Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì

Cỡ chữ:
A A
Một nghiên cứu mới được tiến hành trên 130 cặp vợ chồng ở Hoa Kỳ đã tiết lộ rằng: trong gia đình, nếu vợ/chồng kiểm soát được cân nặng thì người còn lại cũng có thể giảm cân. Người ta cũng phát hiện, nếu một trong hai người mắc bệnh tiểu đường thì người còn lại cũng có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường.

Như vậy có thể thấy, những người đang cố gắng cải thiện sức khỏe của họ không chỉ có thể giúp đỡ bản thân mà còn đang giúp đỡ những người khác.

1. Quá trình giảm cân có thể tạo nên những ảnh hưởng tích cực đến bạn đời của bạn

Trong cuộc sống gia đình, vợ chồng cùng có chung thói quen sinh hoạt, điển hình như bữa ăn. Vì vậy, nếu như một người thay đổi lối sống và quyết tâm kiểm soát cân nặng sẽ có thể ảnh hưởng tốt đến những người khác trong gia đình.

Giáo sư Amy Gorin (Khoa Tâm lý hành vi) tại Đại học Connecticut ở Hoa Kỳ cho biết, kiểm soát cân nặng không chỉ giúp ích cho bản thân mà còn đem lại nhiều lợi cho gia đình. Giáo sư Gorin cũng đang nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu tố môi trường và xã hội tác động đến việc giảm cân.

Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì
Nghiên cứu cho thấy: nếu vợ hoặc chồng thành công trong việc giảm cân, người còn lại cũng có khả năng giảm cân ngay cả khi họ không chủ động tham gia vào quá trình đó.

Nhóm nghiên cứu được tài trợ Weight Watchers – một doanh nghiệp chuyên cung cấp các khóa học quản lý cân nặng đã tiến hành phân chia và sắp xếp ngẫu nhiên các cặp đôi tham gia khảo sát vào 2 nhóm: nhóm tham gia khóa học giảm cân của Weight Watchers (trung bình 55,3 tuổi) và nhóm tự quản lý cân nặng (trung bình 52,5 tuổi) và tiến hành theo dõi trong 6 tháng.

Những người tham gia khóa học giảm cân được hướng dẫn một cách có hệ thống qua các công cụ trực tuyến. Nhóm người tham gia tự quản lý cân nặng được nhận những tài liệu liên quan đến việc giảm cân và tự thực hiện quản lý cân nặng của họ. Cả hai nhóm đều được các nhà nghiên cứu cung cấp đầy đủ các thông tin về việc ăn uống lành mạnh, tập thể dục và chiến lược quản lý cân nặng, bao gồm quản lý lượng calo của cả cơ thể, chất dinh dưỡng có chứa chất béo hay tinh bột và các chế độ ăn ít calo.

Kết quả là sau 6 tháng, nhóm tham gia khóa học giảm cân đã thành công giảm trung bình 4,5 kg và nhóm tự quản lý cân nặng đã giảm 3,23 kg. Ngoài ra, 32% vợ/chồng của những người tham gia đã giảm cân được cũng đạt được mức giảm cân trên 3% sau 6 tháng.

2. Nếu một người thay đổi hành vi, những người xung quanh cũng sẽ thay đổi

Nếu vợ/chồng nỗ lực trong điều trị để giảm cân thì khoảng 1/3 trong số bạn đời của những người đó sẽ giảm được 3% trọng lượng sau 6 tháng, mặc dù họ không tham gia điều trị và không thay đổi cuộc sống.

Những người béo phì hoặc thừa cân nếu có thể giảm được 3% trọng lượng cơ thể sẽ giúp cải thiện được lượng đường trong máu, huyết áp và lượng mỡ, đem lại những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

 Giáo sư Gorin cho biết: “Khi bạn thay đổi thói quen ăn uống và tập thể dục, dù thay đổi theo hướng tích cực hay tiêu cực đều sẽ tác động đến thành viên gia đình. Trong các cặp vợ chồng, nếu một người khỏe mạnh, thì người kia cũng sẽ trở nên khỏe mạnh. Đây không phải là chuyện hiếm gặp vì gia đình là nơi dễ chia sẻ những “hiệu ứng lan truyền. Đối với việc điều trị các căn bệnh liên quan đến lối sống như bệnh tiểu đường hay béo phì, có nhiều trường hợp nếu một thành viên trong gia đình cố gắng, thì các thành viên khác trong gia đình sẽ dễ bị lôi kéo theo và cả hai đều trở nên khỏe mạnh. Một người thay đổi thì những người xung quanh cũng sẽ thay đổi”.

Các nhà nghiên cứu cũng thấy rằng, việc nỗ lực kiểm soát cân nặng trong các cặp vợ chồng có xu hướng ảnh hưởng lẫn nhau. Nói cách khác, trong gia đình, nếu một người giảm cân dễ dàng thì người còn lại cũng sẽ có thể giảm cân mà không cần quá cố gắng, nhưng nếu một người gặp khó khăn trong quá trình này thì người còn lại cũng sẽ rất khó để giảm cân.

Giáo sư Gorin nói: “Về mặt tích cực, vợ/chồng sẽ bắt chước hành vi của đối phương, chăm chỉ kiểm tra cân nặng hơn, từ đó dần dần tự bản thân cũng sẽ tính toán lượng calo và chọn các chế độ ăn ít chất béo”.

3. Hãy cẩn thận nếu một nửa của bạn mắc bệnh tiểu đường

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng: “Nếu bạn đời của bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, có nhiều khả năng bạn cũng sẽ mắc căn bệnh này”.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường có liên quan đến yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sống. Người ta cho rằng khi có các thành viên gia đình và người thân bị tiểu đường, bạn cũng có nhiều khả năng mắc căn bệnh này hơn những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường.

Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì 2
Vợ chồng có chung môi trường sống và thói quen ăn uống có khả năng cùng mắc bệnh tiểu đường

Vợ chồng ngay cả không có liên quan về mặt huyết thống nhưng lại có chung thói quen sống có khả năng gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Các cặp vợ chồng có thể có chung yếu tố về môi trường sống như ăn quá nhiều, thiếu tập thể dục, béo phì, lão hóa, căng thẳng…

Một cuộc khảo sát quốc tế được tiến hành trên 75.498 cặp vợ chồng đã phát hiện ra rằng, nếu vợ/chồng của bạn mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường của cá nhân người đó cũng sẽ tăng 26%.

4. Học cách thay đổi lối sống của cả vợ và chồng

Theo ông Kaberi Dasgupta, Trung tâm Y tế Đại học McGill ở Canada: “Nếu vợ/chồng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, bản thân bạn cũng có khả năng mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có người phối ngẫu mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường. Nếu vợ/chồng của bạn mắc bệnh tiểu đường, hãy coi đây như cơ hội để cả hai vợ chồng cùng nhau cải thiện lối sống. Cả hai không nên bỏ qua các cơ hội kiểm tra sức khỏe và cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ”.

Cải thiện lối sống như chế độ ăn uống và tập thể dục là việc không thể thiếu trong điều trị bệnh tiểu đường. Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường  cần phải thử thách bản thân để thay đổi cuộc sống hàng ngày. Nếu bạn đời của bạn có hiểu biết về bệnh tiểu đường, quá trình điều trị của bạn cũng sẽ tiến hành dễ dàng hơn. 

Bạn đang xem bài viết: “Vai trò của người bạn đời trong các phương pháp cải thiện tiểu đường và chống béo phì” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Tình trạng tăng đường huyết ẩn trong đó mức đường huyết tăng cao đột...
Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường thường phải chú ý đến các chế độ ăn...
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Trung tâm Y tế Tuổi thọ Sức khỏe Tokyo đã tiến hành phân tích...
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Nhật Bản có tỷ lệ phụ nữ gầy cao nhất trong số các nước...
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, nhưng...
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ...
Cải thiện tình trạng tăng đường huyết ẩn với chế độ ăn uống “Soybean first”
Mẹo nấu ăn đơn giản cho người mắc bệnh tiểu đường
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Ăn kiêng và thiếu vận động tăng nguy cơ tiểu đường – Có phải chỉ cần gầy là có sức khỏe tốt? Ngay cả phụ nữ có cơ địa gầy cũng không thể chủ quan
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường