Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ
Bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM) được định nghĩa là “một rối loạn chuyển hóa glucose chưa phải là bệnh tiểu đường và khởi phát hoặc tiến triển trong thai kỳ”, không bao gồm tình trạng mang thai khi bị tiểu đường (phụ nữ mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường).
Phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ có tần suất mắc tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo cao và dễ bị hội chứng chuyển hóa hơn phụ nữ mang thai khỏe mạnh, do đó, việc kiểm soát chặt chẽ trong thai kỳ và sau khi sinh là rất quan trọng.
Danh mục nội dung
1. Quá trình thay đổi về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ của Nhật Bản
1.1 Thay đổi về định nghĩa bệnh tiểu đường thai kỳ
Tại Nhật Bản năm 1985, GDM được định nghĩa là tình trạng bệnh nhân bị suy giảm khả năng dung nạp glucose khi mang thai nhưng sau khi sinh lại trở về trạng thái bình thường.
Năm 1995, theo xu hướng quốc tế, Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản đã định nghĩa GDM là một rối loạn chuyển hóa glucose và khởi phát hoặc tiến triển trong thai kỳ. Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản vào năm 1999 cũng đưa ra định nghĩa tương tự như của Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản. Và vì thế định nghĩa bệnh tiểu đường thai kỳ năm 1995 vẫn được sử dụng cho đến sau này.
1.2 Thay đổi về tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ (GDM)
Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ được đề ra bởi Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản vào năm 1984 là tiêu chuẩn được áp dụng trong thời gian dài.
Tuy nhiên, có nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán GDM trên thế giới và điều này đã trở thành một vấn đề gây tranh cãi trong các Hội nghị quốc tế. Cuối cùng, Hiệp hội quốc tế về đái tháo đường và thai kỳ (IADPSG) đã công bố các tiêu chuẩn chẩn đoán GDM thống nhất trên toàn thế giới dựa trên HAPO study được báo cáo vào năm 2008 thông qua hội nghị Pasadena tháng 6 năm 2008 và hội nghị Sorrento tháng 3 năm 2009. Cùng với đó, Nhật Bản cũng đã xem xét sửa đổi các tiêu chuẩn chẩn đoán GDM và bắt đầu sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán GDM sửa đổi mới từ tháng 7 năm 2010.
Do ở Nhật Bản có nhiều sự khác biệt giữa tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản, Hiệp hội Tiểu đường – thai kỳ Nhật Bản và tiêu chuẩn chẩn đoán của Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản. Vì vậy, Hiệp hội Tiểu đường – thai kỳ Nhật Bản và Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản đã thành lập một ủy ban chung sau quá trình đồng thuận giữa hai Hiệp hội này và Hiệp hội Sản phụ khoa Nhật Bản để kiểm tra và thống nhất các tiêu chuẩn chẩn đoán GDM. Và từ tháng 5 năm 2015, tiêu chuẩn chẩn đoán GDM mới được đưa vào sử dụng rộng rãi. (Xem thêm tiêu chuẩn chẩn đoán GDM mới tại mục 4)
2. Tại sao tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ (GMD) lại cần thiết?
Khi phụ nữ mang thai, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán GDM giống như phụ nữ không mang thai. Lý do là bởi ở phụ nữ mang thai sẽ có những biến đổi về các loại hormone khác nhau, tính kháng insulin tăng cao và sự tồn tại của thai nhi sẽ làm thay đổi sự chuyển hóa glucose. Một lý do nữa là các tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường ở phụ nữ không mang thai được thiết lập dựa trên tỷ lệ khởi phát biến chứng tiểu đường, đặc biệt là bệnh võng mạc tiểu đường. Tuy nhiên trong trường hợp GDM, tiêu chuẩn được đặt ra dựa trên mục đích phòng ngừa các biến chứng chu sinh trong thai kỳ và biến chứng tiểu đường trong tương lai, do đó, không thể sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán giống như phụ nữ không mang thai.21
Tin tức về tiểu đường thai kỳ mà nhiều người quan tâm:
3. Biến đổi tần suất GDM
Tần suất GDM ở Nhật Bản theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ thông thường (1984) trong JAGS Study là 2.92%, nhưng trong tiêu chuẩn chẩn đoán GDM mới (2015), tần suất GDM tăng lên gấp 4.1 lần là 12.08%. Tuy nhiên vì tần suất này tính theo trường hợp phụ nữ đã thực hiện thử nghiệm dung nạp glucose đường uống 75g (OGTT), trường hợp người dương tính trong thử nghiệm sàng lọc GDM thực hiện 75g OGTT, tần suất khoảng 7~8%.
Vì tính kháng insulin sẽ tăng theo quá trình mang thai nên thai phụ có thể phát hiện những bất thường chuyển hóa glucose nhẹ không nhận thấy khi chưa mang thai. Nếu nhận thấy những bất thường đó, thai phụ nên thay đổi lối sống và tiếp nhận tư vấn để nhận hướng dẫn về việc phòng ngừa khởi phát bệnh tiểu đường.
4. Rối loạn chuyển hóa glucose khi mang thai và tiêu chuẩn chẩn đoán (sử dụng từ tháng 8/2015)
3 tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose trong thai kỳ (hyperglycemic disorders in pregnancy):
(1) Bệnh tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus-GDM)
(2) Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ (overt diabetes in pregnancy)
(3) Mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường (pregestational diabetes)
Tiêu chuẩn chẩn đoán của 3 loại rối loạn chuyển hóa glucose cụ thể ở bảng dưới đây:
(1) Bệnh tiểu đường thai kỳ (gestational diabetes mellitus-GDM) |
Trong 75g OGTT, bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ được chẩn đoán nếu thỏa mãn trên 1 trong những tiêu chuẩn sau:
+ Đường huyết lúc đói ≥ 92mg/dL (5.1mmol/L) + Giá trị 1 giờ ≥ 180mg/dL (10.0mmol/L) + Giá trị 2 giờ ≥ 153mg/dL (8.5mmol/L) |
(2) Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ (overt diabetes in pregnancy) (chú thích 1) |
Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ sẽ được chẩn đoán nếu thỏa mãn 1 trong những tiêu chuẩn sau:
+ Đường huyết lúc đói ≥ 126mg/dL + HbA1c ≥ 6.5% * Trường hợp chỉ số đường huyết ngẫu nhiên≥ 200mg/dL hoặc giá trị 2 giờ 75g OGTT ≥ 200mg/dL, cần xác định xem có thỏa mãn 1 trong 2 tiêu chuẩn nêu trên không. (chú thích 2) |
(3) Mang thai khi đã bị bệnh tiểu đường (pregestational diabetes) |
+ Bệnh tiểu đường đã được chẩn đoán từ trước khi mang thai
+ Đã bị bệnh võng mạc tiểu đường |
Chú thích 1: Bệnh tiểu đường thực sự trong thai kỳ gồm bệnh tiểu đường chưa được phát hiện trước khi mang thai, rối loạn chuyển hóa glucose bị ảnh hưởng bởi biến đổi chuyển hóa glucose trong thai kỳ và bệnh tiểu đường tuýp 1 khởi phát trong thai kỳ. Trong mọi trường hợp, phụ nữ cần kiểm tra chẩn đoán lại sau sinh.
Chú thích 2: Khi mang thai, đặc biệt là ở giai đoạn cuối thai kỳ, chỉ số đường huyết sau khi dung nạp glucose cao hơn so với phụ nữ không mang thai phản ánh sự gia tăng tính kháng insulin sinh lý do mang thai. Do đó, chỉ số đường huyết ngẫu nhiên và chỉ số đường huyết sau dung nạp glucose 75g OGTT không giống như tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường ở phụ nữ không mang thai.
Đây là những tiêu chuẩn chẩn đoán trong thai kỳ và các tiêu chuẩn ở phụ nữ sau sinh cần được đánh giá lại dựa trên “tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường” khi không mang thai.
Bạn đang xem bài viết: “Những thay đổi trong tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ” tại Chuyên mục: “Tiểu đường thai kỳ“.
Gợi ý – Tìm hiểu chi tiết:
https://kienthuctieuduong.vn/