Người tiểu đường nhổ răng được không?

Cỡ chữ:
A A
Bệnh tiểu đường ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân, sức đề kháng giảm, dễ bị nhiễm khuẩn, vết thương lâu lành. Vậy người tiểu đường nhổ răng được không? nhổ răng có an toàn không? Các vấn đề về sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng, đau nhức…cần chú ý những gì?

1. Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Người gặp vấn đề về răng miệng, bị sâu răng nặng không chữa trị thì sẽ gây ảnh hưởng đến việc nhai và sức khỏe của họ. Người tiểu đường cũng như những người bình thường, cũng cần phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, việc nhổ răng ở người tiểu đường phải hết sức thận trọng và tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý của bệnh nhân tiểu đường.

Tiểu đường nhổ răng được không 1
Người tiểu đường nhổ răng được không? (ảnh: Internet)

Bệnh tiểu đường làm suy giảm sức đề kháng, các vết thương khó lành, suy giảm hệ miễn dịch, khiến bệnh nhân dễ dàng nhiễm khuẩn,…Một số biến chứng bệnh tiểu đường kể trên tác động trực tiếp đến quá trình khôi phục sau khi nhổ răng ở người tiểu đường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

 Vậy, tiểu đường nhổ răng được không? Câu trả lời là có. Người bệnh vẫn có thể nhổ răng nếu lượng đường trong máu duy trì ở mức 7 – 10 mmol/lít. Còn nếu lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít thì hoàn toàn không được nhổ răng.

Người bệnh bị tiểu đường có lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít sau khi nhổ răng có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng vết thương, máu khó đông nên thường chảy nhiều máu, vết mổ sau khi nhổ răng rất lâu lành. Bên cạnh đó, quá trình nhổ răng làm suy giảm sức khỏe của bệnh nhân, gây nhiều nguy hiểm.

Trên thực tế, người bị bệnh tiểu đường rất dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng, trong đó có sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng,…nguyên nhân là vì khoang miệng của họ thường chứa nhiều vi khuẩn có hại mang độc tố phá hủy sự hình thành insulin. Mà khi insulin bị suy giảm sẽ khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát, tăng cao, sức đề kháng của bệnh nhân cũng suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, muốn biết người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, bạn hãy trực tiếp đến gặp các bác sĩ nha khoa để kiểm tra và thăm khám cụ thể. Nếu chỉ số đường huyết ở mức cho phép thì hoàn toàn có thể thực hiện nhổ răng và rất an toàn.

Nhổ răng khi bị tiểu đường có an toàn không?

Khi đi khám răng, người bệnh tiểu đường cần thông báo chính xác chi tiết bệnh tình của mình để bác sĩ điều trị đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất. Có thể mang theo sổ khám bệnh theo dõi để biết chính xác và cụ thể hơn. Nếu bệnh nhân đang có lượng đường vượt mức 10 mmol/lít thì cần điều trị tích cực hạ xuống dưới mức cho phép thì mới có thể nhổ răng.

Để đảm bảo nhổ răng an toàn cho người bệnh bị tiểu đường, bệnh nhân cũng nên tìm đúng địa chỉ nha khoa uy tín có kỹ thuật nhổ răng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm và giảm xác suất ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người bị tiểu đường.

Thông thường, trước khi nhổ răng, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường huyết, kiểm tra tình trạng sức khỏe cho người tiểu đường.

Tiểu đường nhổ răng được không 2
Người tiểu đường phải được kiểm tra đường huyết trước khi nhổ răng (ảnh: Internet)

Có nên nhổ răng đang bị đau nhức không?

Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức ở răng như viêm nướu, nhưng phổ biến nhất là do răng sâu. Việc nhổ răng có thể ảnh hưởng đến thần kinh của người bệnh, nhất là cần chú ý khi nhổ răng hàm dưới và răng khôn. Vì vậy, bác sĩ sẽ phải khám, chụp X – Quang và làm một số xét nghiệm đơn giản cho người chuẩn bị nhổ răng. Người tiểu đường có nguy cơ nhiễm khuẩn cao nên cần phải chú ý về chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng, vệ sinh đúng cách để vết nhổ nhanh lành.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng đối với người tiểu đường, vệ sinh răng miệng không tốt là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến tình trạng bệnh của bệnh nhân.

cta kiến thức tiểu đường Bệnh nhân tiểu đường hãy xem ngay các bài viết hữu ích dưới đây để tự kiểm soát bệnh:

2. Mối quan hệ hai chiều giữa hệ răng miệng và tiểu đường

Người bị tiểu đường có nguy cơ cao gặp các vấn đề sức khỏe răng miệng, do dễ bị nhiễm khuẩn và giảm khả năng đề kháng vi khuẩn tấn công vào nướu. Ở Mỹ, gần 21 triệu người mắc bệnh tiểu đường, các nhà nghiên cứu đã thống kê con số gia tăng đáng kể bệnh về nướu/lợi ở những người tiểu đường trong những năm gần đây. Hơn thế bệnh nha chu nặng đã được đưa vào danh sách những biến chứng đi kèm với bệnh tiểu đường như đau tim, đột quỵ và bệnh về thận.

Mối quan hệ tác động qua lại hai chiều

Nghiên cứu gần đây cho thấy mối liên hệ hai chiều giữa bệnh nha chu nặng và tiểu đường, bệnh tiểu đường dễ mắc bệnh nha chu nặng, ngược lại cũng tiềm ẩn nguy cơ tác động lên lượng đường trong máu và làm bệnh tiểu đường tiến triển nặng hơn.

Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng cho người tiểu đường

– Bắt đầu từ việc đánh răng thường xuyên và đúng cách: Các bác sĩ nha khoa khuyên nên đánh răng 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Chải răng theo phương pháp bass, không chải mạnh, nhẹ nhàng với bàn chải lông mịn.

Tiểu đường nhổ răng được không 4
Chăm sóc răng miệng đúng cách (ảnh: Internet)

Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định: Khi giữ đường huyết ở mức ổn định, càng tốt cho sức khỏe răng miệng. Tất cả can thiệp nha khoa như người tiểu đường nhổ răng, tiểu đường bị bệnh về nướu lợi, các bệnh tiểu đường răng miệng khác chỉ có thể thực hiện khi bệnh nhân kiểm soát tốt đường huyết và giữ đường huyết ở mức ổn định.

– Nên dùng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, tăm nước hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám vi khuẩn ở răng, sử dụng nước súc miệng đúng cách theo hướng dẫn của nha sĩ.

Tiểu đường nhổ răng được không 3
Dùng chỉ nha khoa sau khi ăn (ảnh: Internet)

– Nếu người bệnh tiểu đường có sử dụng hàm giả, nên tháo lắp và làm sạch hàng ngày. Không nên đeo hàm giả đi ngủ và nếu hàm giả lỏng hay quá khít chặt thì nên làm lại hàm giả mới.

– Nên thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ để kiểm tra về tình trạng răng miệng và vệ sinh răng miệng. Chắc chắn rằng phải để bác sĩ nha khoa biết về tình trạng bệnh tiểu đường của mình trước khi bạn có vấn đề về răng miệng muốn khám.

– Cải thiện tình trạng khô miệng bằng cách uống nhiều nước hoặc sử dụng kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt.

Tiểu đường nhổ răng được không 5
Uống nhiều nước cải thiện tình trạng khô miệng (ảnh: Internet)

Muốn biết người bị tiểu đường nhổ răng được không, người bệnh phải đi khám bác sĩ và thông báo về tình trạng bệnh lý của mình. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng đường trong máu của bệnh nhân và phải phù hợp với tiêu chuẩn cho phép thì người bệnh mới được nhổ răng. Nên làm theo những chỉ định của bác sĩ để tránh những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

Bạn đang xem bài viết: Người tiểu đường nhổ răng được không? Tại chuyên mục biến chứng thần kinh . Bạn có thể tìm hiểu chi tiết về biến chứng này tại bài viết bệnh thần kinh do tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra tăng đường huyết. Bài viết sẽ...
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Chất đồng vận thụ thể GLP-1 là một loại thuốc để bổ sung GLP-1...
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu với đối tượng là hơn 170.000 người ở Hoa Kỳ chỉ ra...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản đã đưa ra kiến nghị kêu gọi...
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Danh mục nội dung1. Bệnh tiểu đường – quá trình tiến triển và điều...
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường
Chất đồng vận thụ thể GLP-1
Tăng cân sau khi cai thuốc lá làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường