Ngày Tiểu đường thế giới 14/11 – Hiểu biết về dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
“Dễ khát nước”, “uống nhiều nước”, “lượng nước tiểu tăng”, “cân nặng sụt giảm”,… là những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Cuộc điều tra của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) đã chỉ ra rằng 4 trong số 5 cha mẹ có con nhỏ không biết về các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường này. IDF đã công bố kết quả của cuộc khảo sát này trong Ngày Tiểu đường thế giới 14 tháng 11.

Cứ 5 người thì có 4 người không biết “dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường”

Ngày Tiểu đường thế giới 14/11 được thành lập từ năm 1991 bởi Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế (IDF) và sau đó trở thành ngày chính thức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vào năm 2006. Vào ngày này, những cảnh báo về bệnh tiểu đường được đưa ra trên phạm vi toàn cầu.

Ngày tiểu đường thế giới 14/11
Ngày tiểu đường thế giới 14/11

IDF đã tiến hành khảo sát nhận thức của mọi người về bệnh tiểu đường trong ngày tiểu đường. Khảo sát này được thực hiện với đối tượng là 7.000 nam nữ độ tuổi từ 18~65 đang sống tại Hoa Kỳ, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó 46% là bậc cha mẹ có trên một con nhỏ ở độ tuổi dưới 18 tuổi.

Dân số tiểu đường thế giới hiện vẫn đang tiếp tục gia tăng mạnh và tính đến năm 2017, số người mắc bệnh tiểu đường là 425 triệu người. Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở người trưởng thành trong độ tuổi từ 20~79 tuổi là 8,8%, cụ thể cứ trong 11 người sẽ có 1 người được dự đoán mắc bệnh tiểu đường.

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mãn tính với thời gian tiến triển rất dài, và trong hầu hết các trường hợp, bệnh sẽ kéo dài suốt đời. Cuộc khảo sát đã chỉ ra rằng có nhiều gia đình có người bị tiểu đường và có nhiều người quan tâm đặc biệt đến bệnh tiểu đường.

Phần lớn những người quan tâm đến sức khỏe gia đình đều mong muốn biết thêm về các dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Tuy nhiên kết quả khảo sát thực tế đã cho thấy rằng 4 trong số 5 cha mẹ có con nhỏ không có đủ kiến ​​thức về bệnh tiểu đường, 1 trong 3 người dường như không biết gì cả.

“Dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường” là gì?

Bệnh tiểu đường là một căn bệnh dường như không có triệu chứng cơ năng trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, khi tình trạng lượng đường trong máu tiếp tục tăng cao sẽ xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường.

Những dấu hiệu đó là, ▼ khát nước, ▼ uống nhiều nước, ▼ số lần đi tiểu tăng, ▼lượng nước tiểu nhiều, ▼ cân nặng sụt giảm, ▼ dễ cảm thấy mệt mỏi, ▼ mắt mờ, tầm nhìn bị giảm, ▼ tê tay chân, ▼ chân đau khi đi bộ, ▼mất khả năng cương dương.

Giáo sư Đại học Quốc gia Seoul Nam Cho, Chủ tịch IDF, cho biết: “Không nên bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của bệnh tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm bệnh tiểu đường sẽ mang lại hiệu quả cao hơn. Nếu cảm thấy cơ thể khó chịu dù chỉ một chút cũng nên tiếp nhận xét nghiệm máu tại các cơ sở y tế”.

Nếu bạn không điều trị bệnh tiểu đường hoặc không được điều trị thích hợp, các biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện và làm chất lượng cuộc sống giảm. Bệnh tiểu đường là nguyên nhân gây mù lòa, cắt chân, suy thận, bệnh tim, đột quỵ,…Trong năm 2017, trên thế giới có 4 triệu người tử vong do bệnh tiểu đường.

Nếu phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn đầu thì bệnh tiểu đường không phải là một căn bệnh đáng sợ

Chủ tịch Cho tiếp tục cho biết “Tôi mong muốn tất cả mọi người sẽ nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Nếu không nhận biết và bỏ qua các dấu hiệu, bệnh sẽ âm thầm tiến triển và gây ra các biến chứng nguy hiểm. Trong bệnh tiểu đường ở trẻ em, các dấu hiệu ban đầu thường không rõ ràng nên cha mẹ cần đặc biệt chú ý”.

Ông Cho nhấn mạnh rằng: “Tiểu đường sẽ không phải là một căn bệnh đáng sợ nếu phát hiện và điều trị bệnh thích hợp ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, trong thực tế, nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 bắt đầu điều trị khi bệnh đã tiến triển được một thời gian dài. Việc điều trị muộn hoặc không duy trì điều trị có thể khiến các biến chứng bệnh tiểu đường khởi phát, cơ thể dễ bị tổn thương và không thể khắc phục”.

“Bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 nếu không bắt đầu điều trị ngay từ khi bệnh khởi phát, có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng trong thực tế, rất nhiều bệnh nhân không nhận được sự điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.

Trên thực tế, trên thế giới, cứ trong 2 người bị bệnh thì có 1 người (221 triệu người) chưa xét nghiệm kiểm tra bệnh tiểu đường. Do đó cần phải tiến hành xét nghiệm định kỳ tại các cơ sở y tế để phát hiện bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu.

Thay đổi nhận thức về bệnh tiểu đường

Giulietta Raundani là một người mẹ có con mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sống ở Argentina. Đứa bé đã bị bệnh tiểu đường tuýp 1 khi mới 18 tháng tuổi. Triệu chứng đầu tiên xuất hiện đó là lượng nước tiểu nhiều nhưng người mẹ không nghĩ đó là dấu hiệu do bệnh tiểu đường gây ra. Và chỉ đến khi phải thay tã cho con liên tục 8 lần, Giulietta Raundani mới nhận ra con mình bị bệnh tiểu đường tuýp 1.

Raundani cũng giống như phần lớn cha mẹ có con nhỏ, không biết rằng trẻ sơ sinh cũng có thể bị bệnh tiểu đường. Ngay cả bác sĩ trong lần đầu khám cũng có thể đưa ra nghi ngờ ban đầu đó là bệnh nhiễm trùng tiết niệu.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 là bệnh khởi phát chủ yếu do tế bào β tiết insulin của tuyến tụy bị phá hủy, là bệnh không liên quan đến lối sống như ăn quá nhiều, thiếu vận động cũng không liên quan đến bệnh béo phì. Trước khi có tên gọi “bệnh tiểu đường tuýp 1”, “Bệnh tiểu đường tuýp 2” người ta thường gọi tên là “bệnh tiểu đường ở trẻ nhỏ”, “bệnh tiểu đường ở người trưởng thành” và nhiều người cho rằng tiểu đường là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ.

Raundani bị sốc khi biết con mình được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường. Và đã nói rằng: “Tôi nghĩ bệnh tiểu đường là bệnh thường xuất hiện ở người lớn tuổi và không biết rằng bệnh có thể khởi phát ở trẻ nhỏ. Tôi nghĩ rằng mình nên tìm hiểu nhiều hơn về bệnh tiểu đường và việc thay đổi nhận thức về bệnh là rất cần thiết”.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Nhóm nghiên cứu từ Đại học Kobe đã lần đầu tiên công bố trên...
Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Đại học California là đại học đầu tiên trên thế giới thành công trong...
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Bệnh tiểu đường được công nhận là bệnh quốc gia, và số lượng bệnh...
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Theo một cuộc khảo sát, hàng năm trên thế giới có 11 triệu người...
Tiểu đường có chữa được không?
Tiểu đường có chữa được không? Trong bệnh tiểu đường không có khái niệm...
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Nghiên cứu mới tại Nhật Bản đã công bố cơ chế đột biến Enpp1...
Lần đầu tiên trên thế giới phát hiện loại protein là nguyên nhân gây suy giảm cơ bắp ở bệnh nhân tiểu đường
Tạo ra tế bào sản xuất insulin từ tế bào gốc. Hy vọng trong điều trị cơ bản bệnh tiểu đường tuýp 1
Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường là bao nhiêu?
Gần 340.000 người bị tiểu đường tử vong do chế độ ăn uống không lành mạnh
Tiểu đường có chữa được không?
Làm sáng tỏ cơ chế đột biến Enpp1 liên quan đến các bệnh về xương và khởi phát bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer