Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?
Đương nhiên, bệnh cũng nguy hiểm đối với người mẹ. Đôi khi cả mẹ và bé đều bị nguy hiểm đến tính mạng. Bài viết này sẽ giải thích cụ thể khi thai phụ bị đái tháo đường thai kỳ, những nguy hiểm nào sẽ xảy ra và khi nào thì có nguy cơ tử vong?
Danh mục nội dung
1. Những nguy hiểm bệnh đái tháo đường thai kỳ đối với “cơ thể mẹ”
Các ảnh hưởng của bệnh đái tháo đường thai kỳ đến cơ thể mẹ cụ thể như dưới đây. Khi lượng đường trong máu tăng lên, các rối loạn xuất hiện trong cơ thể. Do toàn bộ cơ thể người mẹ trở nên quá thừa chất dinh dưỡng.
Những rối loạn chính biểu hiện ở các triệu chứng sau:
- Triệu chứng cao huyết áp khi mang thai
- Nhau bong non
- Quá nhiều dịch ối
- Sảy thai
- Sinh non
- Sinh khó
Dù triệu chứng bệnh nào cũng gây ảnh hưởng xấu cho em bé trong bụng. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng, thai phụ sẽ không thể sinh con một cách an toàn. Ngay cả sau khi sinh, em bé có thể bị hạ đường huyết.
Tìm hiểu thêm chi tiết: Cách chữa bệnh tiểu đường thai kỳ
Biến chứng do tiểu đường thai kỳ gây ra
Bệnh tiểu đường thai kỳ không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu thai kỳ. Tuy nhiên, các triệu chứng bệnh thường xuất hiện trong khi mang thai. Đây là căn bệnh rất khó phát hiện sớm.
Do đó, thai phụ nên tiến hành việc khám thai đầy đủ và nếu nhận thấy cân nặng tăng đột ngột, nên xét nghiệm lượng đường huyết trong máu của mình.
Ngoài các triệu chứng được mô tả ở trên, các biến chứng sau đây có thể xảy ra.
- Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
- Bệnh thận do tiểu đường
- Bệnh võng mạc do tiểu đường
- Bệnh thần kinh do tiểu đường
Đây là những bệnh phổ biến như là một biến chứng của bệnh tiểu đường. Bởi vì bệnh tiểu đường là một căn bệnh làm tăng lượng đường trong cơ thể, lượng đường dư thừa và mô được liên kết và lão hóa.
– Nhiễm toan ceton do đái tháo đường
Đó là một triệu chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, insulin sụt giảm nhanh chóng, và kết quả là chất béo bị phân hủy, thể ketone sản phẩm phụ tràn vào trong máu.
Nếu số lượng thể ketone tăng lên, máu có xu hướng có tính axit, gây ra ketonemia và ketonuria.
Cùng tìm hiểu ngay: Nhiễm toan ceton do tiểu đường
– Bệnh thận
Trong thận có một đơn vị được gọi là nephron loại các chất thải khỏi cơ thể. Bệnh tiểu đường thúc đẩy sự lão hóa của mô này.
Vì vậy, đây là một triệu chứng làm mất chức năng lọc chất thải và làm giảm chức năng của thận.
Xem ngay bài viết nói về biến chứng Bệnh thận do tiểu đường
– Bệnh lý võng mạc
Bệnh võng mạc tiểu đường là một căn bệnh trong đó các tế bào mô võng mạc có sự lão hóa do sự tác động của chất đường và làm giảm thị lực.
Nó gây ra bong võng mạc và tăng nhãn áp, trong trường hợp xấu nhất có thể dẫn đến mù lòa.
Xem ngay những điều cần cẩn trọng trong biến chứng Mất thị giác, bệnh võng mạc do tiểu đường
– Bệnh thần kinh
Đây là một chứng rối loạn thần kinh do tiểu đường gây ra. Đó là một triệu chứng gây đau toàn bộ cơ thể.
Xem ngay biến chứng Bệnh thần kinh do tiểu đường
2. Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ khi sinh, trẻ sau sinh
Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không? Khi lượng đường trong máu của người mẹ cao, gây khó khăn không chỉ cho bản thân người mẹ, mà còn sự phát triển của thai nhi trong bụng và khi sinh con.
Người mẹ không khỏe mạnh là điều không tốt khi mang thai. Đó là vì sự ảnh hưởng đến con sẽ kéo dài từ khi thai nhi còn trong tử cung đến khi được sinh ra.
Dưới đây là khái quát về những tình trạng xảy ra với thai nhi khi người mẹ có lượng đường trong máu cao.
Thai nhi quá lớn
Trường hợp trẻ khi mới sinh ra có cân nặng từ 4000g trở lên được gọi là thai nhi quá lớn. Là việc em bé trong bụng mẹ phát triển quá lớn.
Thai nhi quá lớn dễ khiến thai phụ khó khăn khi sinh và trẻ sau khi sinh có nguy cơ dễ bị hạ đường huyết.
Nguyên nhân gây hạ đường huyết là do khi ở trong bụng mẹ, insulin được tiết ra quá nhiều nhờ tình trạng lượng đường trong máu của mẹ cao, sau khi sinh, việc cung cấp này dừng lại và chỉ có nồng độ insulin tăng cao.
Do đó, lượng insulin dư thừa sẽ phân hủy lượng đường trong cơ thể của em bé. Kết quả là lượng đường trong máu bị hạ thấp. Đó là một ảnh hưởng lớn cho trẻ nhỏ trong cơ thể mẹ.
Ngoài ra, các triệu chứng như suy tim khi sinh, các triệu chứng như vàng da, khó thở, hạ canxi máu một thời gian sau khi sinh có thể xuất hiện. Người mẹ cần đặc biệt chú ý.
Việc thai nhi quá lớn có thể được phát hiện nhanh chóng bằng việc khám khi nhận thấy cơ thể to hơn. Hãy nhanh chóng điều trị bệnh tiểu đường để tránh nguy cơ sau khi sinh.
Thai nhi phát triển chậm
Trái ngược với tình trạng thai nhi quá lớn, đây là tình trạng thai nhi trong bụng không phát triển đầy đủ. Cân nặng khi mới sinh ra sẽ nhỏ hơn 2500.
Không có sự lý giải rõ ràng lý do tại sao sự phát triển của thai nhi bị chậm, nhưng có một số giả thuyết. Đái tháo đường thai kỳ là một trong số đó.
Trong quá trình điều trị tiểu đường thai kỳ, phụ nữ mang thai có thể bị hạ đường huyết. Việc điều trị hạ đường huyết là quá hiệu quả.
Khi người mẹ bị hạ đường huyết, năng lượng để nuôi cơ thể của thai nhi là không đủ. Đó là lý do tại sao sự tăng trưởng của cơ thể thai nhi bị chậm và cân nặng cũng giảm.
Suy thai
Đó là một trạng thái trong đó hô hấp của thai nhi hoặc của trẻ sơ sinh, chức năng tuần hoàn máu trong cơ thể đã bị cản trở. Em bé được sinh ra do việc mẹ bị suy thai, có thể trong trạng thái bị ngạt.
Các triệu chứng chính như sau:
- Nhịp tim nhanh thoáng qua … số nhịp tim của thai nhi tăng cao
- Ức chế chuyển động của thai nhi … đứa trẻ trong bụng không cử động
- Lượng nước ối trở nên ít … lưu lượng máu đến thận giảm
Nếu thai phụ tiếp tục sinh con trong tình trạng này, em bé trong bụng sẽ trong tình trạng thiếu oxi. Vì vậy, em bé dễ bị ngạt.
Do đó, trong khi theo dõi quá trình sinh, trong một số trường hợp, biện pháp mổ lấy thai khẩn cấp có thể được tiến hành.
Dị tật bẩm sinh
Tình trạng phát hiện bất thường của bộ phận và cử động trên cơ thể trẻ từ trước khi sinh được gọi là dị tật bẩm sinh. Đây cũng là một triệu chứng thường xuất hiện trong trường hợp mẹ bị tiểu đường thai kỳ.
Điểm có bất thường xuất hiện bộ phận như xương sống, xương, cơ quan nội tạng, da, tai, miệng,…Và là những triệu chứng khó điều trị.
Có những trường hợp dị tật này gắn với trẻ suốt đời. Chưa có lý giải cụ thể về nguyên nhân của dị tật bẩm sinh.
Đái tháo đường thai kỳ là một trong những nguyên nhân của dị tật. Nhưng chưa có lý giải cụ thể về mối quan hệ nhân quả giữa bệnh tiểu đường và dị tật.
Biến chứng đe dọa tính mạng của thai nhi
Các triệu chứng được đề cập ở trên là những rủi ro chính của bệnh tiểu đường thai kỳ đối với thai nhi. Nhưng bên cạnh đó, có những biến chứng liên quan đến em bé trong bụng mẹ hoặc báo cáo sau khi sinh.
– Rối loạn chức năng của thai nhi
Đó là một vấn đề xảy ra ở cơ quan hô hấp và cơ quan tuần hoàn của thai nhi. Do đây là bệnh xảy ra ở phổi và tim, em bé trong bụng mẹ không thể thở bình thường và dần dần yếu đi.
Số nhịp tim của thai nhi là khoảng 110~160 nhịp mỗi phút, nhưng nếu nó dưới số này hoặc nhịp tim tăng nhanh, được chẩn đoán nghi ngờ rối loạn chức năng của thai nhi.
– Bệnh cơ tim
Do bệnh tiểu đường, chất endothelin tăng lên trong cơ thể của thai nhi. Đây là một triệu chứng gây ra bởi tác động co mạch máu mạnh, và gây ảnh hưởng trong cơ tim.
– Thai nhi tử vong trong tử cung
Còn được gọi là thai chết non. Điều này có nghĩa là thai nhi chết sau 22 tuần mang thai. Nguyên nhân chưa được giải thích rõ ràng. Hiện tượng bong nhau thai và hội chứng tăng huyết áp thai kỳ được coi là một phần nguyên nhân của tình trạng này.
– Chứng nhiều nước ối
Lượng nước ối được điều tiết nhờ việc thai nhi nuốt và chuyển hóa nó. Khi bệnh tiểu đường làm cho chức năng thận của thai nhi giảm xuống, lượng nước ối sẽ tăng lên.
– Hạ đường huyết trẻ sơ sinh
Khi ở trong bụng mẹ, thai nhi đang ở trong tình trạng lượng đường trong máu cao do đã nhận được chất đường từ người mẹ. Sau khi được sinh ra, việc cung cấp glucose bị ngừng lại, trẻ bị hạ đường huyết.
Chính vì vậy, bệnh tiểu đường thai kỳ có nguy cơ đe dọa tính mạng của thai nhi. Đó là một triệu chứng bệnh không được lơ là cả trong khi mang thai và sau khi sinh.
==>> Tìm hiểu chi tiết các bài viết :
3. Rủi ro mắc các bệnh nguy hiểm ở cả mẹ và bé
Một số triệu chứng vẫn chưa lý giải được nguyên nhân, nhưng bệnh tiểu đường thai kỳ của mẹ có nguy cơ lớn ảnh hưởng đến thai nhi.
Điều lo lắng là người mẹ có thể bị sảy thai hoặc thai chết non. Việc này không chỉ khiến thai phụ buồn mà còn gây ra những nguy hiểm với cơ thể họ như xuất huyết.
Nguy hiểm mà việc lượng đường trong máu cao gây ra cho cả mẹ lẫn thai nhi là rất nhiều. Hiện tượng này là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh khác nhau.
Không chỉ trong thời gian mang thai mà còn sau khi sinh, bệnh tiểu đường thai kỳ đem lại rất nhiều vấn đề. Bởi vì tỷ lệ mắc bệnh này cao, mong rằng mọi phụ nữ mang thai đều nhận thức rõ được những nguy hiểm mà bệnh tiểu đường thai kỳ mang lại.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: “Đái tháo đường thai kỳ có nguy hiểm không?” tại Chuyên mục: “Kiểm soát bệnh tổng thể”
https://kienthuctieuduong.vn/