Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?

Cỡ chữ:
A A

Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai, điều quan trọng là cần phải phòng ngừa nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai do tăng đường huyết và không ảnh hưởng tới quá trình phát triển khỏe mạnh của trẻ cũng như tình trạng bệnh tiểu đường của người mẹ.

Để làm được điều đó, phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát tốt bệnh trước khi mang thai và mang thai có kế hoạch. Khi đó, để phòng ngừa nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai, phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai cần xem xét thay đổi hoặc ngừng sử dụng loại thuốc chưa được xác nhận tính an toàn với thai phụ và thai nhi. Việc thay đổi hoặc ngừng sử dụng các loại thuốc uống điều trị tiểu đường có thể khiến tình trạng kiểm soát đường huyết xấu đi, thúc đẩy tình trạng béo phì và hơn nữa có thể khiến các biến chứng tiểu đường chuyển biến xấu hơn nữa. Do đó, việc thay đổi phương pháp điều trị khi phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng muốn có thai phải dựa trên tình trạng bệnh của từng bệnh nhân và nhận được sự hướng dẫn, cho phép của bác sĩ.

Ngoài ra, phụ nữ bị tiểu đường cũng không nên bỏ qua những điều cơ bản cần chú ý trước khi mang thai như bỏ thuốc lá, bổ sung axit folic, điều chỉnh cân nặng hợp lý, bổ sung vắc-xin rubella khi cần thiết.

Kiểm soát trước khi mang thai ở phụ nữ bị tiểu đường:

+ Đạt được và duy trì kiểm soát đường huyết
+ Chế độ ăn uống, theo dõi đường huyết, hiểu rõ về phương pháp điều trị bằng insulin
+ Đánh giá và điều trị các biến chứng tiểu đường như bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh
+ Chuyển sang điều trị bằng insulin thay cho thuốc uống giảm đường huyết
+ Ngừng sử dụng các chế phẩm thuốc như thuốc ức chế ACE, ARB, statin, fibrat…

1. Đạt được và duy trì kiểm soát đường huyết

Mục tiêu đầu tiên của việc kiểm soát trước khi mang thai là phòng ngừa nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai do kiểm soát đường huyết không tốt ở thời kỳ đầu thai kỳ. Vì việc có thực hiện tốt kiểm soát trước khi mang thai hay không ở phụ nữ bị tiểu đường liên quan chặt chẽ đến tỷ lệ xuất hiện bất thường ở thai nhi, nên phụ nữ bị tiểu đường cần kiểm soát đường huyết ở mức bình thường và thực hiện mang thai có kế hoạch để tránh dị tật thai nhi.

Mối liên quan giữa chỉ số đường huyết của thai phụ giai đoạn đầu thai kỳ và nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai là mối quan hệ tương ứng chặt chẽ. Trường hợp HbA1c vượt quá 7%, nguy cơ xuất hiện bất thường ở thai nhi, sảy thai sẽ tăng lên, vì vậy phụ nữ bị tiểu đường cần hướng đến tiêu chuẩn kiểm soát trước khi mang thai là HbA1c <7%.

Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?
Tiêu chuẩn kiểm soát đường huyết trước khi mang thai của phụ nữ tiểu đường là HbA1c <7%

2. Những chú ý khi sử dụng thuốc giảm đường huyết

2.1 Thuốc uống giảm đường huyết

Nhóm thuốc Biguanide (Metformin)

Thuốc cải thiện tính kháng insulin như metformin trước đây được sử dụng như một phương pháp điều trị vô sinh cho tình trạng rối loạn rụng trứng ở phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), do đó có rất nhiều trường hợp phụ nữ sử dụng loại thuốc này ở giai đoạn đầu thai kỳ. Kết quả phân tích tổng hợp gần đây cũng chỉ ra rằng metformin không có nguy cơ gây quái thai.

Ngoài ra theo kết quả của một thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng (MIG-trial) thực hiện so sánh việc sử dụng metformin và insulin cho bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai, vì không có sự chênh lệch giữa hiệu quả của metformin và điều trị insulin với phụ nữ mang thai bị tiểu đường nên ở một số quốc gia, metformin được sử dụng như một biện pháp thay thế insulin và đối phó với tình trạng hạ đường huyết. Hiện nay, sự an toàn lâu dài của metformin ở trẻ em vẫn chưa được làm sáng tỏ nên phụ nữ bị tiểu đường có tình trạng kháng insulin mạnh mẽ và bị PCOS, đến khi xác nhận mang thai, cần tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng metformin. Hiện nay, ở Bắc Mỹ, một thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát (MiTy trial) với đối tượng là những thai phụ bị tiểu đường tuýp 2 đã được tiến hành để xác định xem việc bổ sung metformin và điều trị insulin khi mang thai có ảnh hưởng tốt như thế nào đến mẹ và bé.

– Nhóm thuốc ức chế α-glucosidase

Trong nhóm thuốc ức chế α-glucosidase, voglibose và acarbose là những thuốc có tác dụng dược lý trong đường ruột giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ carbohydrate. Do đó, về lý thuyết, đây là những loại thuốc có thể sử dụng trong thai kỳ. Đặc biệt, voglibose là loại thuốc thường dễ được chỉ định cho phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn mang thai. Chưa có báo cáo về việc sử dụng thuốc miglitol trong giai đoạn mang thai.

Nhóm thuốc Sulfonylurea

Vì Glibenclamide, một loại thuốc SU thế hệ thứ hai, có tác động di chuyển nhau thai nhỏ hơn so với thuốc SU thế hệ thứ nhất, do đó loại thuốc này được sử dụng thay thế cho insulin trong điều trị bệnh tiểu đường ở phụ nữ mang thai. Mặt khác vì không có báo cáo xác nhận chi tiết về ảnh hưởng gây quái thai, sảy thai ở giai đoạn đầu thai kỳ của loại thuốc này nên những phụ nữ bị tiểu đường có nguyện vọng mang thai nên chuyển sang điều trị bằng insulin từ trước khi mang thai.

– Các loại thuốc uống giảm đường huyết khác

Thông tin về việc sử dụng các loại thuốc tiểu đường như nhóm thuốc Thiazolidine, nhóm thuốc ức chế DPP-4, nhóm thuốc ức chế SGLT2 là không nhiều, vì vậy nếu phụ nữ bị tiểu đường có dự định mang thai, nên chuyển sang điều trị bằng insulin.

2.2 Chất đồng vận thụ thể GLP-1

Vì không có báo cáo về việc sử dụng các loại thuốc như liraglutide, exenatide nên những bệnh nhân tiểu đường có dự định mang thai nên ngừng sử dụng loại thuốc này.

3. Chuyển sang điều trị bằng insulin thay cho thuốc uống giảm đường huyết chưa đủ thông tin an toàn

Đối với các loại thuốc uống giúp giảm đường huyết chưa đủ thông tin an toàn về việc sử dụng trong thai kỳ, về nguyên tắc, phụ nữ bị tiểu đường nên chuyển sang điều trị bằng insulin từ trước khi mang thai.

Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không? 1
Chuyển sang điều trị bằng insulin thay cho thuốc uống giảm đường huyết chưa đủ thông tin an toàn

Về nguyên tắc, nếu phụ nữ bị tiểu đường có kế hoạch mang thai, nên ngừng sử dụng các loại thuốc uống giúp hạ đường huyết và kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt. Một số loại insulin được xác nhận về hiệu quả và tính an toàn đối với thai phụ là human insulin (insulin loại tác dụng nhanh, insulin lại tác dụng trung hạn), insulin loại tác dụng cực nhanh, insulin loại tác dụng lâu dài. Vì insulin glargine có ái lực với thụ thể IGF-1 và có hiệu quả tăng sinh tế bào nên dù vẫn có những lo ngại về việc sử dụng loại insulin này trong thai kỳ. Tuy nhiên kết quả phân tích tổng hợp đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt về kiểm soát đường huyết và giai đoạn chu sinh giữa loại insulin này và human insulin loại tác dụng dài hạn, do đó loại insulin này đã trở thành loại thuốc điều trị có thể được sử dụng.

Trường hợp phụ nữ bị tiểu đường tuýp 1 và kiểm soát đường huyết không tốt và bị hạ đường huyết không nhận thức, nên xem xét liệu pháp truyền insulin liên tục dưới da (CSII) trước khi mang thai.

4. Đánh giá các biến chứng tiểu đường và tầm quan trọng của việc điều trị

Mục tiêu thứ 2 của việc kiểm soát trước khi mang thai là đánh giá, xử lý hiệu quả tình trạng biến chứng mãn tính của tiểu đường, kiểm soát bệnh tốt trước khi mang thai nhằm giảm thiểu sự chuyển biến xấu của các biến chứng mãn tính do mang thai (bệnh võng mạc, bệnh thận, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu…) và những ảnh hưởng xấu đến sự hồi phục sau sinh của người mẹ.

Đối với biến chứng bệnh võng mạc tiểu đường, khi bệnh ở giai đoạn tiền tăng sinh hoặc tăng sinh, cho đến khi điều trị bệnh ổn định, phụ nữ nên tránh mang thai. Ngoài ra, trường hợp phụ nữ đã bị biến chứng bệnh thận tiểu đường, cần đi khám bác sĩ để xem xét về nguy cơ có thể xuất hiện nếu mang thai và quyết định xem có nên mang thai không. Khi đánh giá tình trạng tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, trường hợp phụ nữ có tiền sử bệnh lâu dài sẽ được đánh giá bằng cách siêu âm kiểm tra vôi hóa động mạch cảnh. Hơn nữa, phụ nữ bị tiểu đường nên xem xét ngừng sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc điều trị chưa được xác nhận tính an toàn khi dùng trong thai kỳ.

5. Các loại thuốc khác và xác nhận tính an toàn trong thai kỳ

5.1 Lựa chọn thuốc giảm huyết áp

Sử dụng thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (ARB) trong thai kỳ sẽ gây hạ huyết áp thai nhi và giảm lưu lượng máu thận do tác động của thuốc ức chế hệ renin angiotensin (RA) qua nhau thai đến hệ RA thai nhi. Kết quả, vì các loại thuốc này gây ra tình trạng ít nước ối do rối loạn chức năng thận của thai nhi, suy giảm sự hình thành vòm sọ, phổi của thai nhi, rối loạn chức năng thận của thai nhi, thai nhi tử vong trong tử cung, thai nhi tử vong khi mới sinh, do đó các loại thuốc ức chế hệ RA như thuốc ức chế ACE, ARB, thuốc ức chế renin bị cấm sử dụng trong thai kỳ. Vì vậy, về nguyên tắc, không nên sử dụng các loại thuốc ức chế hệ RA này trước khi mang thai.

Liên quan đến nguy cơ gây quái thai của thuốc ức chế ACE, có nhiều báo cáo cho thấy phơi nhiễm trong quá trình hình thành các cơ quan ở thai nhi sẽ làm tăng nguy cơ dị tật tim mạch và hệ thần kinh trung ương, tuy nhiên vẫn có những ý kiến tranh cãi về vấn đề này. Do đó, nếu đánh giá rằng tác dụng bảo vệ thận của thuốc ức chế men chuyển đối với bệnh thận tiểu đường vượt quá các nguy cơ gây quái thai kể trên, phụ nữ bị tiểu đường vẫn có thể dùng thuốc cho đến khi xác nhận có thai, sau đó nên ngừng sử dụng hoặc thay đổi loại thuốc khi mang thai.

Một số loại thuốc giảm huyết áp có thể sử dụng trong thai kỳ như alpha-methyldopa, labetalol, hydralazine, nifedipin…

Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không? 2
Lựa chọn đúng loại thuốc giảm huyết áp

5.2 Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu

Việc ngừng điều trị giảm mức cholesterol trong thai kỳ không ảnh hưởng đến việc điều trị rối loạn lipid máu lâu dài, do đó phụ nữ bị tiểu đường thường không nên sử dụng các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu khi mang thai. Các hướng dẫn từ nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản đều khuyến khích phụ nữ bị tiểu đường nên ngừng sử dụng nhóm thuốc statin và nhóm thuốc fibrat từ trước khi mang thai. Mặc dù, ảnh hưởng lâu dài của nhóm thuốc statin đối với trẻ vẫn chưa được làm rõ nhưng cũng có những hướng dẫn ở nước ngoài chỉ ra có thẻ ngừng sử dụng các loại thuốc này khi mang thai. Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu có thể sử dụng trong thai kỳ là resin (cholestyramine, colestimide), ezetimibe, thuốc axit nicotinic.

Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không? 3
Các loại thuốc điều trị rối loạn lipid máu bệnh nhân tiểu đường nên dùng

6. Những điểm lưu ý khác

Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ thường có tần suất bị rối loạn chức năng tuyến giáp cao, đặc biệt những phụ nữ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 cần kiểm tra chức năng tuyến giáp vì thường dễ bị bệnh tuyến giáp tự miễn. Trường hợp phụ nữ bị suy giảm chức năng tuyến giáp, cần tiến hành điều trị bằng levothyroxin và chỉ có thể mang thai khi chức năng tuyến giáp đã được điều trị ổn định. Đặc biệt, trong trường hợp dương tính với kháng thể peroxidase, việc kiểm soát THS dưới 2.5 mlU/L đã được chứng minh là có hiệu quả cải thiện các vấn đề khi mang thai như sảy thai, sinh non.

Nói chung, nếu phụ nữ bị tiểu đường có mong muốn mang thai, cần phải trao đổi trực tiếp đối với bác sĩ điều trị để có những tư vấn hữu ích nhất.

Bạn đang xem bài viết:Phụ nữ bị tiểu đường khi muốn mang thai có cần thay đổi phương pháp điều trị không?” tại Chuyên mục:Tiểu đường thai kỳ”.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Thai phụ bị tiểu đường trước khi mang thai luôn tích cực kiểm soát...
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Một nghiên cứu được công bố tại Hoa Kỳ cho thấy nguy cơ mắc...
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Các chuyên gia y tế cảnh báo, bệnh tiểu đường có thể dẫn đến...
Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì nước dừa là 1 thực phẩm cực...
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Đa phần các bà mẹ thường ưu tiên lựa chọn sinh thường để đảm...
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Chuyển hóa glucose và chuyển hóa lipid là hai quá trình có mối quan...
Phụ nữ bị tiểu đường trước khi mang thai: Lưu ý xuất viện sau sinh
Bổ sung protein từ thực vật giúp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ
Ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến tình trạng vô sinh ở phụ nữ và cách điều trị
Tiểu đường thai kỳ có được uống nước dừa không?
Sản phụ bị rối loạn glucose có nên chọn phương pháp sinh mổ?
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường