“Ít đường và ít béo”, chế độ ăn uống điều trị tiểu đường nào tốt hơn?
Danh mục nội dung
1. “Chế độ ăn ít đường và chế độ ăn ít chất béo”
Khi so sánh “chế độ ăn ít đường” làm giảm lượng carbohydrate và “chế độ ăn ít chất béo” làm giảm lượng chất béo, một nghiên cứu cho thấy hai chế độ này có hiệu quả giảm cân tương tự nhau.
Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhóm nghiên cứu từ Đại học Stanford ở Mỹ và chi tiết nghiên cứu được công bố trên “JAMA” (Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ).
Giáo sư Christopher Gardner (Khoa y tế dự phòng) của Đại học Y Stanford nói rằng “Sau khi nghe lời khuyên của người quen rằng các chế độ ăn uống này có hiệu quả, tôi đã thử tự mình thực hiện theo, tuy nhiên không có hiệu quả gì”.
Gardner chỉ ra rằng: “Cơ thể của mỗi người đều khác nhau và chúng ta cần biết rằng sự đa dạng là rất cần thiết trong chế độ ăn uống, vậy vấn đề đặt ra không phải là “chế độ ăn uống tốt nhất là gì?” mà là “Chế độ ăn uống này đã tốt và phù hợp với bản thân chưa?”.
Tìm hiểu kiến thức Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường
2. Sự biến động cân nặng của mỗi người khác nhau nên hiệu quả giảm cân không giống nhau
Nhóm nghiên cứu đã chia ngẫu nhiên 609 nam nữ độ tuổi từ 18~50 tuổi thành 2 nhóm, nhóm ăn ít đường (304 người) và nhóm ăn ít chất béo (305 người). Mỗi nhóm tiếp tục duy trì chế độ ăn uống được chỉ định trong một năm.
Vào cuối giai đoạn một năm, những người duy trì chế độ ăn ít đường trung bình đã giảm được một nửa lượng carbohydrate hấp thụ mỗi ngày xuống 132 gram so với 247 gram trước khi thử nghiệm.
Tương tự như vậy, những người duy trì chế độ ăn ít chất béo trung bình đã giảm được 57 gram chất béo mỗi ngày. Trước khi thử nghiệm, lượng chất béo mà những người này hấp thụ trung bình là 87 gram, như vậy họ đã giảm được một phần ba.
79% (481 người) trong số những người tham gia đã kiên trì hoàn thành đợt thử nghiệm. Kết quả là, sau 1 năm kể từ khi bắt đầu thử nghiệm, nhóm ăn ít đường đã giảm được 6.0 kg và nhóm ăn ít chất béo đã giảm được 5.3 kg, hiệu quả giảm cân giữa hai nhóm là tương tự nhau.
Tuy nhiên, tùy thuộc vào từng cá nhân, phạm vi biến động cân nặng cũng rất lớn, một số người có thể giảm 27kg, ngược lại cũng có những người tăng 6.8~9 kg.
Bài viết hữu ích liên quan:
3. Không thể dự đoán chế độ ăn uống nào sẽ hiệu quả
Khi bắt đầu thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã phân tích một phần bộ gen của người tham gia và tìm kiếm các kiểu gen cụ thể liên quan đến việc tạo ra các protein điều chỉnh chuyển hóa carbohydrate và chất béo. Hơn nữa, thử nghiệm dung nạp glucose được thực hiện trên những người tham gia và kiểm tra sự biến động về chỉ số đường huyết từ thời điểm đói đến sau khi dung nạp glucose. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đo lượng insulin trong máu.
Kết quả là, không giống như các giả thuyết từ trước cho đến nay, dựa trên kiểu gen và giá trị insulin, người ta đã chứng minh rằng không thể dự đoán chế độ ăn uống nào sẽ hiệu quả.
Nhóm nghiên cứu không thể chỉ định cụ thể từng kiểu chế độ ăn uống cho mỗi người tham gia mà chỉ đưa ra một vài lời khuyên chung ví dụ như “nên ăn nhiều rau quả tươi”, “nên hạn chế thực phẩm chế biến tinh chế càng nhiều càng tốt”, “tránh để bụng đói”, “nên tập thể dục sau khi ăn để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên”.
Điều đặc biệt cần chú ý đó là nên tự điều chỉnh để có thể duy trì chế độ ăn uống hiệu quả trong thời gian dài. Mọi người nên hướng đến mục tiêu “duy trì ổn định chế độ ăn uống đã lựa chọn phù hợp với bản thân”.
Không thể chỉ định cụ thể từng kiểu chế độ ăn uống cho mỗi người tham gia mà chỉ đưa ra một vài lời khuyên chung ví dụ như “nên ăn nhiều rau quả tươi”, “nên hạn chế thực phẩm chế biến tinh chế càng nhiều càng tốt”, “tránh để bụng đói”, “nên tập thể dục sau khi ăn để ngăn chặn lượng đường trong máu tăng lên”.
4. Cần phải cá nhân hóa chế độ ăn uống điều trị tiểu đường
“Cả chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn ít đường đều không có lợi cho sức khỏe, ví dụ, đồ uống có ga thường chứa hàm lượng calo cao và ít chất béo, nhưng không có lợi cho sức khỏe, mỡ lợn có lượng đường thấp nhưng bơ lại tốt cho sức khỏe hơn”, Gardner chỉ ra.
Điều cơ bản để giảm cân là hấp thụ đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong bữa ăn và kiểm soát để lượng calo hấp thụ không vượt quá lượng calo đốt cháy.
Theo giáo sư Gardner, chế độ ăn ít chất béo và chế độ ăn ít đường có mục đích tương tự nhau, đều nhằm mục đích giảm cân hiệu quả. Hai chế độ này có một điểm chung trong chế độ ăn uống lành mạnh như hạn chế các loại đường, tích cực dùng bột mì nguyên chất và ăn nhiều rau củ.
Gardner nói rằng “Lợi ích lớn nhất có được từ nghiên cứu là những người tham gia và thành công trong việc giảm cân đã suy nghĩ sâu hơn về mối quan hệ giữa các bữa ăn và sức khỏe, xem xét chế độ ăn uống của bản thân và nhận thức về cách lựa chọn thực phẩm phù hợp”.
Điều quan trọng trong chế độ ăn uống không phải là vì tốt cho sức khỏe nên chịu đựng ăn những đồ mình không thích mà là hãy tìm kiếm những cách để thay đổi chế độ ăn uống thông minh hơn. Để thực hiện chế độ ăn uống thành công, mỗi cá nhân nên tự suy nghĩ về việc ăn uống của bản thân.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Ít đường và ít béo”, chế độ ăn uống điều trị tiểu đường nào tốt hơn? tại Chuyên mục Ăn uống và vận động
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)