Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?

Cỡ chữ:
A A
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển, bệnh nhân chưa chắc đã nắm được hết các triệu chứng. Điều này dễ dẫn đến tình trạng để bệnh phát triển, tình trạng tăng đường huyết kéo dài khiến các mạch máu bị tổn thương và gây biến chứng. 

1. Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?

1.1. Khi bệnh tiểu đường tiến triển

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là bệnh do lượng insulin tiết ra giảm hoặc tính hiệu quả của insulin kém nên lượng đường trong máu của cơ thể tăng lên.

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có ít triệu chứng ban đầu và khó nhận biết hơn nếu bệnh mới chỉ bắt đầu. Tuy nhiên nếu tình trạng tăng đường huyết liên tục trong một thời gian dài và bệnh tiểu đường càng tiến triển thì các triệu chứng cơ năng dần dần xuất hiện như: tăng số lần đi vệ sinh, cổ họng dễ khô và uống nhiều nước, cân nặng giảm…

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Cổ họng khô liên tục cũng là dấu hiệu ban đầu của bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

Cơ thể bệnh nhân trở nên dễ khát và hấp thụ nhiều nước hơn vì lượng nước tiểu tăng lên và lượng nước trong cơ thể giảm xuống để trả chỉ số lượng đường trong máu về giá trị bình thường bằng cách thải lượng đường trong máu ra từ nước tiểu cùng với nước. 

Ngoài ra, vì đường không được hấp thụ vào các tế bào và các cơ quan mà được thải ra cùng với nước tiểu, nên cơ thể bệnh nhân không thể lấy năng lượng cần thiết và cân nặng bị giảm.

1.2. Các triệu chứng chuyển biến xấu đột ngột 

Trong bệnh tiểu đường, có một biến chứng khởi phát cấp tính là nhiễm toan ceton do tiểu đường. Biến chứng này có thể xảy ra khi insulin thiếu trầm trọng hoặc nếu một lượng lớn hormone được tiết ra cản trở sự hoạt động của insulin. 

Nếu thiếu insulin, các tế bào và các cơ quan sẽ không thể hấp thụ được lượng đường cần thiết, nên cơ thể bắt đầu phân hủy chất béo thay thế. Trong quá trình phân hủy chất béo, “cơ thể ketone” đồng thời được tạo ra, biến chứng nhiễm toan ceton là do sự tăng lên của cơ thể ketone trong máu.

Biến chứng nhiễm toan ceton do đái tháo đường phổ biến ở bệnh tiểu đường tuýp 1, trong đó insulin hầu như không được tiết ra, nhưng nó cũng có thể xuất hiện ở bệnh tiểu đường tuýp 2.

Có thể nhận biết qua: cổ họng khô nhanh, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều, cân nặng giảm, rối loạn ý thức, đôi khi kèm theo đau bụng và buồn nôn, đôi khi là biến chứng đột ngột khởi phát và bệnh nhân rơi vào tình trạng hôn mê trong vài ngày, do đó cần điều trị khẩn cấp.

2. Lý giải cân nặng giảm khi bị tiểu đường

Bệnh tiểu đường tuýp 2 là do béo phì, điều này cho thấy bệnh tiểu đường có liên quan đến người béo. Tuy nhiên, ngược lại, trong các triệu chứng của bệnh tiểu đường có triệu chứng “cân nặng giảm”. 

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? 2
Cân nặng giảm có liên quan đến insulin (Ảnh: Internet)

Lý do là bởi khi chức năng của insulin kém đi, cơ thể không thể chuyển hóa đường hấp thụ từ bữa ăn thành năng lượng, và lượng đường trong máu của cơ thể tăng lên. Khi bệnh tiến triển,  đường sẽ trở thành năng lượng của cơ thể sẽ được thải ra dưới dạng nước tiểu, cơ thể sẽ thiếu dinh dưỡng và cân nặng bị giảm.

3. Các biến chứng nguy hiểm

Khi tình trạng tăng đường huyết liên tục, mạch máu bị tổn thương và xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến tính mạng. Cụ thể: 

– Bệnh thần kinh tiểu đường

Do các mạch máu ngoại biên bị tổn thương nên dây thần kinh cảm giác/vận động trở nên chậm và gây “Rối loạn thần kinh ngoại biên”. Hậu quả là, bàn chân có thể bị tê và chậm, nếu biến chứng trở nên nghiêm trọng có thể dẫn đến nhiễm trùng do chấn thương, gây ra “hoại tử” trong đó mô bị thối và chết.

– Bệnh võng mạc tiểu đường

Trên võng mạc phía bên trong mắt có một mao mạch, mao mạch này bị tắc hoặc chảy máu do tình trạng tăng đường huyết liên tục. Ngoài ra, nếu mạch máu bị tắc và oxy và chất dinh dưỡng cần thiết không đến được võng mạc, cơ thể sẽ tạo ra một mạch máu mới được gọi là “mạch máu mới” để cố gắng cung cấp dinh dưỡng và oxy. Mạch máu mới này dễ vỡ và dễ chảy máu hơn mạch máu bình thường. Bệnh võng mạc tiểu đường có thể gây ra xuất huyết ở đáy mắt, sưng võng mạc, và trong trường hợp xấu nhất bệnh nhân có nguy cơ bị mù.

Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? 3
Võng mạc tiểu đường là một biến chứng thường gặp (Ảnh: Internet)

– Bệnh thận do tiểu đường

Thận là bộ phận có chức năng lọc máu và thải các chất thải và nước không cần thiết như nước tiểu ra ngoài cơ thể nhờ bộ phận gọi là “tiểu cầu thận” được hình thành bằng cách thu thập các mao mạch dưới dạng hình cầu. Tuy nhiên, khi tình trạng tăng đường huyết vẫn tiếp diễn, tiểu cầu thận cũng bị tổn thương, chức năng thận giảm, và các triệu chứng như tăng huyết áp và sưng tấy xuất hiện. Nếu tình trạng thận tiến triển xấu đi sẽ dẫn đến suy thận, có thể cần chạy thận hoặc ghép thận.

– Xơ cứng động mạch

Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây tiến triển xơ cứng động mạch. Xơ cứng động mạch là một “trạng thái trong đó mạch máu trở nên cứng và độ đàn hồi bị mất”. Khi xơ cứng động mạch tiến triển, cholesterol và lipid bám vào bên trong thành mạch máu và tạo ra những cục lồi lên gọi là “mảng xơ”. Nếu mảng xơ bị vỡ, nghẽn mạch máu có thể xảy ra, dẫn đến nguy cơ “nhồi máu cơ tim” và “nhồi máu não”. Bệnh tiểu đường không chỉ gây ra các biến chứng mà còn là nguyên nhân gây ra các bệnh đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, các triệu chứng cơ năng gần như không xuất hiện, khi các triệu chứng xuất hiện rõ, có khả năng các biến chứng bệnh tiểu đường đã phát triển. Do đó, việc quản lý và điều trị đúng cách từ giai đoạn đầu của bệnh và phòng ngừa các biến chứng liên quan đến tính mạng là vô cùng quan trọng. Ngay cả những người không bị bệnh tiểu đường cũng nên tiến hành khám sức khỏe mỗi năm một lần hoặc nỗ lực trong việc cải thiện lối sống của bản thân.

Khi bệnh nhân cảm thấy các triệu chứng cơ năng, có khả năng bệnh tiểu đường đã tiến triển. Bệnh tiểu đường là một căn bệnh khó chữa khỏi khi đã phát bệnh. Ở giai đoạn đầu khi lượng đường trong máu bắt đầu tăng lên, bệnh nhân cần có biện pháp thích hợp để phòng ngừa các biến chứng. Mỗi năm một lần, hãy đi khám sức khỏe và cố gắng nắm rõ tình trạng của cơ thể mình.

Bạn đang xem bài viết:Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông
Bệnh chân tay lạnh, sưng, tê buốt là nỗi khổ đối với nhiều người...
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Block tim là một dạng rối loạn nhịp tim gây ảnh hưởng đến sức...
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Khi mùa hè đến, sự quan tâm của mọi người đến các ảnh hưởng...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Dịp cuối năm và đầu năm mới là thời điểm mà mọi người thường...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Người mắc bệnh tiểu đường nên chú ý tới bệnh tê buốt tay chân vào mùa đông
Kiểm soát lượng đường trong máu và huyết áp giúp phòng ngừa bệnh Block tim
Tắm nắng đúng cách để tạo vitamin D. Phương pháp chống lại tác hại của tia cực tím
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Những CHÚ Ý QUAN TRỌNG trong dịp cuối năm và đầu năm mới – Kiểm soát đường huyết
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường