Biến chứng của bệnh tiểu đường và những điều cần biết
Những biến chứng này không xảy ra ngay sau khi khởi phát tiểu đường, đa phần là biến chứng thần kinh xảy ra trước, sau đó là võng mạc, nặng hơn là đến thận.
Danh mục nội dung
1. Biến chứng thần kinh
Các triệu chứng cơ bản là đau nhức, tê bì tay chân, sau đó là rối loạn thần kinh, chóng mặt, táo bón, rối loạn chức năng bàng quang… nặng hơn là hoại tử chân. Bệnh nhân tiểu đường thường gặp các biến chứng này vì có nhiều loại rối loạn đa dạng khác nhau.
2. Biến chứng võng mạc
Đây là một trong các biến chứng nghiêm trọng nhất. Ở phương Tây trước đây, bệnh võng mạc tiểu đường được coi là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến mù lòa.
Ở Nhật Bản, tuy có sự khác biệt tùy thuộc vào phương pháp điều tra, nhưng kết quả chỉ ra rằng khoảng một nửa số bệnh nhân tiểu đường có bất thường ở võng mạc. Người ta cho rằng có khoảng 30.000 – 40.000 bệnh nhân bị mù ước tính trên toàn quốc.
Nếu bệnh nhân để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn, những mạch máu này sẽ bị phá vỡ và làm xuất hiện các điểm xuất huyết nhỏ.
Khi bệnh nặng hơn, xuất huyết và đốm lớn cũng lớn dần, sẽ được xác định bằng kiểm tra soi đáy mắt và ghi lại qua hình ảnh. Tuy nhiên do khi bị bệnh tiểu đường, bệnh võng mạc không xảy ra ngay mà phải mất trung bình 1o năm, nên khó kiểm soát.
Nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết không tốt, biến chứng này sẽ xuất hiện sớm hơn, và trường hợp bệnh nhân kiểm soát đường huyết tốt, dù sau bao nhiêu năm, biến chứng này sẽ không xuất hiện cho đến hết đời.
Nếu bệnh nhân để tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn trong giai đoạn này, bệnh có thể chuyển biến xấu thành bệnh lý võng mạc tăng sinh nặng hơn. Nếu bệnh võng mạc tiểu đường tiến triển đến giai đoạn này, sự tăng mạnh về huyết áp và các xung động làm cho các mạch máu bị vỡ, dẫn đến xuất huyết nhiều, là nguyên nhân trực tiếp gây xuất huyết võng mạc và xuất huyết thủy tinh thể. Việc điều trị trở nên rất khó khăn, vì vậy trước khi tình trạng này xảy ra, phải có phương pháp điều trị như quang đông để phòng ngừa bệnh.
3. Bệnh thận
Ngoài ra ở bệnh nhân tiểu đường, có nhiều biến chứng khác ngoài bệnh thận, và tỷ lệ sống sau khi chạy thận nhân tạo cũng thấp. Tuy nhiên, trong bệnh thận do tiểu đường gây ra, hầu như không có triệu chứng nào xuất hiện cho đến khi bệnh tiến triển thành suy thận. Vì vậy, bệnh nhân chỉ có thể đánh giá tình trạng bệnh tốt hay xấu nhờ kết quả của xét nghiệm nước tiểu và máu.
Triệu chứng ban đầu là protein niệu, là tình trạng protein không thường được bài tiết nhưng lại có trong nước tiểu. Thông thường biến chứng này xuất hiện khoảng từ 10 năm đến 15 năm sau khi khởi phát bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, vì biến chứng này thường xuất hiện không liên tục (tình trạng lúc có lúc không) trong thời gian đầu, đôi khi bệnh nhân không để ý. Nếu protein liên tục được bài tiết ra cùng nước tiểu thì đó là khi bệnh thận đã tiến triển đến một mức độ nhất định.
Gần đây, trước khi có kết quả protein niệu dương tính nhờ phương pháp kiểm tra bằng giấy thử, có thể phát hiện albumin vi lượng trong nước tiểu. Đây không phải là phương pháp dễ dàng như phương pháp kiểm tra bằng giấy thử, nhưng vẫn có thể dễ dàng xác định trong một khoảng thời gian ngắn với dụng cụ chuyên dụng. Nếu việc kiểm soát đường huyết và huyết áp được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong giai đoạn này, có khả năng lớn trong việc ngăn chặn bệnh thận tiến triển, bởi việc phát hiện bệnh thận ở giai đoạn này được coi là rất quan trọng.
Lượng protein thải ra trong nước tiểu tăng dần nếu bệnh nhân không để tâm đến tình trạng bệnh, do đó khối lượng sẽ là một vài gram một ngày. Giai đoạn này được gọi là hội chứng thận hư. Nếu như vậy, thường là trong khoảng từ 1-2 năm, chức năng thận suy giảm rõ rệt và dẫn đến suy thận.
Trong giai đoạn này, xuất hiện các triệu chứng như phù nề chi dưới, suy tim, ure máu (tình trạng trong đó các độc tố không thể bài tiết qua thận và tích lũy trong cơ thể). Nếu tình trạng trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân chỉ có thể tiếp nhận điều trị như chạy thận nhân tạo và ghép thận. Đây sẽ là một gánh nặng lớn cho bệnh nhân.
4. Các biện pháp để ngăn ngừa biến chứng tiểu đường
Tích cực thúc đẩy liệu pháp insulin tăng cường trong trường hợp không kiểm soát được lượng đường trong máu bằng nhiều phương pháp điều trị tiểu đường khác nhau.
Một loại thuốc uống mới (thuốc uống) cho bệnh tiểu đường đang được phát triển. Loại thuốc này được mong đợi sẽ có hiệu quả không chỉ để kiểm soát lượng đường trong máu mà còn ngăn ngừa sự tiến triển của các biến chứng khác nhau.Ngoài ra, có thể được sử dụng thuốc để ngăn ngừa các biến chứng như thuốc ức chế men chuyển aldose. Người ta cho rằng những loại thuốc để phòng ngừa các biến chứng như vậy cũng sẽ mang lại tin tốt cho nhiều bệnh nhân trong tương lai.
Các biện pháp quan trọng cần áp dụng là:
- Cố gắng đến bệnh viện và thường xuyên nhận được tư vấn thích hợp từ bác sĩ.
- Nắm bắt rõ tình trạng kiểm soát đường huyết mỗi tháng, và nếu có dấu hiệu cho thấy tình trạng tăng đường huyết trở nên tồi tệ hơn, điều quan trọng nhất là phải tiến hành biện pháp giải quyết tình trạng này ngay lập tức.
Có rất nhiều bệnh nhân không biết xử lý như thế nào khi xuất hiện những biến chứng. Để tránh tình trạng này, hãy chắc chắn rằng bệnh nhân có kiến thức chính xác về bệnh và nhận được hướng dẫn đầy đủ của bác sĩ.
Bạn đang xem bài viết: “Biến chứng của bệnh tiểu đường và những điều cần biết” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)