Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống

Cỡ chữ:
A A
Trong điều trị tiểu đường, nhiều bệnh nhân đái tháo đường thường phải tự tiêm insulin khá nhiều lần mỗi ngày. Tuy nhiên, đã đến lúc thuốc uống insulin thay thế cho phương pháp tiêm insulin truyền thống.

Bác sĩ tiêu hóa Giovani Traverso, đồng thời cũng là giảng viên Khoa Kỹ thuật Cơ khí, Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT) của Hoa Kỳ, đã phát minh ra một công nghệ mới để đóng gói thuốc con nhộng. Cụ thể, sáng chế đã được công bố trên trang web của tạp chí y khoa “Nature Medicine” vào ngày 7 tháng 10.

Các loại thuốc làm từ protein, ví dụ tiêu biểu như insulin– một loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường, thường sẽ không đem lại tác dụng nếu được đưa vào bằng đường uống do nó sẽ bị phân hủy trong ống tiêu hóa ngay khi đi vào bụng. Vì vậy, các bệnh nhân tiểu đường cần insulin trong quá trình điều trị sẽ phải tự tiêm insulin mỗi ngày. Tuy nhiên, công nghệ đóng gói thuốc mới sẽ giải quyết được vấn đề này. Nhờ phát minh này, các loại thuốc làm từ protein như insulin sẽ không bị phân hủy ở trong ống tiêu hóa mà sẽ được đưa xuống và hòa tan ở thành ruột non nên cơ thể có thể hấp thụ được.

Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống 1
Thuốc uống đưa insulin vào cơ thể thay thế cho phương pháp tiêm truyền thống là gì?

Theo giáo sư Traverso, ruột non có diện tích bề mặt là là 250m², rộng bằng diện tích của sân tennis và đây là nơi hấp thụ nhiều loại thuốc uống vào cơ thể. Ngoài ra, vì ruột non không có thụ cảm thể nhận cảm đau nên có thể đưa các loại thuốc sử dụng kim tiêm vào ruột non mà không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Viên thuốc con nhộng này dài khoảng 30mm và được phủ một loại polymer để có thể chịu được môi trường có tính axit cao của dạ dày với độ pH vào khoảng 1.5-3.5. Khi đi qua dạ dày và đến ruột non, độ pH sẽ tăng lên 6. Môi trường bên trong ruột non sẽ làm viên thuốc vỡ ra và làm ba “cánh quạt” bị gập lại ở bên trong viên con nhộng mở ra. Các “cánh quạt” này có gắn kim tiêm siêu nhỏ chỉ dài 1mm và có thể tự tiêu. Khi mở ra, chúng sẽ bám vào thành ruột non, sau đó kim tiêm sẽ phân giải để tiêm insulin. Khi tiêm xong, các “cánh quạt” sẽ bị tách ra và được đào thải ra ngoài cơ thể.

Trong các thí nghiệm về tác dụng của thuốc được thực hiện ở lợn, các chuyên gia đã xác định được insulin đi vào cơ thể qua đường uống có thể được đưa vào máu với tốc độ tương đương với phương pháp tiêm, và cũng có tác dụng giảm mức đường huyết nhanh chóng. 

Giáo sư Traverso phát biểu về công nghệ này: ““Có thể uống thuốc thay vì tiêm insulin trong điều trị bệnh là một động lực lớn cho sự phát triển mà cả bệnh nhân và chuyên gia y tế đều mong muốn.”

Ngoài ra, về các mối lo ngại liên quan đến việc uống thuốc có thể làm thủng hay tắc nghẽn ruột non, các chuyên gia cũng đã thực hiện một số xét nghiệm an toàn trên động vật hoặc mô người. Họ thấy rằng uống thuốc không gây ra tác dụng phụ, và các “cánh quạt” sau khi bị tách ra cũng được cơ thể đào thải hết.

Trong thí nghiệm này, nhóm nghiên cứu đã sử dụng insulin để chứng minh cho công nghệ đóng gói thuốc mới này, nhưng họ cũng cho biết thêm, công nghệ này có thể được áp dụng cho các loại thuốc khác như chế phẩm hormone, thuốc enzyme, thuốc kháng thể, thuốc axit nucleic và vắc-xin.

Ông Traverso cho biết: “Chúng tôi đang hợp tác chặt chẽ với các nhà nghiên cứu khác để tìm ra cách sử dụng khác giúp đem lại hiệu quả lớn hơn nữa”.

Bạn đang xem bài viết: “Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất” tại Chuyên mục:Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Chủ đề ngày Đái tháo đường Thế Giới (14/11) năm 2018 là “Gia đình và bệnh đái tháo đường”
Ngày 14/11 được Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF) chọn là ngày...
Phát hiện protein ức chế sự bài tiết insulin. Hy vọng về loại thuốc điều trị mới
Nhóm nghiên cứu của Đại học Osaka đã làm sáng tỏ chức năng của...
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Bệnh tiểu đường được công nhận là bệnh quốc gia, và số lượng bệnh...
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Theo một cuộc khảo sát, hàng năm trên thế giới có 11 triệu người...
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Báo cáo trong các nghiên cứu trước đây có chỉ ra rằng tính kháng...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Chủ đề ngày Đái tháo đường Thế Giới (14/11) năm 2018 là “Gia đình và bệnh đái tháo đường”
Phát hiện protein ức chế sự bài tiết insulin. Hy vọng về loại thuốc điều trị mới
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Phát hiện cơ chế liên kết giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh Alzheimer
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường