Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin

Cỡ chữ:
A A
Phần lớn bệnh nhân thường có suy nghĩ bi quan rằng liệu pháp insulin là phương pháp điều trị cuối cùng cho những người mắc bệnh tiểu đường nặng. Tuy nhiên hiện nay việc điều trị bệnh tiểu đường ngày càng tiến bộ với nhiều thiết bị tiêm được cải thiện đáng kể. Cách suy nghĩ về isulin như trên không còn chính xác. Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống- tập luyện hoặc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân bắt buộc phải điều trị bằng liệu pháp insulin. 

1. Liệu pháp insulin không phải là một liệu pháp điều trị đặc biệt

Bệnh tiểu đường là một bệnh mà tình trạng lượng đường trong máu tăng cao do hoạt động của các hormone điều chỉnh lượng đường trong máu “insulin” được tiết ra từ tuyến tụy không đủ. Điều trị bằng insulin là để bù đắp cho tình trạng này bằng cách tiêm insulin và kiểm soát lượng đường trong máu.

Trong bệnh tiểu đường tuýp 1 – bệnh mà sự tiết insulin của tuyến tụy gần như biến mất, liệu pháp insulin trở thành nền tảng của việc điều trị và không thể thiếu để đảm bảo sự sống của bệnh nhân. Mặt khác, trong bệnh tiểu đường tuýp 2, khả năng tiết insulin của tuyến tụy vẫn còn, vì vậy ngay cả khi không điều trị bằng insulin cũng không nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân ngay.

Tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 không thể kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống- tập luyện hoặc điều trị bằng thuốc uống và lượng đường trong máu của bệnh nhân vẫn tăng cao, cần tiến hành điều trị bằng liệu pháp insulin.

Việc bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 vẫn cần điều trị bằng insulin không phải là một hiện tượng lạ. Phương pháp isulin vẫn được áp dụng đối với 1 triệu bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ở Nhật Bản.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2
Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2

2. Mục đích của liệu pháp insulin

Điều trị bằng insulin khác nhau phụ thuộc vào loại và tình trạng của bệnh tiểu đường.

Việc tiết insulin từ tuyến tụy được chia thành hai loại là tiết cơ bản trong đó lượng insulin tiết ra gần như không đổi liên tục trong 24 giờ, và tiết bổ sung trong đó lượng insulin được tiết ra đúng lúc để đáp ứng với sự gia tăng chỉ số đường huyết do ăn uống.

Ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 hầu như không có tiết bổ sung hoặc tiết cơ bản, nhưng trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, bản thân khả năng tiết insulin thường được duy trì ở mức tương đối. Tuy nhiên, khi lượng tiết giảm dần hoặc thời gian tiết không phù hợp (ngay cả khi chỉ số đường huyết tăng sau bữa ăn, insulin lại bắt đầu được tiết ra sau một thời gian), đó là nguyên nhân làm tăng đường huyết.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - 1
Cơ chế bài tiết insulin được chia thành tiết cơ bản và tiết bổ sung

Liệu pháp insulin của bệnh tiểu đường tuýp 2 nhằm mục đích sử dụng và duy trì hiệu quả khả năng tiết insulin còn lại của cơ thể để kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.

Những trường hợp nên điều trị bằng liệu pháp insulin:

+ Kiểm soát đường huyết không tốt mặc dù bệnh nhân đang uống thuốc.

+ Tác dụng phụ của thuốc · tương tác thuốc và bệnh về các bộ phận trong cơ thể nên không thể uống thuốc.

+ Khi bị tăng đường huyết nguy hiểm và cần phải giảm ngay chỉ số đường huyết.

+ Khi mắc một bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường.

(Ví dụ trước hoặc sau phẫu thuật hoặc bệnh viêm nhiễm)

+ Trong khi mang thai (hoặc có dự định mang thai) · trong thời gian cho con bú.

3. Thực tế việc tiến hành điều trị bằng liệu pháp insulin

Có nhiều người nghĩ rằng insulin cũng là một loại thuốc uống, nhưng thực tế không phải vậy. Thuốc uống tác động lên tuyến tụy để kích thích tiết insulin, tác động lên gan, cơ bắp,…để cải thiện hoạt động của insulin. Sự biến động của chỉ số đường huyết có sự khác biệt rất lớn tùy vào các điều kiện cá nhân như tình trạng của bệnh và thậm chí cùng một người nhưng chỉ số đường huyết cũng sẽ thay đổi do việc điều trị bệnh tiểu đường.

Ngược lại, liệu pháp insulin trực tiếp bổ sung insulin có hiệu quả cao, bệnh nhân nắm bắt được sự cải thiện và dễ kiểm soát lượng đường trong máu. Nếu bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 mệt mỏi do việc điều trị bằng thuốc không hiệu quả tiến hành thay đổi điều trị bằng liệu pháp insulin, việc kiểm soát sẽ tốt hơn.

Trên thực tế, những chế phẩm insulin nào được sử dụng, lượng bao nhiêu và khi nào tiêm,…sẽ được bác sĩ chỉ định phù hợp với tình trạng của người bệnh đó. Do đó, nội dung điều trị được giải thích ở đây chỉ là những kiến thức cơ bản.

Hiệu quả của liệu pháp insulin: 

  • Trong trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 với lượng insulin tiết bổ sung thấp nhưng lượng tiết cơ bản được duy trì ở một mức độ nào đó, nếu bổ sung phần tiết bổ sung bằng insulin loại tác dụng siêu nhanh hoặc loại tác dụng nhanh, có thể duy trì sự tiết insulin giống như người khỏe mạnh và cải thiện đường huyết.

  •  Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 1

Trong trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 với lượng tiết bổ sung và lượng tiết cơ bản gần như không có, cần phải được bổ sung insulin bằng cách tiêm insulin. Nếu bổ sung lượng tiết bổ sung bằng cách tiêm loại tác dụng siêu nhanh hoặc loại tác dụng nhanh, loại trung gian hoặc loại dài hạn, bệnh nhân có thể duy trì sự tiết insulin như một người khỏe mạnh.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - 2
Hiệu quả của liệu pháp insulin

4. Kiến thức cơ bản về liệu pháp insulin

4.1. Các loại insulin

Dựa trên sự khác nhau về thời gian bắt đầu có hiệu quả, đỉnh tác dụng và thời gian hiệu quả kéo dài sau khi tiêm insulin dưới da, người ta chia thành bốn loại chế phẩm insulin: loại tác dụng siêu nhanh, loại tác dụng nhanh, loại tác dụng trung gian, loại tác dụng dài hạn (hòa tan tác dụng dài), ngoài ra còn có một chế phẩm insulin hỗn hợp. Hãy xem xét tính năng của từng loại chế phẩm và sử dụng đúng cách, hiệu quả. Điều quan trọng là phải hiểu và nắm vững các đặc điểm của loại chế phẩm bản thân đang sử dụng, cách thức hoạt động của insulin và mức độ biến đổi của đường huyết.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - 3
Các loại insulin

4.2. Phương pháp tiêm và dụng cụ tiêm

Trong những năm gần đây, loại bút tiêm và dụng cụ tiêm có sẵn thuốc đang trở nên rất phổ biến và có tác dụng giúp bệnh nhân tiêm insulin với thao tác rất đơn giản.

4.3. Vị trí tiêm và tốc độ hấp thụ

Insulin thường được tiêm vào mô dưới da. Nếu bệnh nhân véo da tại vị trí tiêm insulin và đâm kim theo chiều dọc, insulin có thể được tiêm vào dưới da. Vị trí thích hợp để tiêm insulin là (a) bụng, (b) cánh tay trên, (c) mông, (d) đùi,…Tốc độ hấp thụ ở vị trí tiêm (a) là nhanh nhất, tốc độ ở các vị trí (b), (c), (d) theo thứ tự chậm dần. Thông thường, vị trí tiêm tốt nhất và có tốc độ hấp thụ nhanh nhất là vùng bụng. Nếu bệnh nhân sử dụng các cơ của phần này sau khi tiêm, sự hấp thụ sẽ nhanh hơn.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - 4
Các vị trí tiêm và tốc độ hấp thụ tại từng vị trí

Ngoài ra, nếu bệnh nhân tiếp tục tiêm cùng một chỗ trong mỗi lần tiêm, phần vị trí tiêm đó có thể trở nên cứng, vì vậy hãy tiêm cách vị trí tiêm trước một khoảng nhỏ (khoảng 1cm).

Một loại thuốc tiêm khác cho bệnh tiểu đường “chất đồng vận thụ thể GLP-1”

Gần đây, một loại thuốc tiêm “chất đồng vận thụ thể GLP-1” khác với insulin đã xuất hiện.

  • Là một trong những thuốc liên quan đến incretin

Khi chúng ta ăn uống, một loại hormone gọi là “incretin” thúc đẩy sự tiết insulin được tiết ra từ tá tràng và ruột non. Do hoạt động của incretin bị suy giảm, dù tuyến tụy vẫn còn khả năng tiết insulin nhưng insulin có thể không được tiết ra đủ và tình trạng tăng đường huyết có thể xảy ra. Trong trường hợp như vậy, việc bổ sung incretin bằng thuốc sẽ giúp làm tăng sự tiết insulin và cải thiện tình trạng tăng đường huyết. Bởi vì incretin chỉ hoạt động khi đường huyết tăng cao, nên có một ưu điểm là tình trạng hạ đường huyết khó xảy ra ngay cả khi sử dụng như một loại thuốc.

  • GLP-1 có nhiều tác dụng khác nhau

Có hai loại incretin chính là GIP và GLP-1, trong đó GLP-1 không chỉ thúc đẩy sự tiết insulin mà còn ức chế sự tiết hormone glucagon làm tăng chỉ số đường huyết, giúp giảm cân, hỗ trợ chức năng của tuyến tụy và phù hợp hơn để điều trị. Không giống như các chế phẩm insulin, chất đồng vận thụ thể GLP-1 luôn cần tiêm một lượng cố định mà không thay đổi số đơn vị. Tuy loại thuốc này dễ gây tác dụng phụ như buồn nôn,…,nhưng trong hầu hết các trường hợp, tác dụng phụ này sẽ biến mất sau một thời gian.

  • Không thể thay thế insulin

Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc thúc đẩy sự tiết insulin và không phải là chế phẩm insulin. Vì vậy, nếu tuyến tụy không còn khả năng tạo insulin, thuốc sẽ không có tác dụng ngay cả khi được tiêm. Trong những trường hợp như vậy, liệu pháp insulin là cần thiết.

Xem thêm video 3 phút học về tiểu đường: Thuốc đồng vận GLP-1

4.4. Tự đo đường huyết

Tự đo đường huyết cho biết những biến động của lượng đường trong máu trong thời gian thực là một phương tiện hiệu quả để giúp cho liệu pháp insulin trở nên hiệu quả hơn. Ngoài ra việc tự đo đường huyết cũng hiệu quả để kiểm tra khi nghi ngờ tình trạng hạ đường huyết. Hãy chắc chắn ghi lại dữ liệu thu được bằng cách tự đo đường huyết và nói lại cho bác sĩ điều trị. Đây sẽ là một nguồn thông tin có giá trị để điều trị chính xác hơn.

Nếu nghi ngờ tình trạng hạ đường huyết

Kiểm soát đường huyết càng chặt chẽ thì càng có nhiều khả năng xảy ra tình trạng hạ đường huyết. Các triệu chứng thông thường của hạ đường huyết là run tay, đổ mồ hôi, đánh trống ngực, mệt mỏi, buồn nôn, nhìn mọi thứ mờ hoặc gấp đôi, tuy nhiên do có sự khác biệt về mỗi cá nhân bệnh nhân, nên hãy tự nhớ rõ các triệu chứng hạ đường huyết của bản thân.

Nếu bị hạ đường huyết nghiêm trọng, uống nước ép có chứa đường, glucose (hoặc đường) sẽ nhanh chóng phục hồi. Nếu bệnh nhân không thể tự đối phó với tình trạng hạ đường huyết nghiêm trọng, nên yêu cầu sự giúp đỡ từ những người xung quanh. Tuy nhiên, trong bệnh tiểu đường tuýp 2, bệnh nhân vẫn có khả năng phục hồi nhanh sau khi bị hạ đường huyết , do đó gần như không có trường hợp bị hạ đường huyết nghiêm trọng trong bệnh tiểu đường tuýp 2.

Hơn nữa, nếu cảm thấy lượng đường trong máu hạ thấp khi lái xe, hãy kiểm tra sự an toàn xung quanh và nhanh chóng dừng xe bên lề đường. Nếu bệnh nhân tiếp tục lái xe với suy nghĩ rằng “chỉ cố gắng chịu đựng thêm một chút thôi”, điều này có thể gây nguy hiểm bởi khi lượng đường trong máu hạ thấp, phán đoán tình huống của bệnh nhân trở nên chậm hơn và có thể không thể kiểm soát chuyển động của tay chân để lái xe.

4.5. Mục tiêu điều trị

Trong những năm gần đây, một số nghiên cứu trong và ngoài nước được thực hiện trong đó kiểm tra mối quan hệ giữa kiểm soát đường huyết không tốt và khả năng dễ xảy ra các biến chứng. Kết quả nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu bệnh nhân kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt thì có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm, do đó bệnh nhân nên duy trì điều trị tốt.

Mặt khác, mục tiêu điều trị để chắc chắn ngăn chặn các biến chứng thường làm chặt hơn so với giá trị được coi là tốt thông thường. Tuy nhiên, tùy thuộc vào việc điều trị thích hợp, nỗ lực của bệnh nhân, bệnh nhân có thể thực hiện theo giá trị mục tiêu này. Mục tiêu là giữ HbA1c※ ở mức dưới 7,0%.

>> Xem chi tiết bài viết: Mục tiêu kiểm soát đường huyết để phòng ngừa biến chứng là HbA1c < 7%

※ HbA1c: Giá trị thể hiện chỉ số đường huyết trung bình từ 2 tháng trước đến thời điểm lấy mẫu máu. Giá trị tiêu chuẩn là 4.6~6.2%.

Hiểu sai về insulin

  • Liệu pháp insulin cần thiết khi tình trạng bệnh rất xấu?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh đáng sợ với các biến chứng nguy hiểm. Sự tiến triển của các biến chứng tùy thuộc vào việc kiểm soát đường huyết tốt hay xấu. Ngay cả khi không điều trị bằng insulin, nếu kiểm soát đường huyết không tốt, sự khởi phát và tiến triển của các biến chứng không thể bị ức chế. Ngược lại, ngay cả những người cần điều trị bằng insulin, nếu họ duy trì sự kiểm soát tốt bằng cách đó, sự tiến triển của các biến chứng sẽ bị ức chế. Thực tế là điều trị bằng insulin là cần thiết và không liên quan trực tiếp đến tình trạng bệnh tốt hay xấu.

  • Nếu bắt đầu điều trị bằng liệu pháp insulin thì sẽ phải duy trì suốt đời?

Chỉ số đường huyết tăng cao tự nó gây ra một vòng luẩn quẩn trong đó sự tiết insulin bị giảm và chức năng insulin trong cơ bắp và tế bào mỡ bị suy giảm. Nếu cải thiện tình trạng đó bằng liệu pháp insulin sẽ tạo một vòng tròn cải thiện tình trạng tăng đường huyết và làm giảm nhu cầu điều trị bằng insulin.

  • Tiêm insulin làm suy giảm nhanh sự tiết insulin của tuyến tụy?

Điều này hoàn toàn ngược lại. Nếu bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng insulin và cải thiện lượng đường trong máu, tuyến tụy của bệnh nhân có thể được nghỉ ngơi và khả năng tiết insulin được khôi phục. Ví dụ, không có gì lạ khi có trường hợp bệnh nhân quay trở lại điều trị bằng thuốc uống sau một thời gian điều trị bằng insulin do thuốc uống không hiệu quả.

  • Liệu việc tiêm insulin có đau không?

Dụng cụ sử dụng để tiêm insulin đang dần được cải thiện và hiện nay hầu hết các dụng cụ tiêm không gây đau cho bệnh nhân.

  • Có cần thiết phải nhập viện để bắt đầu điều trị bằng insulin không?

Cũng có nhiều trường hợp bệnh nhân có thể bắt đầu điều trị insulin ngoại trú.

  • Có phải điều trị bằng liệu pháp insulin sẽ gây béo?

Tùy thuộc vào mỗi người, khi bắt đầu điều trị bằng insulin và thấy việc kiểm soát đường huyết được cải thiện việc nên yên tâm ăn nhiều hơn hoặc ăn thêm bữa phụ với ý nghĩ “để phòng ngừa hạ đường huyết”, những việc này sẽ khiến bệnh nhân trở nên béo. Tuy nhiên, nếu tuân thủ theo chế độ ăn uống, tập luyện điều trị và thực hiện các biện pháp thích hợp đối với tình trạng hạ đường huyết thì sẽ không có vấn đề gì đáng lo.

  • Nếu lượng đường trong máu trước bữa ăn không cao nhưng vì có lo ngại về tình trạng hạ đường huyết nên điều trị bằng liệu pháp insulin là không phù hợp?

Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, có những trường hợp tăng đường huyết tăng cao sau bữa ăn ngay cả khi lượng đường trong máu trước bữa ăn gần với mức bình thường. Trong những trường hợp như vậy, các biến chứng (đặc biệt là xơ vữa động mạch) xảy ra, vì vậy điều trị bằng insulin là cần thiết.

5. Lời khuyên và chú ý để nâng cao hiệu quả của liệu pháp insulin

5.1. Cần nắm rõ nội dung điều trị và tình trạng hiện tại của bản thân

Những thông tin như hiện tại đang tiêm loại insulin nào, HbA1c là bao nhiêu và chênh lệch bao nhiêu so với mục tiêu, việc kiểm soát đã tốt chưa để có thể quản lý lượng đường trong máu tốt hơn và điều trị hiệu quả hơn.

>> Bệnh nhân cần chú ý: Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường

5.2. Ngay cả khi bệnh nhân không thể ăn nhiều khi bị cảm lạnh hoặc bị bệnh về đường tiêu hóa, insulin vẫn nên được tiêm với lượng bằng nửa lượng bình thường

Khi bị bệnh, tác dụng của insulin yếu đi, vì vậy nếu bệnh nhân không tiêm insulin, có thể bị tăng đường huyết và rơi vào trạng thái hôn mê. Ngoài ra, khi bị sốt, nên bổ sung lượng nước với các thực phẩm như miso, súp, nước trái cây,…để tránh mất nước.

>> Sáu biện pháp khắc phục chứng nhạy cảm với lạnh của bệnh tiểu đường

5.3. Không ăn vặt

Đối với những người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 không thể tự tiết ra lượng bổ sung insulin, việc ăn vặt làm rối loạn kiểm soát. Bệnh nhân nên hấp thụ đúng lượng thức ăn và hạn chế ăn uống ngoài những bữa ăn đã quyết định.

>> Xem thêm các món ăn vặt cho người tiểu đường

5.4. Không nên sử dụng insulin được giã đông sau khi đã đông lạnh

Các chế phẩm insulin chưa sử dụng thường được bảo quản trong tủ lạnh, nhưng nếu insulin bị đông lạnh, chất lượng sẽ thay đổi, vì vậy không nên bảo quản đông lạnh insulin. Các chế phẩm insulin đang sử dụng nếu được bảo quản trong phòng bình thường, không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời hoặc không để gần thiết bị sưởi ấm thì sẽ không có vấn đề gì. Nếu bảo quản loại bút hoặc dụng cụ chứa sẵn thuốc tiêm trong tủ lạnh, hiện tượng ngưng tụ sẽ xảy ra và các dụng cụ này có thể không hoạt động.

Điều trị bằng liệu pháp insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 - 5
Những lời khuyên và chú ý để nâng cao hiệu quả của liệu pháp insulin

Bạn đang xem bài viết:Liệu pháp insulin (bệnh tiểu đường tuýp 2)” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Theo Hội nghiên cứu nội tiết, cải thiện tình trạng tăng đường huyết sau...
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Các cách điều trị bệnh tiểu đường đều nhằm mục đích giảm lượng đường...
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ suy giảm chức năng nhận thức?
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bị bệnh tiểu đường có...
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Nhóm thuốc ức chế DPP-4 là một loại thuốc uống điều chỉnh sự tiết...
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì việc kiểm soát đường huyết ổn định...
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, thừa cân và béo phì là một...
Hãy chú ý vấn đề tăng đường huyết sau khi ăn từ giai đoạn đầu của bệnh tiểu đường
Cách điều trị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường sẽ suy giảm chức năng nhận thức?
Nhóm thuốc ức chế DPP-4
Những điều cần biết về cách tự đo đường huyết
Chỉ cần giảm 3% cân nặng cũng có thể cải thiện béo phì và tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường