Những lưu ý về vị trí tiêm insulin từ A-Z

Cỡ chữ:
A A
Chủ đề “Những lưu ý về vị trí tiêm insulin” đã được nhắc đến sơ qua ở những bài viết trước đây. Bài viết này sẽ đi sâu hơn, để bệnh nhân có thể hiểu rõ về cách tiêm insulin đúng cách.

1. Tiêm insulin ở đâu?

Đây là vấn đề phổ biến hàng ngày khi bệnh nhân tiểu đường không biết nên tiêm insulin ở đâu. Chẳng phải có thể tiêm ở những vị trí tiêm thông thường sao? Đúng vậy. Mỗi ngày, nếu cần tiêm 1 vài lần, có thể tiêm tại những vị trí tiêm insulin thông thường.

Vị trí thường được tiêm là ở bên trái hoặc bên phải rốn, ở đùi hoặc ở cánh tay trái.

Bệnh nhân nên thử dùng tay kiểm tra liệu các phần thường tiêm này có phồng lên không. Bởi trong một bài báo được đăng ở tạp chí y khoa nổi tiếng cách đây một hoặc hai năm, hình ảnh chụp CT bụng được đăng lên đã chỉ ra sự giống nhau về phần phồng lên dưới da ở bên trái và bên phải của rốn. Và phần phồng lên này được gọi là “Insulin ball”, tuy nhiên chính xác đây là hiện tượng xuất hiện khi bệnh nhân tập trung tiêm insulin vào một chỗ.

Tiêm insulin vào những phần phồng lên này sẽ không gây đau cho người bệnh, vì vậy bệnh nhân thường lặp lại việc tiêm insulin vào những vị trí thường tiêm đó.

Những lưu ý về vị trí tiêm insulin
Những lưu ý về vị trí tiêm insulin

2. Tại sao không nên tiêm liên tục ở 1 vị trí?

Phần phồng lên của các mô dưới da được cho là mô mỡ và mô xơ, tuy nhiên nếu tiêm insulin vào những phần này, sự hấp thu từ dưới da tới các mao mạch chậm hơn so với trường hợp tiêm insulin vào những chỗ khác.

Điều gì sẽ xảy ra nếu hấp thu insulin kém? Nếu insulin này là insulin tiêm trước bữa ăn, chỉ số đường huyết sau bữa ăn sẽ tăng lên trước, sau đó lượng insulin tiêm vào sẽ tuần hoàn trong máu và phát huy tác dụng giảm lượng đường trong máu, sau khi ăn 3 giờ, 4 giờ không có bất thường gì xảy ra, hiệu quả của insulin tốt hơn và lượng đường trong máu giảm xuống, đây là cơ chế hoạt động rất phổ biến.

Gần đây, cũng có những người thay đổi vị trí tiêm và giảm lượng insulin tiêm xuống khoảng hai phần ba.

Những lưu ý về vị trí tiêm insulin 4
Chuyên gia tư vấn về vấn đề tại sao không nên tiêm insulin liên tục tại 1 chỗ

Insulin có thể bị chảy ra từ vị trí tiêm

Ngoài ra, nếu bệnh nhân liên tục tiêm cùng một chỗ, da của phần đó sẽ trở nên cứng hơn.

Sau đó, hiện tượng phổ biến xảy ra đó là khi cắm kim tiêm và dù rút kim sau khi đếm từ 5 đến 10, dung dịch insulin được tiêm vào da vẫn chảy ra ngoài. Có những lúc lượng chảy ra là 1 hoặc 2 đơn vị, nhưng với những người tiêm nhiều thì sẽ bị chảy ra nhiều hơn.

Dùng bông tẩm cồn để hút

Đối với những người có thói quen dùng bông tẩm cồn để thấm sau khi rút kim tiêm ra và dùng bông để hút khi có hiện tượng mao dẫn, trong một cuốn sách hướng dẫn bệnh nhân ở Anh đã viết rằng: dù tiêm ở vị trí nào, sau khi rút kim ra, không cần phải ấn hoặc thấm bông tẩm cồn vào phần đó.

Bởi nếu dùng bông tẩm cồn để hút, khi muốn tiêm 20 đơn vị và dù tiêm phù hợp với lượng 20 đơn vị cũng xảy ra trường hợp 20 đơn vị insulin không hấp thụ hết vào trong mô dưới da. Và tất nhiên, lượng đường trong máu sẽ không giảm nhiều như mong muốn. Lúc này nhiều người sẽ nghĩ 20 đơn vị là chưa đủ, lần sau sẽ tiêm 22 đơn vị. Nếu insulin không bị chảy ra từ dưới da, lượng đường trong máu có thể giảm.

Những lưu ý về vị trí tiêm insulin 3
Bông tẩm cồn dùng để sát trùng

Lượng tiêm thích hợp là bao nhiêu?

Bệnh nhân thường không để ý đến lượng insulin bị chảy ra và luôn băn khoăn tại sao lượng đường trong máu không giảm xuống, từ đó có suy nghĩ thắc mắc không biết lượng insulin bao nhiêu là phù hợp với bản thân và tiêm nhiều có hạ đường huyết không. Ngoài ra, bệnh nhân còn có suy nghĩ rằng những giá trị đo được không còn đáng tin cậy nữa.

Đây là những vấn đề thường gặp ở bệnh nhân điều trị insulin. Bệnh nhân thường bồn chồn, cảm thấy lo lắng về những gì đang xảy ra với bản thân và trở nên không tin bất cứ điều gì bác sĩ nói.

Những lưu ý về vị trí tiêm insulin 2
Bác sĩ tư vấn về cách tiêm insulin và liều lượng insulin phù hợp

3. Nếu insulin chảy ra từ dưới da

Những người tiêm insulin trong nhiều năm sẽ luôn tiêm vào những vị trí thường tiêm. Dù tiêm ở vị trí nào, việc insulin bị chảy ra đều có thể xảy ra.

Trong những trường hợp như vậy thì nên làm thế nào? Có một phương pháp là tính toán trước lượng bị chảy ra và tiêm lượng lớn hơn.

Hãy cố gắng xoa lên xuống phần da tại chỗ tiêm, sau đó tiêm insulin vào. Do phần da bị tiêm sẽ trở về trạng thái ban đầu sau khi tiêm xong và rút kim ra nên sẽ xuất hiện một lớp “ngăn cách” giữa lỗ cắm kim tiêm và phần da bị tiêm, điều này có thể ngăn ngừa việc insulin bị chảy ra.

Ý tưởng này đưa ra từ rất lâu trong sổ tay hướng dẫn tiêm insulin của Hiệp hội Tiểu đường Anh (Diabetes UK).

Điều quan trọng cần chú ý khi tiêm insulin là vị trí tiêm insulin. Tránh việc luôn luôn tiêm cùng một chỗ và luân phiên thay đổi các vị trí tiêm.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Khi bệnh nhân tiểu đường điều trị bệnh bằng các loại thuốc sai cách có...
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Danh mục nội dung1. Bệnh tiểu đường – quá trình tiến triển và điều...
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người...
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tăng đường huyết. Bài viết sẽ...
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản đã đưa ra kiến nghị kêu gọi...
Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết
Mới đây, các nhà nghiên cứu sinh học của Đại học California tại Los...
Hiểu về các loại thuốc cho bệnh tiểu đường
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Phát triển loại “Smart Insulin” có thể ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường