Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu đường, nhiều người thường đặt mục tiêu đi 10.000 bước mỗi ngày để tăng cường sức khỏe hơn. Tuy nhiên hiện vẫn chưa có căn cứ khoa học thực tế nào cho việc này. 

1. Đi bộ 10.000 bước một ngày có thực sự cần thiết để cải thiện sức khỏe hay không?

Trong các hướng dẫn về sức khỏe, chúng ta thường được khuyên nên đặt mục tiêu đi bộ là 10.000 bước mỗi ngày nhưng số người có thể hoàn thành được mục tiêu này lại không nhiều. Mặc dù vậy, bạn cũng đừng nên bỏ cuộc. Các chuyên gia đã chứng minh việc giảm thời gian ngồi và đi bộ chỉ khoảng 2.000 – 3.000 bước mỗi ngày cũng có thể  làm hạ huyết áp và lượng đường trong máu, giảm mức cholesterol và loại bỏ béo phì.

Chúng ta thường bắt gặp những khẩu hiệu như: “Hãy cố gắng thực hiện mục tiêu đi bộ 10.000 bước mỗi ngày để tốt cho sức khỏe” trong các hướng dẫn sức khỏe. Nhưng liệu có cơ sở nào cho con số “10.000 bước một ngày” này hay không?

Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Chưa có cơ sở thực tế chứng minh tác dụng của việc phải đi đủ 10.000 bước/ngày (Ảnh: Internet)

Giáo sư I-Min Lee, Đại học Y Harvard cho biết: “Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn có thể đạt được mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ với số lượng bước chân ít hơn, chúng ta vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích sức khỏe”.

2. Chỉ cần 3.000 bước là đủ để đem lại các lợi ích về sức khỏe

Các hướng dẫn vận động của Mỹ khuyến khích người trưởng thành nên thực hiện các bài tập có cường độ vừa phải như đi bộ tích cực ít nhất 150 phút mỗi tuần, tương đương với khoảng 17.000 bước mỗi tuần.

Ngoài ra, theo một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Tennessee năm 2005, lấy đối tượng là những phụ nữ tham gia chương trình đi bộ trong vòng 6 tháng chia thành 2 nhóm: những người có thói quen đi bộ trung bình sẽ đi 9.505 bước/ngày, còn những người không có thói quen đi bộ trung bình sẽ đi 5.597 bước/ngày.

Để đạt được mục tiêu vận động 150 phút/tuần, theo ước tính, chúng ta cần đi 16.400 bước/tuần. Điều này có nghĩa bạn có thể đạt được mục tiêu dù đi bộ 8.000 bước hay chỉ là 2.300 bước/ngày.

Giáo sư Lee cho biết: “Mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày có thể nằm ngoài khả năng của bạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần phải đi nhiều đến vậy. Chỉ với khoảng 2.000 – 3.000 bước, chúng ta vẫn đạt được nhiều lợi ích sức khỏe”.

Trong một nghiên cứu được công bố trên “JAMA Internal Medicine” – tạp chí y khoa được phát hành bởi Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ, nhóm nghiên cứu Đại học Y Harvard đã thực hiện khảo sát và tiến hành theo dõi 16.741 phụ nữ (trung bình 72 tuổi) tham gia “Nghiên cứu Sức khỏe Phụ nữ” từ 2011 – 2015. Những người tham gia được cho đeo các thiết bị có thể đo số bước đi và hoạt động thể chất trong vòng 7 ngày. Thiết bị này tính toán được cả các hoạt động vận động như đi bộ và các hoạt động thể chất khác như làm việc nhà.

Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường? 2
Phụ nữ có xu hướng ngồi nhiều, lười vận động ở văn phòng (Ảnh: Internet)

Kết quả, ở những người cao tuổi, so với những người đi bộ ít hơn 2.500 bước mỗi ngày, nguy cơ tử vong giảm 41% đối với những người đi bộ 4.400 bước mỗi ngày. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng thấy rằng nguy cơ tử vong giảm thấp nhất ở những người đi 7.500 bước mỗi ngày và cho dù có đi bộ nhiều hơn, con số này cũng không thay đổi nhiều.

Ngày nay, phụ nữ thường có xu hướng ngồi nhiều và những người ít vận động nhất thường đi khoảng 2.700 bước mỗi ngày. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng chỉ cần tăng thêm 2.000 bước chân để tăng cường sức khỏe hơn nữa.

Giáo sư Lee cho biết: “Bạn có thể nghĩ rằng việc đi 4.400 bước chân mỗi ngày là điều mà hầu hết những người cao tuổi đều thực hiện được. Nhưng thực tế, số bước chân trung bình mỗi ngày đối với phụ nữ trên 60 tuổi chỉ vào khoảng 4.000 bước. Người cao tuổi rất khó đạt được mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày”.

3. Tăng số bước bằng cách thay đổi dần thói quen hàng ngày

Chúng ta có thể tăng thêm 3.000 bước mỗi ngày thông qua nhiều cách khác nhau trong cuộc sống hàng ngày mà không cần phải đến phòng tập.

Mục tiêu “10.000 bước mỗi ngày” được đưa ra trong chiến dịch tiếp thị của một công ty sản xuất đồng hồ và dụng cụ đo của Nhật Bản khi bán thiết bị đếm bước chân có tên là Ped Pedometer vào năm 1969. Tuy nhiên, các chuyên gia đã chỉ ra rằng: “Không có bất kỳ bằng chứng khoa học thực tế chứng minh cho điều đó”.

Giáo sư Lee cũng cho biết có thể giảm thời gian ngồi trong phòng bằng các cách khác nhau như:  đứng dậy nhiều nhất có thể trong khi làm việc, dọn dẹp nhà cửa, đi bộ trong trung tâm thương mại, đi bộ trên máy chạy bộ ở nhà khi bạn không muốn ra ngoài…. Hãy tăng số bước chân bằng cách thay đổi dần các thói quen sống và chú tâm hơn vào việc vận động trong ngày.

Hiệp hội Tiểu đường của Anh đã thực hiện chiến dịch “Một triệu bước chân”, bằng cách khuyến khích mọi người đăng ký số bước trên Internet với mục tiêu 10.000 bước mỗi ngày. Tính đến tháng 7 năm 2019, chiến dịch đã thu hút hơn 17.000 người đã tham gia.

“Các biến chứng của bệnh tiểu đường như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, mù lòa, cắt chi, mà hàng nghìn người phải chịu đựng ở Anh mỗi tuần, có thể được ngăn chặn. Cần phải cải thiện cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường .

 4. Gợi ý 8 tips giúp bạn có thể tăng số bước chân hàng ngày

Trường Đại học Y Harvard đã đưa ra một số gợi ý để giải quyết tình trạng thiếu vận động. Bạn có thể tăng số bước hàng ngày bằng cách thực hiện một số thay đổi đơn giản trong thói quen sinh hoạt hàng ngày.

– Hãy đứng dậy và di chuyển thường xuyên hơn ở cả văn phòng và ở nhà

– Trong giờ làm việc, khi muốn trao đổi công việc, thay vì gửi email, tin nhắn hay gọi điện thoại, hãy đứng dậy, đi đến chỗ ngồi của đồng nghiệp và trao đổi trực tiếp với nhau. Đặt máy photocopy, máy fax cách xa bàn làm việc. Họp trong khi đứng thay vì ngồi xuống.

– Khi xem TV ở nhà, hãy đứng dậy và đi lại quanh phòng trong thời gian quảng cáo.

– Tạo ra cơ hội để di chuyển cơ thể hàng ngày. Ví dụ, khi giặt đồ, thay vì mang đồ giặt cùng một lúc mà hãy chia ra thành nhiều lần.

– Khi cần di chuyển, hãy cố gắng đi bộ hoặc sử dụng phương tiện giao thông công cộng thay vì phương tiện cá nhân.

– Khi đi làm hoặc đến trung tâm mua sắm, đỗ xe cách xa lối vào.

– Tích cực tham gia các hoạt động giải trí như chơi đùa với trẻ nhỏ trong vườn và công viên, đi dạo với vật nuôi hoặc tham gia câu lạc bộ.

– Lên kế hoạch trước như làm sao để có thể di chuyển cơ thể tích cực hơn và dành thời gian vào việc xây dựng các chiến lược như làm thế nào để đi đến nơi bạn muốn đi.

Bạn đang xem bài viết:Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?” tại Chuyên mục: “Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
【TƯ VẤN】Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Bệnh tiểu đường là căn bệnh tiềm ẩn nguy hiểm được xếp vị trí...
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Bệnh tiểu đường được gọi là “kẻ giết người thầm lặng” đồng thời nằm...
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Có rất nhiều sự lựa chọn thực phẩm trong bữa ăn hằng ngày, nhưng...
Tiểu đường uống mật ong được không?
Nhiều người dùng mật ong trong cuộc sống thường ngày để nâng cao sức...
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Tình trạng thừa dinh dưỡng và thiếu dinh dưỡng có thể xảy ra đồng...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
【TƯ VẤN】Những thực phẩm tốt cho người tiểu đường
Lựa chọn chế độ ăn cho bệnh nhân tiểu đường bị tim mạch cần chú ý những gì?
Bệnh tiểu đường nên ăn gì và không nên ăn gì?
Tiểu đường uống mật ong được không?
Vấn đề giảm cân và những biện pháp chống suy nhược cơ thể ở người cao tuổi
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường