Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một trong những vấn đề cần được quan tâm. Vào ngày 2/10/2019, Hiệp hội phòng chống béo phì Nhật Bản đã tổ chức “Hội thảo giáo dục chuyên ngành y tế để loại bỏ béo phì” tại Tokyo.

Hiệp hội phòng chống béo phì Nhật Bản được thành lập vào tháng 1 năm 2015 với mục đích phổ biến các cách nhận biết và loại bỏ tình trạng béo phì cho xã hội. Tổ chức này tích cực tham gia vào các dự án liên quan đến phòng chống và cung cấp thông tin về phòng ngừa, điều trị béo phì cho các chuyên gia y tế thông qua bác sĩ và Hội thảo giáo dục chuyên ngành y tế để loại bỏ béo phì tại Tokyo.

Trong vòng 10 năm, Hiệp hội đã đưa ra hệ thống hướng dẫn cụ thể về y tế và khám bệnh vào năm 2008.

Tại hội thảo đặc biệt lần này, các chuyên gia hàng đầu đã thuyết trình về kiến thức mới nhất liên quan đến béo phì, cách điều trị thực tế và quản lý dinh dưỡng trong bệnh béo phì.

1. Nguy cơ bệnh béo phì và các giải pháp

Thừa cân béo phì được xác định là bệnh khi chỉ số BMI vượt quá ngưỡng 25 và có những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bệnh béo phì được xem là “béo phì dạng mỡ nội tạng”.

Lưu ý: BMI là chỉ số khối cơ thể được tính theo công thức: Cân nặng(kg) ÷ [Chiều cao(m)x 2]

Mỡ nội tạng là mỡ bên trong cơ bụng, bao quanh ruột. Khi bị bệnh béo phì, tích tụ nhiều mỡ nội tạng, bụng sẽ phình to. Mỡ nội tạng còn kéo theo nhiều bệnh khác nhau. Những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bệnh béo phì bao gồm tiểu đường tuýp 2 và các biến chứng tiểu đường, rối loạn lipid máu, tăng axit uric máu, bệnh gout, đau thắt ngực/nhồi máu cơ tim, bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu (NAFLD), nhồi máu não, kinh nguyệt bất thường/vô sinh, bệnh thận mãn tính (CKD), hội chứng ngưng thở khi ngủ, các rối loạn khớp như đầu gối, khớp hông, cột sống và ngón tay.

Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường 1
Thừa cân, béo phì gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm (Ảnh: Internet)

Khi bị chẩn đoán béo phì tại các cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ đưa cho bệnh nhân các hướng dẫn giảm cân và điều trị các bệnh liên quan đến béo phì. Tuy bệnh này có thể kéo theo nhiều biến chứng, nhưng khi cân nặng giảm, mỡ nội tạng cũng giảm và tất cả biến chứng sẽ được cải thiện cùng một lúc.

2. Chỉ cần giảm 3% cân nặng sẽ cải thiện đồng loạt các chỉ số liên quan đến béo phì

Trước hết hãy thực hiện chế độ “Diet 3%” – giảm 3% trọng lượng hiện tại trong vòng 3 đến 6 tháng. Ví dụ, đối với một người nặng 80kg, 3% trọng lượng cơ thể là khoảng 2,4kg. Đây là một mục tiêu có thể đạt được vì số lượng cân nặng cần giảm khá ít và hiệu quả của nó là rất lớn.

Trong một nghiên cứu lấy đối tượng là 3.500 người bị béo phì đang tiếp nhận hướng dẫn cụ thể về sức khỏe (hỗ trợ tích cực), các nhà khoa học đã phân loại những người tham gia theo mỗi 1% tỷ lệ giảm cân của họ và quan sát sự thay đổi của các chỉ số như huyết áp, lipid và đường huyết.

Kết quả cho thấy, tỷ lệ giảm cân càng lớn, sự cải thiện của trong kết quả xét nghiệm của 11 chỉ số (huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương, mỡ trung tính, cholesterol HDL xấu, LDL, cholesterol chung, đường huyết lúc đói, HbA1c, nồng độ axit uric, AST, ALT, GTP) càng rõ rệt hơn. Những giá trị này có khả năng tăng lên khi mỡ tích lũy nhiều ở nội tạng. Tuy mỡ nội tạng rất dễ tích lũy nhưng cũng rất dễ giảm, vì vậy chỉ cần cân nặng có sự thay đổi nhỏ cũng giúp giảm mỡ nội tạng và cải thiện các chỉ số sức khỏe.

Không cần giảm cân quá nhiều cũng có thể cải thiện các chỉ số như huyết áp, lượng đường trong máu, cholesterol và triglyceride. Khi thấy được sự cải thiện của các chỉ số, người bệnh sẽ cảm thấy có động lực và tiếp tục cố gắng ăn kiêng.

3. Những nỗ lực thiết thực để loại bỏ béo phì

Khoa Dinh dưỡng lâm sàng, Bệnh viện Đại học Chiba, đã đề xuất chế độ ăn uống phù hợp với lối sống của bệnh nhân. Ngoài ra, họ cũng cung cấp các hỗ trợ thiết thực để bệnh nhân duy trì ăn uống lành mạnh trong khi tiếp tục điều trị bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, béo phì và bệnh tim.

Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường 2
Mỗi người cần học cách kiểm soát cân nặng qua các bữa ăn (Ảnh: Internet)

Cách cơ bản để giảm béo phì là bữa ăn, nhưng do các mối quan hệ xã hội và công việc, nhiều người không thể tránh khỏi việc ăn ngoài hay mua các đồ ăn đã nấu sẵn. Ngoài ra, tùy thuộc vào nghề nghiệp hay đôi khi là các bệnh lý tâm thần, việc duy trì cải thiện chế độ ăn uống không hề dễ dàng do các rối loạn trong nhịp sống hàng ngày.

Ngoài ra, làm thế nào để loại bỏ các đồ ăn vặt cũng là một vấn đề. Nhiều người thường ăn uống tùy theo sở thích nên cơ thể thường bị thừa năng lượng và từ đó dễ dẫn đến tăng cân.

Trong hướng dẫn chế độ ăn uống, cần phải thay đổi linh hoạt tùy theo sở thích, lối sống và khẩu vị của từng người và cũng cần xem xét đếm sự khác biệt trong bệnh lý và tuổi tác của từng cá nhân. Các hướng dẫn được đưa ra cho bệnh nhân được kỳ vọng có thể đánh giá mức độ hiểu biết của bệnh nhân trong khi lắng nghe ý kiến từ người bệnh, từ đó có thể ứng biến linh hoạt mà vẫn đạt hiệu quả cao.

4. Các biện pháp giảm cân để mang lại hiệu quả

Để chỉ dẫn bệnh nhân cải thiện hành vi thông qua hướng dẫn dinh dưỡng, điều quan trọng trước tiên là phải giúp người bệnh hiểu rõ lý do tại sao họ cần cải thiện chế độ ăn uống. Khi muốn đạt được mục đích này, điều quan trọng là phải giải thích các rủi ro cho bệnh nhân và đưa ra bằng chứng xác thực. Cần truyền đạt rõ ràng bệnh béo phì là tình trạng cơ thể tích lũy mỡ nội tạng quá mức và làm gia tăng nguy cơ về các vấn đề sức khỏe. Các bệnh nhân béo phì phải giảm cân và tiếp nhận các điều trị y tế. Nếu không thực hiện tốt các điều này, rất khó để thúc đẩy bệnh nhân đặt ra mục tiêu và cải thiện hành vi.

Quá trình thay đổi hành vi được chia làm các giai đoạn: Giai đoạn thờ ơ, giai đoạn quan tâm, giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn duy trì. Đối với những người đang trong giai đoạn quan tâm, họ cảm thấy cần thiết nhưng vẫn chưa thực hiện thay đổi. Với những người đang trong giai đoạn chuẩn bị, họ sẽ thường lo lắng về việc liệu thay đổi hành vi có đem lại kết quả hay không, bác sĩ cần động viên, tìm ra các điểm tốt và đưa ra các ví dụ cụ thể cho bệnh nhân.

5. Sử dụng công cụ hỗ trợ chế độ ăn kiêng

Để bệnh nhân dễ dàng duy trì chế độ điều chỉnh năng lượng, việc sử dụng các công cụ hỗ trợ ăn kiêng có thể đem lại hiệu quả. Ví dụ, phương pháp uống các đồ uống vào lúc 17 giờ chiều để làm phân tán cảm giác đói, tránh việc ăn quá nhiều vào lúc chiều tối. Đồ uống hỗ trợ là một loại đồ uống có ga chứa các pectin (chất có trong chất xơ) phản ứng với dịch vị dạ dày trong lúc đói,  tạo thành một loại thạch trong dạ dày. Loại thạch này chứa bong bóng axit carbonic, phình ra trong bụng và làm giảm cơn đói. 

Sau khi uống, trên đường đi làm về, chúng ta không cần phải suy nghĩ về việc sẽ ăn gì vào bữa tối. Đối với những công cụ hỗ trợ ăn kiêng này, các nhà khoa học đề xuất sử dụng chúng trong hướng dẫn dinh dưỡng. Điều này sẽ giúp bệnh nhân có tự tin có thể duy trì các cải thiện trong chế độ ăn.

Bạn đang xem bài viết:Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì? Liệu buồn ngủ sau...
Tiểu đường biến chứng suy tim
Tiểu đường biến chứng suy tim là một trong những biến chứng tim mạch...
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day” thường có chỉ số đường...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Danh mục nội dung1. Lượng đường trong máu2. Lượng đường trong nước tiểu3. HbA1c,...
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần thiết phải nắm...
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày
Một nhóm nghiên cứu của Đại học Guelph và Đại học Toronto tại Canada...
Buồn ngủ sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh tiểu đường?
Tiểu đường biến chứng suy tim
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Uống sữa vào bữa sáng giúp giảm lượng đường trong máu cả ngày
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường