Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết

Cỡ chữ:
A A
Trên thực tế, không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ dị tật ở trẻ sẽ tăng do người mẹ dùng thuốc để điều trị bệnh tiểu đường.

1. Tiêm insulin áp dụng trong những trường hợp nào?

Có nhiều trường hợp phải sử dụng insulin trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, trong đó bao gồm:

– Nhiều loại thuốc uống để điều trị bệnh tiểu đường chống chỉ định cho phụ nữ mang thai (cấm uống).

– Các thành phần của thuốc uống để điều trị bệnh tiểu đường có thể gây hạ đường huyết cho em bé qua nhau thai.

– Tiến hành tiêm insulin sẽ dễ dàng kiểm soát lượng đường trong máu khi mang thai hơn.

Mặc dù việc sử dụng insulin là không nên đối với phụ nữ mang thai nhưng trong hướng dẫn sử dụng insulin của Nhật Bản thường đề cập về vấn đề này như sau:

– Sản phẩm thuốc này ít dùng cho phụ nữ mang thai

– Chưa xác lập tính an toàn liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc trong thai kỳ.

Vì vậy, các cơ sở y tế thường áp dụng “tiêu chuẩn đánh giá mức độ nguy hiểm của thuốc đối với thai nhi (FDA Pregnancy Category)” của FDA Hoa Kỳ thông qua các ký hiệu.

Ký hiệu phân loại nguy cơ trên phụ nữ mang thai của FDA:

Category

Khái quát
A

Chưa phát hiện nguy cơ khi thử nghiệm đối chứng trên con người

B Không có bằng chứng về nguy cơ đối với người dùng
C Không thể phủ định nguy cơ
D Có bằng chứng chính xác về nguy cơ
X Chống chỉ định với phụ nữ đang mang thai

2. Tiết insulin và kiểm soát đường huyết

Insulin là hormone duy nhất có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu và được tạo ra trong tuyến tụy. Tế bào β tuyến tụy có chức năng kiểm soát sự tăng lượng đường trong máu. Trong cơ thể, luôn có một lượng nhỏ insulin được tiết ra. 

Khi tuyến tụy nhận thấy lượng đường trong máu tăng, tuyến tụy sẽ nhanh chóng tiết ra insulin bổ sung và duy trì lượng đường trong máu ở mức ổn định (gọi là tiết lượng bổ sung).

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Tiết lượng bổ sung

Trong trường hợp phụ nữ khi mang thai bị bệnh tiểu đường, lượng tiêm insulin cần thiết cho việc kiểm soát lượng đường trong máu tăng gấp 1,5~2 lần so với trước khi mang thai. Đó là do chất tiết ra từ nhau thai ngăn chặn tác dụng của insulin.

3. Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp tiêm insulin

Có 5 loại insulin được sử dụng chia theo thời gian có tác dụng đối với người bệnh đó là:

  • Insulin tác dụng cực nhanh
  • Insulin tác dụng nhanh
  • Insulin tác dụng trung hạn
  • Insulin tác dụng dài hạn
  • Insulin hỗn hợp
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết 2
Hình ảnh tiết ra insulin tác dụng cực nhanh và insulin tác dụng nhanh
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết
Hình ảnh tiết ra insulin tác dụng trung hạn và insulin tác dụng dài hạn
Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết 3
Hình ảnh tiết ra insulin hỗn hợp

Hình ảnh của insulin tác dụng cực nhanh và insulin tác dụng nhanh là hình ảnh thay thế cho việc tiết lượng insulin bổ sung, hình ảnh của insulin tác dụng trung hạn và insulin tác dụng dài hạn là hình ảnh thay thế cho việc tiết lượng insulin cơ bản.

Thông thường, bác sĩ sẽ sử dụng kết hợp hoặc riêng biệt 5 loại insulin để tiến hành điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ. Mô hình tiết insulin của phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ gần với mô hình tiết insulin của phụ nữ tại thời điểm chưa mang thai, tiết insulin để làm ổn định lượng đường trong máu. Mục đích của việc điều trị tiểu đường thai kỳ là làm ổn định lượng đường trong máu.

3.1. Điều trị tiểu đường thai kỳ sử dụng insulin tác dụng nhanh (hoặc cực nhanh)

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết 4
Insulin tác dụng cực nhanh và insulin tác dụng nhanh là lượng insulin tiết bổ sung.

Trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, bệnh nhân sẽ tiêm 3 lần một ngày trước bữa ăn để bù cho sự thiếu lượng insulin tiết bổ sung. Liệu pháp insulin tăng cường áp dụng cho phụ nữ khi mang thai bị tiểu đường giống với liệu pháp insulin cho phụ nữ chưa mang thai bị tiểu đường.

Liệu pháp insulin tăng cường là bước đầu tiên trong điều trị tiểu đường thai kỳ bằng insulin.

(Liệu pháp insulin tăng cường không giới hạn chỉ dùng trong điều trị đái tháo đường thai kỳ, mà còn có thể sử dụng trong điều trị tiểu đường bình thường).

Do insulin tác dụng cực nhanh có tác dụng hạ đường huyết nhanh hơn loại insulin tác dụng nhanh, nên loại insulin này gần với mô hình tiết insulin trong thời kỳ chưa mang thai. Trong điều trị tiểu đường thai kỳ bằng liệu pháp insulin, thường sử dụng loại insulin tác dụng cực nhanh.

Ví dụ:

Loại insulin tiêm Tên insulin Tên gọi chung FDA Pregnancy Category Hướng dẫn sử dụng
Loại tác dụng cực nhanh Novorapid Insulin aspart B B
Humalog Insulin Lispro B C
Apidra Insulin Glulisine C C
Loại tác dụng nhanh Humulin R Insulin human B A

Hướng dẫn sử dụng:

A: Không có ghi chép đặc biệt

B: Sản phẩm thuốc này ít dùng cho phụ nữ mang thai

C: Chưa xác lập tính an toàn liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc trong thai kỳ.

3.2. Điều trị tiểu đường thai kỳ sử dụng insulin tác dụng dài hạn

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết 5
Insulin tác dụng trung hạn và insulin tác dụng dài hạn là lượng insulin tiết cơ bản.

Trong bệnh tiểu đường thai kỳ, do lượng insulin tiết cơ bản là không đủ, trường hợp những người có mức đường huyết cao lúc đói như vào buổi sáng sớm sẽ điều trị kết hợp liệu pháp insulin tăng cường và tiêm insulin tác dụng dài hạn (trung hạn) trước khi ngủ .

Insulin tác dụng dài hạn (trung hạn) là bước thứ hai trong điều trị tiểu đường thai kỳ. Cùng với liệu pháp insulin tăng cường, thường tiêm tổng cộng 4 lần.

Ví dụ: 

Loại insulin tiêm Tên insulin Tên gọi chung FDA Pregnancy Category Hướng dẫn sử dụng
Loại tác dụng trung hạn Humulin N Insulin isophane human B A
Loại tác dụng dài hạn Levemir Insulin detemir B C
Lantus Insulin glargine C C

Hướng dẫn sử dụng:

A: Không có ghi chép đặc biệt

B: Sản phẩm thuốc này ít dùng cho phụ nữ mang thai

C: Chưa xác lập tính an toàn liên quan đến việc chỉ định dùng thuốc trong thai kỳ.

4. Hiểu sai về liệu pháp tiêm insulin trong điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ

Những hiểu sai thường có về bệnh tiểu đường bình thường:

– Không thể dừng lại khi bắt đầu dùng insulin.

– Insulin là phương pháp điều trị giai đoạn cuối của bệnh tiểu đường.

– Tiêm insulin khó.

– Điều trị bằng insulin rất đau và đáng sợ.

Trong đó tiêm insulin khó và điều trị bằng insulin rất đau và đáng sợ tùy thuộc vào cảm nhận của từng người. Còn hai mục còn lại đều là cách hiểu hoàn toàn sai lầm.

Đặc biệt trong bệnh tiểu đường thai kỳ, lượng đường trong máu tăng lên do mang thai, vì vậy nếu thể trạng người phụ nữ dần trở lại bình thường sau khi sinh, để ổn định lượng đường trong máu cần dùng insulin.

4.1. Tiêm insulin rất khó

Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết 6
Bệnh nhân tiểu đường có thể tự tiêm insulin.

Việc tự tiêm insulin chắc chắn không dễ dàng nhưng cũng không phải là quá khó khăn. Hiện nay có 2 loại tiêm insulin tương đối dễ thực hiện.

  • Các loại bút tiêm như flexpen và flextouch
  • Dụng cụ tiêm như bút Innolet

4.2. Tiêm insulin rất đau và đáng sợ

Nguyên nhân gây đau do tiêm là kim tiêm. Người ta thường nói rằng trên bề mặt da cứ 1c㎡ có 100~200 điểm đau. Bệnh nhân có thể giảm bớt sự đau đớn nếu tránh được những điểm đau này, đặc biệt nếu sử dụng loại mũi tiêm nhỏ, xác suất chạm vào điểm đau sẽ thấp hơn.

Khi nhắc đến tiêm người ta sẽ tưởng tượng một mũi tiêm dài và dày (khoảng 0,5 – 0,8 mm) được sử dụng để tiêm chủng, lấy mẫu máu. Chính điều này khiến nhiều người trở nên e ngại, tuy nhiên trên thực tế, kim chuyên dùng để tiêm insulin được làm mảnh và ngắn, nên chắc chắn sẽ ít đau và sợ hãi hơn.

“Nanopass needle II   Nanopass 34G” là mũi kim tiêm mảnh nhất trên thế giới (tính đến tháng 8/2012)

– Độ dày mũi kim: 0.18 mm

– Chiều dài mũi kim: 4 mm

Độ dày và chiều dài của kim tiêm được quyết định theo dáng người (chu kỳ mang thai) của phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ. Nếu bệnh nhân không có yêu cầu, không nhất thiết phải  sử dụng “Nanopass Needle II Nanopass 34G” .

4.3. Hạ đường huyết rất đáng sợ

Trước đây có những trường hợp bệnh nhân bị hạ đường huyết do quên ăn sau khi tiêm insulin.

Tuy nhiên, hiện nay do insulin tác dụng cực nhanh (tác dụng dài hạn) đã được phát triển, khả năng gây hạ đường huyết là rất thấp.

Đó là do với loại insulin này, bệnh nhân tiêm trước trước bữa ăn theo thời gian, nên không có trường hợp quên ăn gây hạ đường huyết. Insulin tác dụng dài hạn là loại thuốc mô phỏng sự tiết insulin cơ bản.

Bằng việc bệnh nhân tự tiêm mỗi ngày một lần, hầu như không có tình trạng giảm lượng đường trong máu đủ để gây hạ đường huyết.

5. Người bị tiểu đường thai kỳ cần nhập viện khi nào?

5.1. Nhập viện tư vấn về tiểu đường thai kỳ

Bệnh tiểu đường thai kỳ thường khó kiểm soát lượng đường trong máu hơn  bệnh tiểu đường bình thường, do vậy thai phụ phải thường xuyên phải nhập viện để tư vấn kỹ hơn. Thực tế, các bác sĩ cũng thường được đề nghị đến bệnh viện để đào tạo trực tiếp cho thai phụ. Các nội dung cần được tư vấn đó là:

  • Liệu pháp ăn uống, liệu pháp vận động là gì?
  • Bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
  • Biến chứng của bệnh tiểu đường là gì?
  • SMBG(Self monitoring of blood glucose) là gì? …

Đồng thời, trong thời gian nhập viện tư vấn, bệnh nhân sẽ được hướng dẫn về cách tự tiêm insulin.

5.2. Nhập viện điều trị tiểu đường thai kỳ 

Nhập viện điều trị là dạng nhập viện  có thể bắt buộc khi thai phụ bị bệnh tiểu đường thai kỳ không thể kiểm soát lượng đường trong máu và có thể gây ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé.

Trong trường hợp đó, thai phụ cũng sẽ học lại về các kiến thức của bệnh tiểu đường (nhập viện tư vấn).

6. Cần tiêm insulin đến khi nào?

Trong nhiều trường hợp là nên tiêm insulin đến khi sinh con. Nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường thai kỳ là các chất tiết ra từ nhau thai làm suy yếu hoạt động của insulin (được gọi là tính kháng insulin).

Nhau thai được hình thành trong khoảng 4 tháng và dần trở nên lớn hơn, khoảng 500g trước khi sinh. Khi nhau thai phát triển, tính kháng insulin cũng tăng lên. Sau khi sinh, nhau thai cũng sẽ không còn, vì vậy tính kháng insulin sẽ mất đi.

Tuy nhiên, có báo cáo cho rằng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ có khả năng bị tiểu đường trong tương lai cao hơn so với những phụ nữ không bị tiểu đường thai kỳ, vì vậy cần phải tiếp tục chú ý.

Tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ bị tiểu đường (Theo hướng dẫn điều trị khoa phụ sản năm 2014): 

– Trong vòng một năm sau khi sinh: 2,6%~38%

– Trong vòng 5~16 năm sau khi sinh: 17%~63%

Bạn đang xem bài viết: “Điều trị tiểu đường thai kỳ bằng phương pháp tiêm insulin và những điều cần biết tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Các nhà khoa học đã chứng minh: trong thời kỳ mang thai, nếu người...
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Thai phụ bị rối loạn chuyển hóa glucose cần áp dụng theo đúng các...
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid là hai quá trình có mối quan...
Để kiểm soát bệnh: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Trong các loại trái cây thường chứa rất nhiều chất xơ, vitamin và khoáng...
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh...
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai hay bệnh tiểu đường...
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ khi mang thai giúp giảm nguy cơ bị béo phì và tiểu đường ở trẻ
Mục tiêu kiểm soát đường huyết trong thai kỳ
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Để kiểm soát bệnh: tiểu đường thai kỳ nên ăn quả gì?
Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Biến chứng trẻ sơ sinh dễ xảy ra khi người mẹ bị bệnh tiểu đường trước khi mang thai và bệnh tiểu đường thai kỳ là gì?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường