Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Danh mục nội dung
1. Cải thiện chế độ ăn uống để ngăn ngừa tử vong
Cuộc khảo sát này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu của Đại học Washington, đây được cho là nghiên cứu có quy mô lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của hơn 130 nhà nghiên cứu đến từ 40 quốc gia. Đồng thời còn được đăng trên Tạp chí y khoa “The Lancet”.
Giáo sư Ashkan Afshin, thuộc Trung tâm Nghiên cứu đánh giá và tiêu chuẩn sức khỏe (IHME) của Đại học Washington cho biết: “Ăn uống không lành mạnh có thể là một vấn đề nghiêm trọng đối với bất cứ ai và dễ gây tử vong sớm, bất kể tuổi tác, giới tính, điều kiện địa lý, điều kiện kinh tế…”.
Trong nghiên cứu này, nguyên nhân tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh có đến 10,9 triệu ca tử vong trên toàn thế giới vào năm 2017, chiếm 22% số ca tử vong ở người trưởng thành. Số năm sống được điều chỉnh theo mức độ bệnh tật (DALYs), đại diện cho số năm bị mất do bệnh tật, tai nạn và tử vong sớm đã lên tới 255 triệu.
2. Gần 340.000 người chết bị bệnh tiểu đường do chế độ ăn uống không lành mạnh
Kết quả phân tích cho thấy nguyên nhân chính gây tử vong là bệnh tim mạch (CVD), sau đó là ung thư và tiểu đường. Chế độ ăn uống được thống kê có liên quan đến 997.300 trường hợp tử vong do bệnh tim mạch, 913.100 trường hợp tử vong do ung thư, 338.700 trường hợp tử vong do bệnh tiểu đường và 136.600 trường hợp tử vong do bệnh thận.
Bên cạnh đó, nguyên nhân từ việc hút thuốc có liên quan đến 8 triệu ca tử vong, huyết áp cao có 10.4 triệu ca tử vong. Từ con số này, chúng ta có thể thấy ảnh hưởng từ chế độ ăn uống còn nghiêm trọng hơn so với hút thuốc và tăng huyết áp.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng 3 yếu tố có tác động nhiều nhất đến chế độ ăn uống, cụ thể là:
- Ít hấp thụ ngũ cốc nguyên hạt, rau và ăn nhiều muối, ảnh hưởng đến 50% ca tử vong và 66% chỉ số DALYs.
- Ăn quá nhiều thịt bò, thịt lợn, thịt chế biến.
- Tiêu thụ quá nhiều tinh bột và chất béo ảnh hưởng đến 50% ca tử vong và 34% chỉ số DALYs.
3. Cải thiện chế độ ăn uống sẽ cứu hàng vạn người mỗi năm
Theo khảo sát của giáo sư Afshin và cộng sự, hơn 400.000 người chết vì bệnh tim mạch hàng năm ở Hoa Kỳ do ăn uống không lành mạnh. Tuy nếu thay đổi chế độ ăn với các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt, hạn chế ăn muối và chất béo, sẽ có hàng chục nghìn người có thể được cứu sống.
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Washington đã phân tích dữ liệu từ các Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Hoa Kỳ (NHANES) trong giai đoạn 1990 – 2012 để xem chế độ ăn uống ảnh hưởng đến bệnh tim mạch như thế nào. Kết quả cho thấy ăn uống là một trong những yếu tố gây tử vong ở 222.2100 đàn ông và 193.400 phụ nữ tại Trung Quốc.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) đã đưa ra khuyến nghị nên bổ sung nhiều các loại thực phẩm sau đây để cải thiện thói quen ăn uống:
- Rau và trái cây
- Các loại ngũ cốc chứa tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt
- Sữa và các chế phẩm từ sữa có ít chất béo
- Thịt gà bỏ da
- Cá
- Các loại hạt và các loại thực phẩm như đậu nành.
- Mặt khác, nên giảm thịt bò, thịt lợn và thịt chế biến có nhiều axit béo bão hòa.
Giáo sư Afshin cho biết: “Trên thế giới, việc phân phối thực phẩm không lành mạnh như thực phẩm chế biến và đồ ăn vặt đang ngày càng gia tăng. Để hạn chế tình trạng này, chính quyền cần có chính sách khuyến khích thay đổi lối sống như ăn uống”.
Để tăng lượng thức ăn lành mạnh, cần có các điều chỉnh trong các lĩnh vực khác nhau về chu trình cung cấp thực phẩm như sản xuất, chế biến, đóng gói và tiếp thị thực phẩm.
Đã có báo cáo việc tăng lượng hấp thụ protein từ thực vật như đậu nành và các loại đậu không chỉ làm giảm các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mà còn đem lại nhiều lợi ích cho môi trường toàn cầu.
Bên cạnh đó, không chỉ các loại thực phẩm chế biến mà cả thực phẩm tươi cũng đang được nhập khẩu và xuất khẩu nhiều hơn trên toàn thế giới. Chúng ta cần nâng cao nhận thức rằng về nhu cầu cấp thiết để cải thiện thực phẩm trên khắp các quốc gia.
Bạn đang xem bài viết: “Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh” tại Chuyên mục: “Tin tức“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)