Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Nghiên cứu thuần tập (JPHC Study) với nhiều mục đích được thực hiện bởi Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc tế Quốc gia đã làm rõ vấn đề “Nam giới ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường”. Nguy cơ bị tiểu đường ở nam giới ăn nhiều cá so với nam giới ăn ít cá thấp hơn 30%. Đặc biệt với những loại cá giàu chất béo như cá sòng, cá mòi, cá thu đao giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, cải thiện tính kháng insulin.

1. Cá chứa nhiều axit béo tốt cho sức khỏe

Cá giàu axit béo tốt cho sức khỏe và có hiệu quả trong việc ngăn ngừa các bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và hẹp van tim. Trong cá còn chứa axit béo không bão hòa dạng đa n-3 như Axit Eicosapentaenoic (EPA) và Axit docosahexaenoic (DHA). Ngoài ra đã có những báo cáo nghiên cứu về việc cải thiện sự tiết insulin và tính kháng insulin bằng cách sử dụng các axit béo n-3 này và có thể kỳ vọng về hiệu quả ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 1
Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Khảo sát vào năm 1990 và 1993 đã được thực hiện với đối tượng tham gia là 52.680 nam nữ trong độ tuổi từ 40~75 tuổi (22.921 nam và 29.909 nữ) đang sống và làm việc tại 10 tỉnh của Nhật Bản: Iwate, Akita, Ibaraki, Tokyo, Niigata, Nagano, Osaka, Kochi, Nagasaki, Okinawa. Những người tham gia không bị bệnh tiểu đường, ung thư, bệnh tim mạch tại thời điểm khảo sát.

Dựa trên kết quả phiếu câu hỏi khảo sát sau 5 năm kể từ khi bắt đầu nghiên cứu, những người tham gia khảo sát được chia thành 4 nhóm dựa theo lượng hấp thụ hải sản và nghiên cứu mối liên quan đến sự khởi phát bệnh tiểu đường.

cta kiến thức tiểu đườngCùng tìm hiểu về: Những nguyên nhân dẫn đến khởi phát bệnh tiểu đường

Các nhóm nghiên cứu từ Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc tế Quốc gia đã phân loại người tham gia thành 4 nhóm dựa theo lượng hấp thụ hải sản. Lượng hấp thụ hải sản (chỉ số chính) đối với nhóm hấp thụ nhiều là 172g ở nam giới và 163g ở nữ giới, đối với nhóm hấp thụ ít là 37g ở nam giới và 35g ở nữ giới.

Trọng lượng 1 khúc cá trước khi nấu là 40g đối với cá thu, 90g đối với cá hồi. Trong trường hợp 1 phần cá, trọng lượng là 90g đối với cá thu đao, 60g đối với cá sòng, 40g đối với cá mòi (trường hợp đã loại bỏ tất cả đầu, xương và nội tạng).

Trong thời gian nghiên cứu theo dõi 5 năm, có 971 người (572 nam, 399 nữ) bị bệnh tiểu đường. Trong các trường hợp bị bệnh tiểu đường, có trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh dựa trên khảo sát trong 10 năm kể từ khi bắt đầu tiến hành nghiên cứu.

Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 2
Cá có thể chế biến thành nhiều món ăn dinh dưỡng lại tốt cho sức khỏe

2. Lượng hải sản hấp thụ càng nhiều, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường càng thấp

Kết quả kiểm tra mối quan hệ giữa việc hấp thụ các loại cá và sự khởi phát bệnh tiểu đường đã chỉ ra rằng ở nam giới ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nếu thường xuyên ăn cá có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, ở nhóm người hấp thụ nhiều cá so với nhóm hấp thụ ít, nguy cơ mắc bệnh tiểu đường giảm khoảng 30%. Ở nữ giới, không có sự khác biệt về sự khởi phát bệnh tiểu đường bất kể lượng cá hấp thụ.

Phân tích dữ liệu khảo sát dựa trên từng loại cá cho kết quả rằng các loại cá vừa và nhỏ như cá sòng, cá mòi, cá thu đao, cá thu, lươn,…có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, khi phân loại cá theo lượng mỡ, các loại cá giàu mỡ như cá hồi, cá hồi chấm, cá sòng, cá mòi, cá thu, cá thu đao, lươn, địa y cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 4
Món ăn từ lươn cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Mặt khác, ngoài việc ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường,  các loại hải sản khác ngoài cá như mực, bạch tuộc, tôm, sò ốc, cá muối, cá khô và các loại hải sản chế biến cũng có hiệu quả trong việc giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường 3
Ăn hải sản giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

cta kiến thức tiểu đườngCó thể bạn quan tâm: Người tiểu đường có nên ăn hải sản không? Những loại hải sản nào người tiểu đường có thể ăn TẠI ĐÂY.

Nhóm nghiên cứu cho biết:”Các axit béo không bão hòa dạng đa n-3 và vitamin D chứa nhiều trong cá có hiệu quả cải thiện độ nhạy insulin và tiết insulin”. Người Nhật là những người ăn nhiều cá so với thế giới, nhưng ở châu Âu và Hoa Kỳ có những khu vực mà cá chiên (thức ăn chiên) được ưa chuộng, người ở những khu vực này cho rằng việc ăn cá và phòng ngừa tiểu đường không nhất thiết phải liên quan chặt chẽ đến nhau. Lý do có sự khác biệt là bởi ở Nhật Bản và phương Tây có sự khác nhau về loại cá và cách chế biến. Do đó cần phải điều tra, khảo sát thêm.

Bạn đang xem bài viết: Ăn nhiều cá giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tại Chuyên mục “Ăn uống cho người tiểu đường“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Cả Gout và tiểu đường đều là 2 căn bệnh khó chữa, 2 bệnh...
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không và ăn dứa có...
Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường
Bạn muốn kiểm soát đường huyết và điều trị bệnh tiểu đường? Hãy bỏ...
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Một cuộc khảo sát quy mô lớn cho thấy nguy cơ mắc bệnh tiểu...
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Nhiều người vì mong muốn giảm căng thẳng trong công việc và đời sống,...
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Đại học Y khoa Colombia đã tiến hành nghiên cứu và đưa ra kết...
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường có ăn được dứa không?
Tư thế yoga trị bệnh tiểu đường
Ngũ cốc nguyên hạt làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Gợi ý cách chế biến gạo lứt dễ ăn hơn!
Ảnh hưởng của việc uống quá nhiều rượu đến bệnh nhân tiểu đường
Ngồi nhiều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và bệnh tim
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường