Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm

Cỡ chữ:
A A
Trong nhiều ngày vừa qua, Hà Nội tiếp tục đứng đầu danh sách các thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đặc biệt ngưỡng không khí hiện tại đã nằm ở mức cực kỳ nguy hiểm. 

Chỉ số ô nhiễm của không khí tăng cao

Theo ghi nhận của hệ thống quan trắc từ ngày 30/9, tình trạng ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng, chỉ số AQI đã chạm mốc 228 ở thời điểm 10h (theo số liệu của trang Airvisual), lúc 6h sáng, chỉ số AQI là 289. Cụ thể một số điểm ở mức cao nhất là 5 điểm quan trắc tính đến thời điểm 8h ngày 30.9, trên ứng dụng thời tiết Air Visual như sau:

  1. Phố Tây Hồ: 302 (màu nâu, mức nguy hại cho sức khoẻ, cần tránh hẳn việc ra ngoài).
  2. Đường Tô Ngọc Vân: 275
  3. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội: 194.
  4. Hàng Đậu: 187.
  5. Minh Khai, Bắc Từ Liêm: 186.

Sang đến ngày 1/10, mức báo động đã chuyển sang màu tím, chỉ số AQI là 302, đây thực sự là một mức độ cực kỳ nguy hiểm. Một số tỉnh như Thái Bình, Hải Phòng, Bắc Ninh cũng có chỉ số ô nhiễm cao lần lượt là 239, 227, 229. Hai tỉnh Hưng Yên và Hải Dương cũng chịu chung “số phận” khi AQI đo được vào lúc 10h sáng nay ngày 1/10 tại 2 địa phương này là 207 và 202. Trang Airvisual lấy duy nhất số liệu quan trắc không khí từ trạm Đại sứ quán Mỹ.

Theo đó, ở hai thành phố là Hà Nội và Hồ Chí Minh có sự tồn tại của bụi mịn PM 2.5, hay còn gọi là dạng siêu mịn, chứa các thành phần như cacbon, Sunphua, Nitơ và các hợp chất kim loại khác, lơ lửng trong không khí. Trong đó, chỉ số bụi mịn riêng tại thành phố Hà Nội là 238,4 µg/m3 (cao gấp 10 lần quy chuẩn quốc gia là 25 µg/m3).

Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm 1
Chất lượng không khí ở Hà Nội tiếp tục đứng đầu toàn thế giới (ảnh: Arivisual)

Không khí ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân

Tình trạng không khí ô nhiễm ở các thành phố đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân, điều này là do chất lượng không khí đang có dấu hiệu suy giảm tới ngưỡng kém và xấu.

Ông Vũ Văn Giáp, phó giám đốc Trung tâm hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cảnh báo do bụi mịn tồn tại với tần suất lớn, khiến người dân gặp nhiều khó khăn trong hô hấp, từ đó dẫn đến việc số  bệnh nhân nhập viện do tim mạch, hô hấp cũng tăng cao.

“Những người bị ảnh hưởng đầu tiên và rõ rệt nhất là người có sẵn bệnh lý tim mạch, hô hấp. Người bệnh thấy khó thở, ho nhiều hơn, kèm theo tức nặng ngực và các dấu hiệu của một đợt bệnh cấp tính” – ông Giáp nói.

Không chỉ vậy, những hạt bụi mịn này khiến các phương tiện giao thông di chuyển khó khăn, không khi mờ đi, tầm nhìn bị giảm. Tình trạng này xuất hiện khi thời tiết có độ ẩm cao, cho dù đeo khẩu trang cũng khó cải thiện được khả năng bị xâm nhập của bụi. Khi thấm vào cơ thể, bụi mịn sẽ nhanh chóng thẩm thấu thẳng vào các mạch máu, đến các cơ quan nội tạng gây ra các chứng bệnh về hô hấp, thần kinh, tim mạch. Triệu chứng nhẹ sẽ là hắt hơi, sổ mũi, cay mắt, khó thở, ho kéo dài. Đối với một số người bị nặng sẽ bị viêm phổi, viêm phế quản, phổi tắc nghẽn hay thậm chí là cả ung thư.

Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm 2
Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân (ảnh: Internet)

Hầu hết người dân Việt Nam có thói quen sử dụng khẩu trang y tế khi ra đường nhưng đều là khẩu trang hạn chế về lớp ngăn bụi hoặc khẩu trang vải. Loại khẩu trang có thể dùng ngăn được bụi PM 2.5 cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng, vì vậy các trung tâm y tế khuyến cáo nên tích cực sử dụng đảm bảo tốt nhất cho đường hô hấp. 

Ô nhiễm không khí còn ảnh hưởng và là yếu tố nguy cơ cao có khả năng dẫn đến bệnh tiểu đường. Năm 2016, Trường Y khoa Đại học Washington ở St Louis, Missouri, Mỹ đã tiến hành một nghiên cứu về bệnh tiểu đường và mối liên hệ với ô nhiễm không khí. Theo đó, cứ 7 ca mắc bệnh tiểu đường thì có 1 ca do ô nhiễm không khí. Nghiên cứu này được công bố trên tạp chí Lancet Planetary Health và được coi là nghiên cứu đầu tiên được thực hiện để đo lường số ca bệnh tiểu đường xuất phát từ nguyên nhân ô nhiễm trên toàn thế giới.

Không khí ngày càng ô nhiễm, người dân, đặc biệt là người già, trẻ nhỏ, những người có tiền sử bị bệnh hô hấp mạn tính đều đứng trước nỗi lo về sức khỏe.

Bên cạnh việc sử dụng các biện pháp phòng chống cơ bản như đeo khẩu trang khi ra ngoài, các chuyên gia khuyến cáo người dân nên bổ sung thực phẩm dinh dưỡng để nâng cao sức khỏe, tăng sức đề kháng, đặc biệt là ăn rau xanh, các loại hoa quả trái cây.

Bạn đang xem bài viết: “Hà Nội ô nhiễm nặng, không khí nằm ở ngưỡng đặc biệt nguy hiểm” tại Chuyên mục: “Tin tức“.

https://kienthuctieuduong.vn/

Nguồn: Tổng hợp

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Một cuộc khảo sát tiến hành trên các bệnh nhân Nhật Bản đã làm...
Tác dụng của enzyme AMPK trong quá trình điều trị tiểu đường
Tập thể dục hoặc uống các loại thuốc điều trị tiểu đường như metformin...
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Danh mục nội dungHội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường...
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thiết lập 5 mục tiêu toàn...
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Nghiên cứu của Đại học Y tế Công cộng Harvard, Hoa kỳ khẳng định...
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Từ trước đến nay, tiểu đường tuýp 1 vẫn thường được coi là căn...
Người mắc đồng thời bệnh tiểu đường và ung thư có khả năng bị mất trí nhớ cao?
Tác dụng của enzyme AMPK trong quá trình điều trị tiểu đường
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Các chất phụ gia trong thực phẩm chế biến sẵn có làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2?
Một nửa số bệnh tiểu đường tuýp 1 phát bệnh sau 30 tuổi
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường