Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường là bệnh thường gặp và ngày càng có dấu hiệu gia tăng mạnh, gây nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong số các biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra, biến chứng về mắt là phổ biến nhất, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. 

Biến chứng ở mắt bao gồm: Tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, bệnh võng mạc tiểu đường là thường gặp nhất. Người bệnh thường có những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường dẫn đến việc không tiếp nhận tư vấn và không kịp thời điều trị. 

1. Các biến chứng mắt do bệnh tiểu đường gây ra

1.1. Bệnh võng mạc tiểu đường

Võng mạc là lớp thần kinh nằm ở trong cũng hay còn gọi là đáy mắt, tức là phần mặt sau bên trong của mắt, dùng để nhìn thấy mọi vật xung quanh. Cơ chế hoạt động của võng mạc là được nuôi dưỡng bởi động mạch trung tâm võng mạc phân chia thành những động mạch nhỏ, sau đó chia tiếp các loại động mạch nhỏ hơn, sau cùng là các mao mạch. Mao mạch có nhiệm vụ là chứa các chất dinh dưỡng và oxy đi qua một cách chọn lọc để nuôi dưỡng võng mạc. Các chất cặn được đưa vào hệ thống tĩnh mạch nhỏ rồi đến tĩnh mạch trung tâm võng mạc và dẫn lưu theo hệ tĩnh mạch của cơ thể.

Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp 1
Ảnh: Internet

Khi bị võng mạc tiểu đường, các mao mạch này sẽ bị giãn ra tạo ra lỗ để máu, lúc này chất dịch, mỡ đi qua một cách không còn chọn lọc như trước. Những chất không tốt cũng đi qua khiến hoàng điểm là phần trung tâm võng mạc và các phần xung quanh bị phù khiến mắt mờ dần đi.

Võng mạc tiểu đường chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn sớm là khi các mạch máu bị giãn ra và võng mạc phù lên, mắt có biểu hiện bị mờ; giai đoạn muộn là khi có các mạch máu bất thường mọc ra trên bề mặt võng mạc (gọi là tân mạch) dễ vỡ gây chảy máu trong mắt và làm cho bệnh nhân bị mờ mắt đột ngột. 

1.2. Tăng nhãn áp

Một trong số biến chứng trong danh sách những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường có biến chứng tăng nhãn áp là phổ biến. Tăng nhãn áp là khi chất dịch trong mắt không được lưu thông đúng cách, dễ gây ra áp lực dư thừa và dẫn đến các vấn đề về mắt. Sự gia tăng này có thể gây tổn hại đến dây thần kinh, các mạch máu trong mắt, làm thay đổi thị lực, nặng hơn có thể gây mù lòa. Tuy nhiên, nếu điều trị sớm, bạn có thể thường xuyên bảo vệ đôi mắt khỏi bị mất thị lực nghiêm trọng. Bệnh tiểu đường gây biến chứng tăng nhãn áp gọi là tăng nhãn áp tân mạch.

Có đến 40% bệnh nhân tiểu đường tăng có nguy cơ bị tăng nhãn áp hơn so với những người bình thường, bị bệnh càng lâu khả năng bị tăng nhãn áp càng nhiều. Nguy cơ cũng tăng lên khi người bệnh lớn tuổi. 

Thông thường để kiểm tra tăng nhãn áp một cách chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân nhỏ mắt làm giãn đồng tử, sau đó quan sát bên trong và thần kinh thị giác. Có thể phải kiểm tra áp lực trong mắt, áp lực nội nhãn không ổn định trong ngày và có thể bình thường tùy luc. Để chính xác, bác sĩ còn tiến hành thêm một số xét nghiệm nữa như soi góc tiền phòng, hình ảnh thần kinh thị giác, kiểm tra võng mạc, khám phản xạ đồng tử…

1.3. Đục thủy tinh thể

Đục thủy tinh thể thường hình thành kèm bệnh tiểu đường, xảy ra khi hàm lượng sorbitol dư thừa, tạo thành cặn trong thủy tinh thể. Nếu bị ảnh hưởng tầm nhìn, người bệnh phải đi khám và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo. 

Biến chứng đục thủy tinh thể xuất hiện ở các bệnh nhân tiểu đường đường tuýp 1,thường tiến triển rất nhanh, chỉ sau một thời gian kiểm soát đường máu kém.

Đục thủy tinh thể nếu diễn biến nặng sẽ ngăn cản ánh sáng đi qua thủy tinh thể, khiến giảm thị lực, đồng thời cũng gây khó khăn cho việc khám và phát hiện bệnh võng mạc bởi rất khó có thể quan sát được đáy mắt.

Những người bị bệnh tiểu đường, đục thủy tinh thể sẽ nhanh hơn so với người bình thường, chỉ mất vài tháng thị lực đã suy giảm. Chính vì vậy, khi điều trị cần phải phối hợp chặt chẽ với bác sĩ chuyên khoa và nhãn khoa, nội tiết để bảo vệ mắt kịp thời, tránh suy giảm thị lực và mù lòa. 

2. Những hiểu lầm về biến chứng do bệnh tiểu đường thường thấy

Người bệnh thường có những hiểu lầm về biến chứng do bệnh tiểu đường, từ đó lơ là trong việc điều trị khiến bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. 

Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp 2
Ảnh: Internet

2.1. Người mới bị tiểu đường tuýp 2 chưa thể bị biến chứng võng mạc do tiểu đường

Bệnh tiểu đường thường không có dấu hiệu hay triệu chứng rõ ràng và dễ nhầm lẫn do xuất hiện các biểu hiện rời rạc, nhiều người chủ quan không nghĩ mình mắc bệnh mà chỉ là ốm thông thường. Đa phần người bệnh phát hiện muộn, chỉ sau 10 năm sau khi bệnh đã có tiến triển mới. 

Do vậy, các biến chứng kèm theo cũng bị phát hiện muộn, ⅓ trong số người bệnh tiểu đường tuýp 2 đã có biến chứng võng mạc và kèm theo các biến chứng khác. 

2.2. Khi bị biến chứng võng mạc tiểu đường, tập thể dục sẽ làm bệnh nặng hơn

Đối với người bị tiểu đường, vận động ở mức độ phù hợp không hề ảnh hưởng đến bệnh mà còn hỗ trợ điều trị. Nếu bị biến chứng võng mạc do tiểu đường mà tập thể dục là điều hoàn toàn có thể, chỉ có một số ít bị võng mạc tăng sinh cần tránh tập các bài tập vận động mạnh. 

2.3. Kiểm soát tốt đường huyết 

Đừng bao giờ chủ quan với việc theo dõi chỉ số đường huyết cho dù đã xuất hiện biến chứng hay chưa. Ngay cả khi kiểm soát tốt, đường huyết cũng có khả năng cao hơn so với người bình thường không mắc bệnh tiểu đường, tức là vẫn có thể bị biến chứng võng mạc nhưng ít hơn những người kiểm soát đường huyết kém. 

Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác như tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hút thuốc lá và sự nhạy cảm cá nhân người bệnh với tăng  đường huyết.

2.4. Dùng laser điều trị biến chứng võng mạc do đái tháo đường sẽ giúp mắt sáng hơn

Đây là một trong những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường. Điều trị laser chỉ được chỉ định khi có biến chứng võng mạc tăng sinh, ngăn bệnh tiến triển nặng, không có tác dụng điều trị dứt điểm hay khỏi hoàn toàn. Trong một số trường hợp, thị lực còn có thể giảm đi sau khi điều trị laser. 

2.5. Người bệnh không cảm nhận bất thường nghĩa là không có biến chứng võng mạc tiểu đường

Biến chứng mắt của bệnh tiểu đường rất khó nhận biết đặc biệt là võng mạc, một số người mắc võng mạc tăng sinh giai đoạn nặng vẫn có thể nhìn rõ. Tuy nhiên nếu xuất hiện xuất huyết vào võng mạc hoặc dịch kính, thị lực sẽ bị suy giảm, thậm chí còn bị mù. Cho dù có cảm nhận cơ thể khỏe mạnh không có nghĩa là bạn không bị tiềm ẩn các nguy cơ về biến chứng. 

2.6. Bị biến chứng về mắt do tiểu đường sẽ bị mù

Cho dù là bệnh hay biến chứng gì, nếu người bệnh duy trì kiểm soát tốt các yếu tố ảnh hưởng như huyết áp, mỡ máu, thuốc lá, người bệnh vẫn có khả năng tránh được biến chứng hoặc ngăn chặn biến chứng phát triển nặng dẫn đến bị mù. 

Có nhiều người có những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường, tuy nhiên nếu kiểm tra kịp thời và thay đổi cho phù hợp vẫn có thể giúp ích cho quá trình điều trị và không để các biến chứng ảnh hưởng đến việc cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. 

Bạn đang xem bài viết: “Những hiểu lầm về biến chứng mắt do bệnh tiểu đường thường gặp” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Những người mắc bệnh tiểu đường nên đi khám nhãn khoa mỗi năm một...
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Hiện tượng tăng đường huyết xảy ra khi lượng đường glucose trong máu bị...
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Ở giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường, có nhiều trường hợp bệnh tiến...
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Như chúng ta vẫn biết, người cao tuổi dễ bị hạ đường huyết. Bởi...
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Biến chứng thần kinh ngoại biên do tiểu đường gây tê bì, cảm giác...
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người...
Phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc tiểu đường để tránh mất thị giác
Tham khảo ngay cách hạ đường huyết cấp tốc không cần thuốc
Triệu chứng bệnh tiểu đường
Kiểm soát lượng đường trong máu mà không làm hạ đường huyết ở người cao tuổi
Biến chứng nghiêm trọng: “Bệnh nhân tiểu đường cắt bỏ ngón chân”
Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường