nói cải thiện thói quen lối sống là quan trọng trong điều trị rối loạn lipid máu. Bởi những người mắc bệnh tiểu đường không kiểm soát cân nặng của mình (bị thừa cân, béo phì) sẽ có nhiều khả năng bị rối loạn lipid máu, cải thiện lối sống sẽ rất quan trọng trong điều trị rối loạn lipid máu. 

3. Lưu ý khi thực hiện lối sống lành mạnh

– Chế độ ăn giảm muối (sử dụng ít hơn 6 g/ngày), và cố gắng cân bằng thực phẩm truyền thống của Nhật Bản. Thực phẩm truyền thống của Nhật bản có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh xơ vỡ động mạch

– Hạn chế ăn quá nhiều và duy trì cân nặng thích hợp

– Hạn chế tiêu thụ thịt mỡ, các sản phẩm từ sữa, lòng đỏ trứng. Nên ăn nhiều các thức ăn như cá, các sản phẩm chế biến từ đậu nành, rau, hoa quả, rong biển

– Hạn chế uống rượu

– Tập thể lực ít nhất 30 phút mỗi ngày, có thể chọn bài tập nhẹ nhàng và đơn giản như đi bộ.

Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch 2
Nên chú ý đến vận động và bảo vệ sức khỏe (Ảnh: Internet)

Trong trường hợp nếu bạn đã cải thiện lối sống mà vẫn không đạt được giá trị mục tiêu, hoặc ở những người có bệnh nhân tiền sử như nhồi máu cơ tim,…thì điều trị bằng thuốc là cần thiết để kiểm soát chặt chẽ lượng lipid máu. 

Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu được sử dụng tùy thuộc tình trạng bệnh nhân, nhóm thuốc statin có tác dụng giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt và giảm triglycerid; nhóm thuốc fibrate có tác dụng hạ triglycerid mạnh, vì vậy tác dụng tốt với trường hợp tăng triglycerid. 

Trong nghiên cứu lâm sàng bệnh tiểu đường chứng minh rằng kiểm soát cholesterol bằng thuốc ngăn chặn được sự khởi phát các cơn đau thắt ngực và nhồi máu cơ tim. 

Bạn đang xem bài viết: “Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc Insulin do nhiều yếu tố khác nhau như...
Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường?
Nhiều phụ nữ nghĩ rằng “họ gầy nên không cần lo lắng đến bệnh...
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
Một cuộc khảo sát quy mô lớn với khoảng 8.000 người đã tiết lộ...
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Bệnh tiểu đường tuýp 2 có nhiều biến chứng nguy hiểm thường không có...
Hạ đường huyết
Bệnh tiểu đường là một bệnh mà lượng đường trong máu luôn ở mức...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Bệnh đái tháo đường phụ thuộc insulin
Người gầy cũng có thể bị bệnh tiểu đường?
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị mắc chứng trầm cảm
5 nhóm đối tượng có nguy cơ bị bệnh tiểu đường tuýp 2 
Hạ đường huyết
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer