Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2

Cỡ chữ:
A A
Những lợi ích sức khỏe của trà xanh Nhật Bản đang thu hút sự chú ý từ khắp mọi nơi trên thế giới. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trà xanh và matcha có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh béo phì, tiểu đường tuýp 2, bệnh tim, đột quỵ và ung thư.

1. Chống oxy hóa nhờ catechin có trong trà

Trong số các chất dinh dưỡng có trong trà xanh thì catechin là thành phần có nhiều tác dụng hỗ trợ điều trị và chữa bệnh. Nếu tính trọng lượng đã phơi khô, trong lá trà xanh có đến 10 – 20% polyphenol có chứa catechin, khoảng một nửa trong số đó là loại epigallocatechin gallate (EGCG). Loại chất này hầu như không có trong trà ô long và trà đen, nên có thể nói đây chính là một thành phần đặc trưng nhất của trà xanh.

Có một số báo cáo cho rằng khi cơ thể hấp thụ một lượng catechin nhất định sẽ giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa lipid ở gan, hỗ trợ tiêu thụ nhiều năng lượng từ đó giảm bớt lượng mỡ.

Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 0
Trà xanh Nhật Bản có tác dụng chống oxy hóa nhờ catechin (Ảnh: Internet)

2. Giảm các rủi ro về bệnh tim và đột quỵ

Theo nghiên cứu JPHC – nghiên cứu đoàn hệ đa mục đích do Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản thực hiện, nguy cơ tử vong do bệnh tim, đột quỵ, bệnh hô hấp,… có xu hướng giảm ở những người thường xuyên uống trà xanh.

Nghiên cứu của JPHC được thực hiện để làm rõ mối quan hệ giữa các thói quen lối sống với bệnh ung thư, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… Đối tượng được khảo sát là khoảng 90.000 người (cả nam và nữ), độ tuổi từ 40 – 69 tuổi, từ năm 1990 hoặc 1993 – 2011.

Nhóm nghiên cứu đã tiến hành so sánh giữa các nhóm: nhóm những người uống ít hơn 1 tách trà xanh mỗi ngày, nhóm uống 3 – 4 cốc mỗi ngày và nhóm uống hơn 5 cốc mỗi ngày. Kết quả, nguy cơ tử vong do bệnh tim giảm 26% ở cả nam giới và nữ giới. Nguy cơ tử vong do bệnh mạch máu não đã giảm 29% ở nam giới và 14% ở nữ giới.

Tại sao uống trà xanh làm giảm nguy cơ tử vong? Nhóm nghiên cứu đã giải thích nguyên nhân là do:

– Catechin có trong trà xanh có tác dụng cải thiện mức đường huyết và giúp điều chỉnh huyết áp, mỡ cơ thể và lipid máu.

– Caffeine có trong trà xanh thúc đẩy quá trình khôi phục các tế bào nội mô và giữ cho các mạch máu khỏe mạnh.

3. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Nghiên cứu đoàn hệ quy mô lớn – “Nghiên cứu JACC” của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ của Nhật đã làm sáng tỏ rằng những người uống hơn 6 tách trà xanh mỗi ngày sẽ giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2

Nghiên cứu này đang được thực hiện để làm rõ thói quen sống của người Nhật liên quan như thế nào đến ung thư. Khảo sát được thực hiện trên 17.413 người ở độ tuổi 40 – 65, không có tiền sử bệnh tiểu đường, bệnh tim hoặc ung thư. Những người tham gia đã được khảo sát dưới dạng bảng câu hỏi về thói quen uống trà xanh và tiền sử đã đi khám bệnh tiểu đường hay chưa.

Kết quả là người uống 6 tách trà xanh trở lên mỗi ngày có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 33% so với những người ít uống (1 cốc hoặc ít hơn 1 cốc mỗi tuần). Caffeine có trong trà xanh giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất cơ bản, đốt cháy chất béo trong các cơ, chuyển hóa glycogen và giải phóng axit béo tự do từ các mô ngoại biên, cải thiện tình trạng kháng insulin nhờ tác dụng chống oxy hóa của catechin như EGCG.

Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 1
Trà xanh còn có tác dụng hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường (Ảnh: Internet)

4. Tăng vi khuẩn có lợi và giảm nguy cơ béo phì

Đại học bang Ohio (Mỹ) đã công bố một nghiên cứu rằng trà xanh giúp tăng số lượng vi khuẩn có lợi trong ruột và giảm nguy cơ béo phì. Từ trước đến nay, người ta vẫn biết rằng trà xanh có thể ngăn ngừa viêm trong ruột, nhưng không rõ tác dụng nào của trà xanh có thể giúp ngăn ngừa béo phì.

Nhóm nghiên cứu đã chia số lượng chuột làm thí nghiệm thành các nhóm được cho uống trà xanh và nhóm không uống trà xanh, sau đó cho chúng ăn chế độ ăn uống nhiều chất béo trong 8 tuần. Kết quả, so với nhóm không được cho uống trà xanh, những con chuột được cho uống trà xanh có trọng lượng ít hơn 20% và tình trạng kháng insulin được ức chế. Ngoài ra, những con chuột được cho uống trà xanh ít bị viêm trong mô mỡ và ruột, đồng thời cũng có ít vi khuẩn có hại hơn trong ruột.

Giáo sư Richard Bruno thuộc Khoa Dinh dưỡng Con người tại Đại học Bang Ohio cho biết: “Các tác dụng của trà xanh đối với hệ vi sinh vật đường ruột có khả năng áp dụng được với người. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bổ sung trà xanh vẫn chưa được chứng minh nhưng chúng ta nên đưa trà xanh vào bữa ăn phù hợp và vừa đủ”.

Giáo sư Bruno và các đồng nghiệp hiện đang chuẩn bị cho một nghiên cứu để kiểm tra tác dụng của trà xanh ở những người mắc hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2.

Một nghiên cứu của Đại học bang Pennsylvania đã chỉ ra: EGCG trong trà xanh tạo ra một chu kỳ vừa bảo vệ các tế bào khỏe mạnh vừa giết chết các tế bào ung thư.

5. Trà xanh chống căng thẳng lo âu

Nhóm nghiên cứu của Đại học Kumamoto đã làm rõ công dụng làm giảm các chứng lo âu của matcha thông qua các thí nghiệm. Matcha có thể có tác dụng giải tỏa lo âu thông qua việc kích hoạt dopamine và serotonin. Dopamine giúp kích hoạt các dây thần kinh và serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh có tác dụng ổn định cảm xúc.

Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2 2
Trà xanh còn có tác dụng giúp giảm bớt lo âu, căng thẳng (Ảnh: Internet)

Nhóm nghiên cứu đã đặt những con chuột vào 2 nơi: một nơi tối và hẹp (Closed arm) và một nơi cao và thoáng mát (Open arm), rồi đo thời gian ở tại đó và khoảng cách di chuyển của chúng. Các nhà khoa học cho chuột uống chiết xuất từ trà xanh và tiến hành quan sát.

Kết quả là, con chuột được cho uống chiết xuất matcha có thời gian ở dài hơn và quãng đường di chuyển xa hơn trong khu vực cao và thoáng. Điều này chỉ ra rằng các thành phần có trong matcha làm tăng hoạt động giải tỏa chứng lo âu ở chuột.

Hiệu quả làm giảm lo âu của matcha có liên quan đến các hoạt động của thụ thể dopamine D1 và thụ thể Serotonin 5-HT1A. Việc uống matcha được coi là có tác dụng giải tỏa lo âu thông qua kích hoạt dopamine và serotonin.

Bạn đang xem bài viết:Trà xanh Nhật Bản có tác dụng ngăn ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường tuýp 2” tại Chuyên mục:Ăn uống và vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Hoa Kỳ đã...
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một cuộc khảo sát theo dõi khoảng 86.000 người Nhật trong 20 năm đã...
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Một nghiên cứu chỉ ra rằng “Sô cô la tốt cho sức khỏe” đã...
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Đối với người mắc bệnh tiểu đường, việc ăn uống ngoài hàng thường chứa...
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
Những người hấp thụ lượng lớn chất xơ trong chế độ ăn uống thường...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Sô cô la làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Hướng dẫn người tiểu đường lựa chọn món ăn ở nhà hàng
Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường