Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Phần lớn những người đang bị bệnh tiểu đường cảm thấy những “chứng trầm uất trong tiểu đường” là một gánh nặng tâm lý rất lớn. Bài viết này sẽ phân tích để tìm ra các biện pháp giảm thiểu gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường này.

1. Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường là rất lớn

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu, trọng lượng cơ thể, huyết áp, mỡ máu và duy trì chất lượng cuộc sống như những người khỏe mạnh. Do đó, bệnh nhân phải mất rất nhiều thời gian và công sức trong việc điều trị bệnh.

Điều trị bệnh tiểu đường không phải chỉ là dùng thuốc, tiêm insulin hàng ngày, điều trị bằng liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động và quản lý việc đo đường huyết mà còn kết hợp với việc tiếp nhận khám và điều trị bởi bác sĩ định kỳ, thậm chí chia sẻ để nhận sự thấu hiểu từ gia đình và nơi làm việc.

Nhiều bệnh nhân cho rằng những ngày sống với bệnh tiểu đường là một gánh nặng và luôn có cảm giác nặng nề không lý giải được, đôi khi còn có cảm giác thất bại. Gánh nặng tâm lý đè lên bệnh nhân tiểu đường được gọi là “chứng trầm uất trong tiểu đường” (diabetes distress) và đặc biệt thường gặp ở những bệnh nhân sử dụng insulin.

Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường 1
Gánh nặng tâm lý của bệnh tiếu đường là rất lớn

2. Nhiều bệnh nhân tự mình chịu đựng gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường

Để duy trì sức khỏe của bệnh nhân tiểu đường và tạo một cuộc sống tốt hơn, cần có biện pháp giảm nhẹ “chứng trầm uất trong bệnh tiểu đường” và nên tham khảo ý kiến của nhiều chuyên gia y tế về điều trị bệnh tiểu đường. Các biện pháp giúp khôi phục cảm xúc tiêu cực như vậy hiện đang được tìm kiếm.

Giáo sư Laurence Fischer của Trung tâm nghiên cứu bệnh tiểu đường – University of California San Francisco cho rằng “Bệnh tiểu đường là căn bệnh mà bệnh nhân cần phải tự quản lý sức khỏe mỗi ngày và có đặc trưng dễ gây căng thẳng cho người bệnh”.

Giáo sư Fischer nói “Phần lớn những bệnh nhân tiểu đường dù chưa được chẩn đoán bị trầm cảm nhưng luôn xuất hiện trong trạng thái tiêu cực giống bệnh trầm cảm như lo âu, căng thẳng. Điều ngạc nhiên là rất nhiều bệnh nhân tiểu đường xuất hiện tình trạng như vậy”.

Những bệnh nhân đang sống chung với bệnh tiểu đường phải gặp rất nhiều khó khăn như gánh nặng về thể chất và gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường – một bệnh mãn tính, những lo lắng về cuộc sống và chi phí y tế. Mỗi bệnh nhân sẽ có những khó khăn khác nhau và rất nhiều bệnh nhân chọn cách đơn độc tự mình chống chọi mà không chia sẻ với bác sĩ.

3. Chỉ số HbA1c chuyển biến xấu nếu có “chứng trầm uất trong tiểu đường”

Stephanie Fonda của phòng nghiên cứu bệnh tiểu đường, trung tâm y tế quân đội quốc gia Walter Reed nói rằng “Bệnh tiểu đường sẽ tiến triển không ngừng nghỉ mỗi ngày. Bệnh nhân phải luôn luôn đối mặt với bệnh tiểu đường. Do đó phần lớn bệnh nhân đều cảm thấy rất mệt mỏi khi bị bệnh”.

Phần lớn bệnh nhân cảm thấy mệt mỏi trong việc phải duy trì điều trị thích hợp và giao tiếp với bác sĩ. Và có nhiều người bệnh cảm thấy nghi ngờ rằng “Người khác có thực sự hiểu bệnh tiểu đường của mình không?”

“Chứng trầm uất trong tiểu đường” là hiện tượng thường xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường, theo giáo sư Fischer, sau 18 tháng từ khi bệnh tiểu đường khởi phát, 1/2 ~ 1/3 bệnh nhân tiểu đường có hiện tượng trên. Và ở những bệnh nhân có “chứng trầm uất trong tiểu đường” thường có xu hướng kiểm soát đường huyết kém hơn, chỉ số HbA1c tăng lên.

Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường 2
1/2 ~ 1/3 bệnh nhân tiểu đường bị chứng trầm uất do gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường

Những bệnh nhân trong tình trạng cực kỳ căng thẳng đôi khi có thể rơi vào “hội chứng kiệt sức (burnout)”. Trong những bệnh nhân này, có những người đã có suy nghĩ bi quan rằng việc điều trị bệnh tiểu đường không có hiệu quả và ngừng dùng thuốc điều trị. Vì đây là một tình trạng rất nguy hiểm nên các bác sĩ điều trị cần phải chú ý đến khía cạnh tinh thần của bệnh nhân.

4. Có thể giảm bớt chứng trầm uất trong tiểu đường

Người ta nói rằng bệnh nhân tiểu đường rất dễ bị trầm cảm, nhiều bệnh nhân được cho là bị “trầm cảm” gần với bệnh tâm thần, tuy nhiên trên thực tế đó chỉ là tình trạng phản ứng của người bệnh với những khó khăn khác nhau liên quan đến điều trị bệnh tiểu đường.

Giáo sư Fischer đã chỉ ra rằng “Nếu bệnh nhân được hỗ trợ giải quyết những chứng trầm uất trong tiểu đường, có thể làm giảm bớt những đau khổ đó”.

Giáo sư Fischer và các đồng nghiệp đã thực hiện Chương trình tự quản lý bệnh tiểu đường (diabetes self-management program) với đối tượng là 392 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (độ tuổi trung bình là 56 tuổi) với mục đích lắng nghe những chứng trầm uất trong tiểu đường của bệnh nhân và bác sĩ sẽ giải đáp qua điện thoại hoặc email.

Do vậy, trước khi thực hiện 84% bệnh nhân có chỉ số điểm trầm cảm (PHQ-8) là hơn 10 điểm, sau khi thực hiện 12 tháng, chỉ số này giảm xuống còn dưới 10 điểm. Giáo sư Fischer lập luận rằng tình trạng “trầm uất trong tiểu đường” nên được phân biệt với trầm cảm.

5. Bốn dạng “trầm uất trong tiểu đường”

Fonda đã đưa ra 4 dạng “trầm uất trong tiểu đường”.

+ Đau khổ khi phải thay đổi lối sống để điều trị bệnh

Tâm trạng phải kiểm soát chế độ ăn uống, duy trì vận động, uống thuốc đúng cách và kiểm soát lượng đường trong máu nhưng bản thân cảm thấy gánh nặng không thể làm tốt được.

+ Đau khổ khi lo lắng về tương lai

Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể tiến triển nhanh và gây nguy cơ khởi phát các biến chứng nguy hiểm trong tương lai. Bệnh nhân sẽ có cảm giác bất an về tương lai bệnh của mình.

+ Lo lắng về việc điều trị và chi phí điều trị

Tâm trạng bất an không biết rằng việc điều trị đang thực hiện đã đúng chưa và có phù hợp với bệnh của bản thân không. Ngoài ra còn là nỗi lo lắng về sự gia tăng chi phí điều trị bệnh tiểu đường.

+ Sự không thấu hiểu của xã hội trở thành gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường

Việc thiếu sự thấu hiểu từ những người xung quanh và xã hội về bệnh tiểu đường đã tạo gánh nặng tâm lý cho bệnh nhân. Ví dụ, có rất nhiều người hiểu lầm rằng “người mắc bệnh tiểu đường là do ăn quá nhiều đồ ngọt”.

Mặc dù bệnh tiểu đường tuýp 2 khởi phát do các yếu tố di truyền và yếu tố môi trường, tuy nhiên bệnh cũng dễ khởi phát không phải do béo phì mà do việc tiết insulin bị giảm. Ngoài ra bệnh tiểu đường tuýp 1 là do sự phá hủy các tế bào beta tuyến tụy trên cơ sở các bệnh tự miễn dịch, không liên quan đến lối sống và béo phì.

Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường 3
Bốn dạng “trầm uất trong tiểu đường”

6. Phương pháp giảm bớt “chứng trầm uất trong tiểu đường”

Giáo sư Fischer nói rằng “Tình trạng “trầm uất trong tiểu đường” rất phổ biến ở những bệnh nhân đang sống chung với bệnh tiểu đường. Ngoài ra bệnh nhân có thể tự giải quyết tình trạng này, tuy nhiên nếu có sự giúp đỡ người khác sẽ có hiệu quả cao hơn”.

Giáo sư Fischer đã đưa ra những lời khuyên để giảm bớt “chứng trầm uất trong bệnh tiểu đường”.

+ Không hướng đến sự toàn diện

Trong điều trị bệnh tiểu đường, rất khó để quản lý toàn diện mọi thứ. Theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế, việc quản lý toàn diện về tất cả các khía cạnh như kiểm soát đường huyết, kiểm soát huyết áp, quản lý mức cholesterol,..không hề dễ dàng.

Hãy nhắm đến những điều khác tốt hơn thay vì hướng đến sự toàn diện. Nếu bệnh nhân có thể cải thiện dù chỉ một chút, hãy duy trì điều đó và tự khen ngợi bản thân.

+ Tiến hành từ từ từng bước một

Thay vì nỗ lực thực hiện mọi thứ cùng một lúc, việc tiến hành từng bước một có thể cải thiện việc điều trị bệnh tiểu đường. Khi thay đổi lối sống, không nên thay đổi cùng một lúc mà nên thực hiện từ từ. Ngoài ra, điều quan trọng là phải kiên nhẫn, không nản lòng khi kết quả điều trị không xuất hiện ngay lập tức.

+ Yêu cầu hỗ trợ

Nếu cảm thấy mệt mỏi trong việc điều trị bệnh tiểu đường, cũng như cảm nhận được sự đau khổ khi bị bệnh, đây không phải chỉ là vấn đề của riêng bệnh nhân và cũng không tốt nếu bệnh nhân tự mình giải quyết vấn đề đó. Không được tuyệt vọng về tình trạng hiện tại của bản thân.

Việc yêu cầu hỗ trợ từ người khác không phải là việc đáng xấu hổ. Nhiều người nghĩ rằng việc cần sự hỗ trợ từ những người khác là do năng lực bản thân kém, nhưng điều này lại thể hiện sự mạnh mẽ. Bởi đó là sự can đảm khi biết chính xác những điều bản thân cần và biết yêu cầu sự hỗ trợ từ người khác.

Khi không còn sự thèm ăn, rối loạn giấc ngủ, không thấy hứng thú với những việc bản thân yêu thích và có tâm trạng chán nản, nên tham khảo ý kiến bác sĩ và nhân viên y tế.

Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường 4
Phương pháp giảm bớt chứng “trầm uất trong tiểu đường”

7. Hướng dẫn về sức khỏe tinh thần của bệnh nhân tiểu đường

Tháng 11 năm 2016, hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) đã công bố một hướng dẫn quy định cần đánh giá sức khỏe tinh thần của bệnh nhân tiểu đường khi khám sức khỏe hàng ngày.

Những người bị bệnh tiểu đường ngoài khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường còn chịu ảnh hưởng lớn bởi môi trường xã hội phức tạp và các yếu tố tâm lý – xã hội như hành vi và cảm xúc. Trong chăm sóc điều trị bệnh tiểu đường, điều quan trọng là phải xem xét các yếu tố tâm lý và xã hội.

Tuyên bố mới của ADA đã chỉ ra sự cần thiết phải thực hiện việc điều trị là cá nhân và đánh giá các yếu tố tâm lý – xã hội như loại hình và độ tuổi của bệnh nhân tiểu đường, bối cảnh xã hội, sự hỗ trợ từ gia đình,…

Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường 5
Việc điều trị y tế kết hợp với điều trị tâm lý cho bệnh nhân tiểu đường là rất quan trọng

Các hướng dẫn tập trung đến các yếu tố tâm lý như chứng trầm uất trong bệnh tiểu đường, bệnh trầm cảm, lo âu, rối loạn ăn uống gây ảnh hưởng đến bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, nhấn mạnh rằng việc hỗ trợ bệnh nhân về lối sống và tinh thần rất cần thiết trong điều trị bệnh tiểu đường.

Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) cũng chỉ ra rằng “Những bác sĩ điều trị bệnh tiểu đường đều biết rằng việc kiểm soát về mặt y tế rất quan trọng, nhưng cũng cần phải chú trọng về các khía cạnh tâm lý và xã hội của bệnh nhân”.

Bạn đang xem bài viết: Gánh nặng tâm lý của bệnh tiểu đường tại Chuyên mục Sống cùng bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?
Nhiều người chưa hiểu rõ tiểu đường phụ thuộc insulin là gì? Vậy tiểu...
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Trên thế giới, trung bình cứ khoảng 10 giây có một người chết vì...
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị gãy xương và tần suất cao gấp...
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day” thường có chỉ số đường...
Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường
Tâm trạng của bản thân rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu...
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Bài viết này dành cho người cao tuổi mắc bệnh tiểu đường (từ 65...
Tiểu đường phụ thuộc insulin là gì?
Chữa bệnh tiểu đường type 2 bằng phương pháp đơn giản nhất!
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường
Những điều cần biết về bệnh tiểu đường ở người cao tuổi
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường