Miếng dán da có thể đo đường huyết

Cỡ chữ:
A A
Một loại hệ thống đo đường huyết mới đã được phát triển bởi nhóm nghiên cứu tại Đại học Bath ở Anh. Chỉ cần dán một miếng dán lên da, sẽ không gây cảm giác đau đớn và có thể đo liên tục các giá trị glucose cứ sau 10~15 phút. 

1. Giúp khắc phục vấn đề tự đo đường huyết (SMBG)

Cách tự đo đường huyết (SMBG) phổ biến hiện nay là lấy một lượng nhỏ máu ở đầu ngón tay bằng kim chuyên lấy máu và cho vào đầu dụng cụ đo và thu nhận kết quả chỉ số đường huyết trên dụng cụ đo, tuy nhiên có rất nhiều người phàn nàn về phương pháp này như “việc lấy máu rất đau”, “mất phí để có thể tự đo lường”, “việc tự quản lý đường huyết là rất khó khăn”.

Ngoài ra, trong SMBG, tùy thuộc vào cách điều trị của bệnh nhân, số lần bệnh nhân có thể đo đường huyết trong một ngày là giới hạn khoảng 10 lần.

Miếng dán da có thể đo đường huyết 1
Phương pháp đo đường huyết truyền thống thường phải lấy một lượng máu nhỏ ở đầu ngón tay nên gây đau đớn cho người đo (ảnh: Internet)

Tuy nhiên, sự không hài lòng của những bệnh nhân này có thể được giải quyết trong tương lai gần. Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Bath ở Anh đã thành công trong việc phát triển một loại hệ thống đo đường huyết mới.

Người ta nói rằng với hệ thống mới này, các giá trị glucose được đo liên tục cứ sau 10~15 phút chỉ bằng cách dán miếng dán lên da mà không gây cảm giác đau. Người dùng hoàn toàn có thể tắm và tập luyện trong khi đeo miếng dán này.

cta kiến thức tiểu đườngHướng dẫn: Cách tự đo đường huyết tại nhà nhanh – chính xác nhất

2. Đo liên tục giá trị glucose cứ sau 10~15 phút

Cơ chế của miếng dán đo đường huyết là truyền một lượng dòng điện từ cảm biến của miếng dán vào da, đọc giá trị glucose của dịch kẽ mô dưới da tương quan với chỉ số đường huyết trong máu, từ dữ liệu này, đo được lượng đường trong máu và hiển thị nó.

Cảm biến mới được gắn trên miếng dán được tạo nên bằng chất liệu mới gọi là “graphene” trong đó các nguyên tử cacbon tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Graphene là chất liệu nhẹ, mỏng, chắc, có tính dẫn điện cao.

Sử dụng công nghệ in màn hình mới nhất, các cảm biến được căn chỉnh giống như các mắt lưới, glucose trong chất dịch kẽ được hút vào bằng phương pháp chiết điện, và dòng điện yếu được truyền qua để đo giá trị glucose.

Miếng dán da có thể đo đường huyết 2
Miếng dán có thể đo liên tục giá trị glucose cứ sau 10~15 phút (ảnh: Internet)

Giá trị glucose được đo tự động cứ sau 10 ~ 15 phút chỉ bằng cách gắn miếng dán lên da, và người ta nói rằng hầu như không có sự kích thích nào như cảm giác đau đến người dùng.

Các cảm biến siêu nhỏ được sắp xếp như mắt lưới sẽ đo giá trị glucose và chọn giá trị đo chính xác hơn theo thuật toán.

cta kiến thức tiểu đườngTin tức mới nổi bật: “Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?

3. Kết quả đo được tương quan chính xác với chỉ số đường huyết

Kết quả thu được là giá trị glucose trong chất dịch kẽ, nhưng không cần phải “hiệu chuẩn” mối tương quan với chỉ số đường huyết với giá trị glucose này bằng cách tự đo đường huyết (SMBG).

Các thí nghiệm cho thấy giá trị glucose thu được có tính tương quan cao với chỉ số đường huyết và có thể được đo với độ chính xác cao. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang thực hiện SMBG thì cần so sánh và xác minh tính chính xác của kết quả này.

Bằng việc lưu các giá trị glucose đo được vào các ứng dụng trên điện thoại thông minh hoặc đồng hồ thông minh, bệnh nhân có thể nắm bắt được biến động glucose trong máu trong vài ngày.

Miếng dán da có thể đo đường huyết 3
Lưu kết quả vào đồng hồ thông minh, bệnh nhân có thể nắm bắt được biến động glucose trong máu trong vài ngày (ảnh: Internet)

Nghiên cứu để thúc đẩy công nghệ mới này với giá rẻ đang được tiến hành và nếu thực hiện được thì có khả năng công nghệ này sẽ có thể thay thế việc SMBG.

4. Nắm bắt biến động đường huyết dưới dạng “đường kẻ”

Giáo sư Richard Guy, một người trong nhóm nghiên cứu, cho biết: “Mục tiêu lớn nhất của nghiên cứu là có thể thực hiện đo đường huyết mà không tác động xâm nhập, tức là dùng kim chích ở đầu ngón tay. Trong tự đo đường huyết, người đo cần phải châm kim vào ngón tay để lấy máu cho mỗi lần đo. Với công nghệ mới được phát triển, mọi người không cần phải làm điều đó và có thể tự động đo đường huyết bằng cách dán miếng dán lên da”.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành thí nghiệm trên lợn và người và chứng minh rằng kỹ thuật theo dõi đường huyết mới này là rất hiệu quả.

Miếng dán da có thể đo đường huyết 5
Miếng dán đo đường huyết giúp bệnh nhân có thể đo đường huyết dễ dàng (ảnh: Internet)

Trong thí nghiệm, nhóm nghiên cứu đã đo thành công giá trị glucose liên tục trong 6 giờ với một miếng dán mới được phát triển. Nhóm nghiên cứu đã kéo dài thời lượng lên 24 giờ, tăng số lượng cảm biến với mục đích có thể đo chính xác hơn.

Dự án này được thực hiện bằng sự hợp tác của Khoa Vật lý, Khoa Dược, Khoa Hóa học của Đại học Bath để tạo ra một nhóm nghiên cứu liên ngành.

Bệnh tiểu đường là một vấn đề sức khỏe toàn cầu. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dự đoán rằng dân số mắc bệnh tiểu đường trên thế giới sẽ tăng lên tới 366 triệu người vào năm 2030. Ở Anh, tỷ lệ người mắc bệnh tiểu đường là 6%, 50% người không được khám bệnh tiểu đường và chưa được điều trị.

Miếng dán da có thể đo đường huyết 4
Với miếng dán này, chỉ số đường huyết có thể được nắm bắt dưới dạng “đường” (ảnh: Internet)

“Trong các phương pháp truyền thống, lượng đường trong máu chỉ có thể nhận được thông tin dưới dạng “một điểm”, do đó bằng cách liên tục đo trong 24 giờ thì chỉ số đường huyết có thể được nắm bắt dưới dạng “đường kẻ”. Bằng cách nắm bắt chính xác đường uốn lượn biến động của chỉ số đường huyết, bệnh nhân có thể tìm ra loại thuốc, chế độ ăn uống cho người tiểu đường và chế độ tập luyện cho người tiểu đường phù hợp với cơ thể của bản thân, điều này cũng sẽ dẫn đến giúp ngăn ngừa tình trạng hạ đường huyết, “Giáo sư Guy cho biết.

Bạn đang xem bài viết: Miếng dán da có thể đo đường huyết tại Chuyên mục Các công cụ kiểm soát bệnh

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn quá nhiều “thực phẩm siêu chế...
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Hoa Kỳ đã...
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo các nhà nghiên cứu tại đại học Melbourne, Úc, hấp thu đủ vitamin...
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Tại sao trong kỳ nghỉ lễ kéo dài hoặc vào ngày cuối tuần thứ...
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống ngoài hàng thường chứa...
Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol
Một số nghiên cứu cho rằng đậu nành làm giảm cholesterol và giảm nguy...
Vì sao thực phẩm siêu chế biến là nguyên nhân gây ra tiểu đường và béo phì?
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Hấp thu đủ vitamin D giúp tăng cường sức khỏe của xương và giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Điều chỉnh đồng hồ sinh học dịp nghỉ lễ để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Đậu nành làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, giảm đường huyết và cholesterol
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường