Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Danh mục nội dung
1. Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới lý giải cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì
Cơ xương chiếm diện tích lớn trong cơ thể từ 30% đến 40%, hỗ trợ con người trong các hoạt động thể chất thông qua quá trình vận động và trao đổi chất, là bộ phận vô cùng quan trọng giúp kéo dài tuổi thọ. Bên cạnh đó, cơ xương cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa đường thành năng lượng.
Tầm quan trọng của cơ xương là điều không thể phủ nhận, nhưng cơ xương cũng có nguy cơ giảm do các nguyên nhân như: lão hóa, lười vận động, chế độ ăn uống không lành mạnh, đặc biệt tình trạng cơ xương giảm sẽ trở nên nghiêm trọng hơn đối với các bệnh nhân béo phì và bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên, cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì từ trước đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết.
Do đó, để làm sáng tỏ cơ chế này, nhóm nghiên cứu của Trung tâm Y tế Kyoto và Đại học Khoa học Sức khỏe đã tiến hành nghiên cứu cơ chế giảm cơ xương trên đối tượng là các bệnh nhân béo phì thuộc Trung tâm y học Kyoto, nơi tập trung nhiều bệnh nhân béo phì và tiểu đường nhất Nhật Bản.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu bao gồm Trưởng Khoa nghiên cứu Asaha Tetsuko thuộc Trung tâm nghiên cứu lâm sàng, Trung tâm y học Kyoto thuộc cơ quan Bệnh viện nhà nước; Giảng viên Tanaka Masashi thuộc Khoa Khoa học sức khỏe Ngành vật lý trị liệu, Trường Đại học Khoa học Sức khỏe và được công bố trên tạp chí online “Diabetes Research and Clinical Practice”.
>> Xem thêm chi tiết: “Phòng ngừa và điều trị loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường“
2. Mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương với bệnh tiểu đường và béo phì
Nhóm nghiên cứu đã tiến hành phân tích thành phần cơ thể (cân nặng, chu vi bụng, khối lượng cơ xương, lượng chất béo,…) và các chỉ số trong xét nghiệm máu (chỉ số chuyển hóa glycolipid, dấu hiệu viêm,…) của bệnh nhân béo phì. Sau đó xác định các phân tử có liên quan đến hiện tượng giảm cơ xương.
Theo kết quả nghiên cứu, nhóm nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ mật thiết giữa phân tử myostatin (*) với khối lượng cơ xương và hàm lượng insulin, họ cho rằng: “Nồng độ insulin (**) trong máu càng cao thì lượng phân tử myostatin càng tăng lên”. Đây là một kết luận mà từ trước đến nay chưa có chuyên gia hoặc nhóm chuyên gia nào công bố trên thế giới.
(*) Myostatin là loại phân tử chủ yếu được tạo ra ở cơ xương. Thông thường, myostatin chứa hoạt tính làm giảm cơ xương, có tác dụng duy trì sự cân bằng của hoạt động thể chất bằng cách điều chỉnh lượng cơ xương vừa đủ.
(**) Insulin sinh ra ở tuyến tụy sẽ tác dụng lên cơ xương và có chức năng thúc đẩy hấp thu đường với vai trò điều chỉnh lượng đường trong máu. Bệnh nhân tiểu đường và béo phì thường có tình kháng insulin cao. Kháng insulin là trạng thái tính nhạy của các tế bào nhận tác dụng của insulin giảm. Tính kháng insulin là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường, nhưng đồng thời cũng gây ra tình trạng nồng độ insulin trong máu cao do lượng lớn insulin được tiết ra bổ sung cho lượng insulin không hiệu quả.
3. Phát triển hướng điều trị mới ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2
Kết quả nghiên cứu ở trên đã chỉ ra rằng tình trạng béo phì trầm trọng gây ra hiện tượng kháng insulin làm tăng nồng độ insulin trong máu, từ đó hàm lượng phân tử myostatin gây giảm cơ xương cũng tăng theo.
Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy rằng mối tương quan giữa lượng insulin và lượng “myostatin” không bị ảnh hưởng bởi lượng cơ xương tạo ra “myostatin”. Nói cách khác, dù khối lượng cơ xương là như nhau, nhưng nếu tình trạng béo phì ngày càng trầm trọng cũng như tác dụng của insulin xấu đi, thì hàm lượng phân tử myostatin cũng sẽ tăng lên. Như vậy nguy cơ giảm cơ xương từ đó cũng tăng theo.
Với vòng tuần hoàn như thế, nguy cơ biến chứng như xơ cứng động mạch, bệnh tim mạch và mất trí nhớ cũng tăng cao.
Như vậy, trong tương lai, các chuyên gia ngành y học thế giới có thể sẽ phát triển một phương pháp điều trị mới có hiệu quả trong việc ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cũng như các biến chứng của bệnh tiểu đường (xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch, suy giảm trí nhớ…) bằng cách duy trì cơ xương với mục tiêu điều trị là kiểm soát hàm lượng phân tử myostatin.
Tóm lại, nghiên cứu trên đã cho thấy rằng bệnh nhân béo phì và tiểu đường tuýp 2 là đối tượng có khả năng bị tăng nồng độ insulin trong máu gây tăng lượng phân tử myostatin, dẫn đến tình trạng cơ xương giảm. Và trong tương lai, các chuyên gia ngành y học thế giới có thể ngăn ngừa bệnh béo phì và tiểu đường tuýp 2 cũng như các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường bằng cách duy trì cơ xương.
Bạn đang xem bài viết: “Phát hiện mối liên hệ giữa cơ chế giảm cơ xương ở bệnh nhân tiểu đường và béo phì” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)