Cảnh báo về những triệu chứng đường huyết cao

Cỡ chữ:
A A
Tình trạng đường huyết không ổn định, đường huyết tăng cao ở người bị tiểu đường có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Bệnh nhân cần thận trọng khi gặp phải các triệu chứng đường huyết cao; điều chỉnh lại chế độ ăn uống, vận động phù hợp.

1. Con số cảnh báo về tiểu đường ở Việt Nam

Tỉ lệ người Việt Nam mắc bệnh tiểu đường ngày càng tăng. Theo ông Nguyễn Thanh Long, thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, số người dân mắc bệnh tiểu đường trong 10 năm nay tăng lên gấp 2 lần, từ gần 3% dân số lên 5,4%, ước tính cả nước có khoảng 3 triệu người bị tiểu đường. Tiến sĩ Phan Hướng Dương, hiện là Phó giám đốc Bệnh viện Nội tiết Trung ương Hà Nội đã cảnh báo về mức gia tăng bệnh nhân tiểu đường trong tương lai. Theo ông trong giai đoạn 2010 đến năm 2030 người bị tiểu đường sẽ tăng lên 200%. Tỉ lệ người bị tiền tiểu đường cũng tăng gấp đôi từ 7,7% lên đến 14%. Nguy hiểm hơn, ở Việt Nam có tới 64% người dân không biết mình bị mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 ngày càng trẻ hóa, thậm chí những đứa trẻ 12, 13 tuổi đã bị bệnh (hiểu đúng về tiểu đường ở trẻ em).

Triệu chứng đường huyết cao 1
Trẻ nhỏ cũng có thể mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 (ảnh: Internet)

Đường huyết tăng cao thường xuất hiện ở người tiểu đường. Người tiểu đường muốn đẩy lùi căn bệnh này phải kiểm soát được lượng đường trong máu, nên có chế độ ăn uống, dinh dưỡng đầy đủ, phù hợp, kết hợp với luyện tập thể chất hằng ngày, và tuân theo những chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Đường huyết tăng cao là gì?

Đường huyết là một thuật ngữ chỉ lượng đường trong máu mỗi người. Đường vốn là loại năng lượng thiết yếu được chuyển hóa tới các cơ bắp của cơ thể, có vai trò quan trọng cho hệ thần kinh và tổ chức của não bộ. Mỗi người sẽ có một lượng đường huyết nhất định, nếu lượng đường huyết đột nhiên tăng cao hoặc hạ thấp thì đó là một dấu hiệu không bình thường của cơ thể.

Chỉ số đường huyết an toàn của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kì là:

– Chỉ số đường huyết đo trước bữa ăn ở mức 90 – 130 mg/dl ( 5,0 – 7,2 mmol/l)

– Chỉ số đường huyết đo sau khi ăn từ 1 – 2 giờ nhỏ hơn 180 mg/dl (10mmol/l)

>> Tăng đường huyết là gì? Tăng đường huyết sau ăn, mô hình chỉ số đường huyết

– Chỉ số đường huyết trước lúc đi ngủ ở mức 110 – 150 mg/dl (6,0 – 8,3 mmol/l)

Cảnh báo nguy hiểm

Mức đường huyết cao hơn 180 mg/dl thì đường gọi là đường huyết tăng, con số vượt quá 250 mg/dl thì rất đáng lo ngại. Và đồng thời lúc này cơ thể sẽ có những triệu chứng đường huyết cao cụ thể mà bạn có thể dễ dàng nhận biết được.

3. Những triệu chứng đường huyết cao

Chảy máu chân răng

Thông thường, trong khoang miệng ở người sẽ có cơ chế chống được một số loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Tuy nhiên, do lượng đường huyết trong máu tăng cao nên vô tình khoang miệng trở thành khu vực ưa thích của vi khuẩn và làm giảm đặc tính chống vi khuẩn tự nhiên của vùng miệng. Vi khuẩn tăng cường hoạt động và làm tổn thương đến nướu. Lúc này, nướu sẽ có hiện tượng sưng đỏ, trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị chảy máu khi bạn tác động đến như đánh răng hay xỉa răng bằng tăm.

Triệu chứng đường huyết cao 2
Chảy máu chân răng là một trong những triệu chứng đường huyết cao (ảnh: Internet)

Xuất hiện nhiều vết đốm trên da

Theo ý kiến của chuyên gia, lượng đường trong máu tăng cao có thể làm hỏng mạch máu, ngay cả những mạch máu dưới da. Sự phá hủy và tổn thương này sẽ dẫn đến những mảng nâu nhạt, vảy đốm xuất hiện trên da, triệu chứng đường huyết cao này xuất hiện nhiều nhất ở vùng đùi và bắp chân. Ở các vị trí vết đốm này, bệnh nhân sẽ cảm thấy khó chịu vì ngứa và thậm chí là đau rát.

Ở một số người có lượng đường trong máu cao, da có thể xuất hiện các đốm tối, sáng nhợt nhạt, không đồng màu ở các vùng da có nếp gấp như nách, cổ, vùng bẹn. Khi tỉ lệ đường trong máu quá cao, các tế bào da sẽ tái sản xuất nhanh hơn bình thường, vì các tế bào mới có nhiều sắc tố nên dẫn đến tình trạng xuất hiện các đốm da. Các mảng da đốm tối có thể không gây đau ngứa nhưng lại có thể bốc mùi khó chịu.

Thường xuyên khát nước và buồn tiểu

Nếu bạn thường xuyên buồn tiểu thì rất có thể lượng đường huyết trong máu đã vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo tiến sĩ Fuhrman giải thích thì khi tỉ lệ đường glucose tăng cao trong máu thì thận cũng sẽ tăng hoạt động để cố gắng đẩy glucose ra ngoài qua đường nước tiểu. Kết quả bạn phải đi tiểu nhiều hơn bình thường và tình trạng này xuất hiện nhiều vào ban đêm.

Việc đi tiểu liên tục thì cơ thể phải tiếp thu một lượng nước tương ứng, bạn uống nước nhiều hơn, tăng khát, miệng trở nên khô hơn bình thường. Chu kì này sẽ tái diễn lặp đi lặp lại cho đến khi có các phương pháp điều trị tình trạng đường huyết tăng.

Luôn ở trạng thái mệt mỏi

Mệt mỏi là dấu hiệu thường thấy khi cơ thể bị mất nước, uống nước nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể do tình trạng đi tiểu thường xuyên. Sự mệt mỏi cũng xuất phát từ việc bạn phải thức giấc nhiều lần giữa đêm để đi vệ sinh hoặc uống nước, ngủ không sâu, bạn sẽ uể oải vào ngày hôm sau.

Triệu chứng đường huyết cao 3
Người bệnh thường xuyên thấy mệt mỏi (ảnh: Internet)

Nhìn mờ

Khi lượng đường glucose trong máu tăng cao, chất dịch lỏng sẽ xâm nhập vào mắt và làm cho điểm vàng trong mắt bị sưng lên. Điểm vàng ở mắt có nhiệm vụ giúp hình ảnh trở nên sắc nét, rõ ràng hơn. Chức năng hoạt động của điểm vàng bị ảnh hưởng sẽ làm thay đổi hình dạng của ống kính, do vậy bạn không thể nhìn rõ nét một vật bất kì, ngay cả khi đeo kính thì độ sắc nét của mọi vật cũng không được cải thiện.

cta kiến thức tiểu đườngXem ngay bài viết: Hiện tượng Hạ đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng thuốc để hiểu biết & phòng tránh

4. Cần làm gì khi xuất hiện những triệu chứng đường huyết cao

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng đường huyết cao như mệt mỏi, thường xuyên buồn tiểu và khát nước liên tục thì hãy nhanh chóng đến các trung tâm uy tín để kiểm tra, thăm khám và làm các thủ tục xét nghiệm. Bác sĩ sẽ đo chỉ số đường huyết và chẩn đoán bệnh tiểu đường. Nếu tỉ lệ đường huyết của bạn vượt quá mức cho phép thì bạn sẽ được đề nghị dùng thuốc để kiểm soát mức độ. Bạn nên thay đổi lối sống, có chế độ ăn uống bổ sung nhiều rau xanh, hạn chế tinh bột, các sản phẩm chứa nhiều đường.

Triệu chứng đường huyết cao 4
Chế độ ăn nên bổ sung nhiều rau xanh (ảnh: Internet)

>>Ăn nhiều chất xơ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 và béo phì

5. Lưu ý những biến chứng khi lượng đường huyết thường xuyên tăng cao

Khi lượng đường trong máu tăng cao và bị kéo dài liên tục trong khoảng 2 -3 tháng thì bạn sẽ phải đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:

Nhiễm toan ceton

Hiện tượng xảy ra khi cơ thể có quá ít hormone chuyển hóa đường, glucose không thể đi vào các tế bào sản sinh năng lượng. Lúc này, cơ thể buộc phải phá vỡ các chất béo để tạo ra năng lượng duy trì hoạt động thể chất. Quá trình tạo ra acid độc hại này được gọi là ceton. Lượng ceton tích tụ trong máu ở ngưỡng cao và xâm nhập vào nước tiểu sẽ làm thay đổi độ pH máu và được gọi là nhiễm toan ceton. Người bị nhiễm toan ceton không được điều trị kịp thời có thể gây hôn mê và thậm chí là tử vong.

Triệu chứng đường huyết cao 5
Lượng đường huyết tăng cao tăng nguy cơ nhiễm toan ceton (ảnh: Internet)

Tăng áp lực thẩm thấu

Tình trạng này xảy ra khi cơ thể đề kháng insulin, insulin được sản xuất ra nhưng lại không sử dụng được. Insulin không làm giảm lượng đường trong máu, dẫn đến việc đường huyết trong máu rất cao, trên 600 mg/ dl (33mmol/l). Chất insulin không được tiêu thụ nên cơ thể bài tiết chất này vào nước tiểu, kéo theo một lượng lớn nước của cơ thể, khiến bệnh nhân bị mất nước và liên tục buồn tiểu. Người bệnh sẽ gặp nhiều nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời khi có những dấu hiệu này.

Khi xuất hiện các triệu chứng đường huyết cao, người bệnh nên đi khám bác sĩ để có những chỉ dẫn cụ thể về cách điều trị, phương pháp ăn uống và tập luyện phù hợp, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng tới tính mạng.

Bạn đang xem bài viết: ‎Những triệu chứng đường huyết cao tại Chuyên mục Tăng đường huyết

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bệnh thần kinh do tiểu đường
Bệnh thần kinh do tiểu đường là một trong 3 biến chứng nghiêm trọng...
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day” thường có chỉ số đường...
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bài viết dưới đây là những giải đáp về bệnh tiểu đường ở trẻ...
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Bệnh tiểu đường là một trong các yếu tố nguy cơ gây tai biến...
Thức khuya và dậy muộn vào dịp nghỉ lễ là nguyên nhân làm sức khỏe suy giảm?
Mọi người thường nghĩ rằng những kỳ nghỉ lễ dài và hai ngày cuối...
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Khi được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường hoang mang...
Bệnh thần kinh do tiểu đường
Những lưu ý với bệnh nhân tiểu đường ở những ngày “sick day”
Giải đáp một số câu hỏi thường gặp về bệnh tiểu đường ở trẻ em
Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố nguy cơ gây ra đột quỵ
Thức khuya và dậy muộn vào dịp nghỉ lễ là nguyên nhân làm sức khỏe suy giảm?
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường