Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?

Cỡ chữ:
A A
Có nhiều loại hoa quả có chứa đường nên bệnh nhân tiểu đường thường cho rằng nếu ăn sẽ làm tăng lượng đường trong máu và gây ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường huyết. Mặc dù vậy không phải tất cả loại hoa quả nào cũng gây tăng lượng đường mà ngược lại còn rất cần thiết cho việc hỗ trợ dinh dưỡng cho người bị bệnh tiểu đường, chỉ cần chú ý đến lượng ăn hằng ngày theo đúng hướng dẫn. 

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng thực vật đặc biệt là hoa quả có chứa chất chống oxy hóa, hóa chất catechin, polyphenols, flavonoids,… có lợi cho cơ thể. 

1. Trong hoa quả có các loại đường nào?

Đường trong hoa quả bao gồm fructose, sucrose và glucose, tùy từng loại sẽ có thành phần đường khác nhau và cũng tùy vào từng giai đoạn phát triển của quả. 

Một số loại như táo, lê, biwa… chứa nhiều fructose. Các loại quả cam, bưởi chứa nhiều sucrose. Ngoài ra còn có các loại hoa quả chứa cả 2 loại đường fructose, glucose như dâu tây, nho. 

Bên cạnh đó trong hoa quả còn có một lượng enzyme lớn hỗ trợ tiêu hóa nên nếu dùng hoa quả này có thể chuyển hóa năng lượng cần thiết mà không cần sử dụng hoạt động của insulin

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào? 0
Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý trong việc chọn hoa quả (Ảnh: Internet)

2. Hoa quả nhiều chất xơ

Trong quả có chứa các loại chất xơ như vitamin C, pectin…. có khả năng hấp thụ carbohydrate dễ dàng hơn cũng như hạn chế sự tăng của lượng đường trong máu, giúp đường huyết tăng chậm. Nhưng lưu ý là không nên ăn vào buổi tối nhất là gần giờ đi ngủ vì thời gian sự trao đổi chất cơ bản của cơ thể diễn ra mạnh mẽ. 

Chất xơ trong hoa quả còn giúp giảm cholesterol và hỗ trợ sự bài tiết nhờ vào vỏ, chính vì vậy khi ăn hoa quả không nên bỏ vỏ mà có thể rửa sạch rồi ăn. 

Một số loại quả chứa nhiều chất xơ

– Việt quất (5,0 g chất xơ trong 1 đơn vị = 150 g)

Đây là loại quả chứa nhiều chất xơ và giàu các chất chống oxy hóa như anthocyanin và catechin tốt cho mắt. Việt quất có thể ăn nguyên quả, tuy nhiên do chất anthocyanin có tính nhiệt tương đối mạnh nên có thể chế biến việt quất thành dạng mứt.

– Đu đủ (4,4 g chất xơ trong 1 đơn vị = 200 g · 1/2 quả) 

Đây là loại quả giàu vitamin C, β-carotene. Ngoài ra, enzyme trong đu đủ có tác dụng phân giải các chất béo và protein, người ta cho rằng đu đủ có hiệu quả trong việc phòng ngừa bệnh lối sống. Khi ăn đu đủ có thể cắt nhỏ hay ăn cả miếng đều tốt, tuy nhiên do β-carotene và lycopene chứa trong đu đủ có tính chất hòa tan trong dầu, nên có thể chế biến đu đủ bọc cá hồi, trộn với salad cùng với các chất béo sẽ có hiệu quả tốt khi hấp thụ vào cơ thể.

– Kiwi (3,8 g chất xơ trong 1 đơn vị = 150 g x 2 quả nhỏ)

Đây là loại quả chứa nhiều vitamin C và E giúp ngăn ngừa sự lão hóa của các mạch máu nhất trong số các loại hoa quả. Ngoài ra, loại quả này còn giàu enzyme phân giải protein và chất xơ hòa tan trong nước. Khi ăn kiwi, ngoài việc cắt thành từng lát tròn để ăn, nếu có thể cắt miếng hoặc dùng thìa xúc từ trong quả sẽ có vị ngọt hơn.

– Dâu (3,5g chất xơ trong 1 đơn vị = 250g)

Đây là loại quả chứa lượng vitamin C nhiều khoảng gấp 2 lần so với quả chanh, có thể ăn 5~6 quả dâu trong 1 ngày. Ngoài ra trong quả dâu cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa flavonoid và chất xơ hòa tan trong nước pectin và có hiệu quả làm giảm hàm lượng cholesterol trong máu. Nên rửa sạch trước khi ăn.

– Biwa (3,2g chất xơ trong 1 đơn vị = 200g x 6 quả) 

Đây là loại quả giàu carotene, canxi, chất xơ, vitamin B, C. Các thành phần chính tạo vị ngọt là fructose và sucrose, thành phần tạo vị chua là axit malic và acid citric. Đặc biệt trong quả biwa, hàm lượng carotene chứa nhiều nhất. Nếu quả để lâu sẽ mất vị ngon nên hãy ăn khi quả còn tươi.

Bạn đang xem bài viết:Bệnh nhân tiểu đường nên ăn loại hoa quả nào?” tại Chuyên mục:Ăn uống & vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường ngoài nguyên nhân do sự thiếu hụt insulin hoặc do insulin...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Chỉ số đường huyết của mật ong
Mật ong là thức uống có vô vàn lợi ích tới sức khỏe. Nhưng...
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Trong một cuộc khảo sát quốc tế của nhóm nghiên cứu Nhật Bản tại...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường và phụ...
Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Chỉ số đường huyết của mật ong
Ăn hai bát cơm mỗi ngày để giảm béo phì
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Hấp thu Isoflavone đậu nành có hiệu quả ngăn ngừa loãng xương
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường