Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Cỡ chữ:
A A
Một cuộc khảo sát theo dõi khoảng 86.000 người Nhật trong 20 năm đã tiết lộ rằng những người thường xuyên ăn tảo biển ít có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim, cải thiện được bệnh tiểu đường.

1. Tảo biển có ít calo nên có tác dụng cải thiện bệnh tiểu đường và huyết áp cao

Nghiên cứu JPHC- một nghiên cứu đoàn hệ đa mục đích đang được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu Ung thư quốc gia đã làm sáng tỏ rằng những người ăn nhiều tảo biển ít có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu cơ tim. Kết quả của nghiên cứu đã được công bố trong tạp chí “American Journal of Clinical Nutrition”.

Nghiên cứu JPHC được thực hiện với đối tượng là người Nhật, nhằm làm sáng tỏ mối quan hệ giữa những lối sống khác nhau với các bệnh như ung thư, tiểu đường tuýp 2, đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…

Các loại tảo biển như wakame, kombu, hinoki, mekabu,… rất giàu chất xơ, proteinkhoáng chất như kali. Chúng được người dân vùng Đông Á trong đó có Nhật Bản sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày.

Những nghiên cứu trước đây được thực hiện trên động vật đã chứng minh rằng những thành phần của tảo biển có tác dụng hạ huyết áp, cải thiện mỡ máu. Tảo biển có ít calo nên được cho là có tác dụng giảm cân, phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường, huyết áp cao, béo phì,… Tuy nhiên, những nghiên cứu trên người vẫn chưa làm sáng tỏ mối liên quan giữa việc ăn tảo biển với bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ.

Vì vậy, vào năm 1990 và 1993 – 1994 nhóm nghiên cứu đã thực hiện một khảo sát theo dõi suốt 20 năm đối với 86113 người Nhật trong độ tuổi 40 – 69 (trong đó có 4.0707 đàn ông và 45.406 phụ nữ). Đối tượng là 9 trung tâm y tế ở Iwate, Akita, Nagano, Okinawa, Ibaraki, Niigata, Kochi và Nagasaki.

Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim 0
Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim (Ảnh: Internet)

2. Ăn tảo biển hàng ngày giúp giảm đáng kể nguy cơ thiếu máu cơ tim

Để tìm ra mối quan hệ giữa việc ăn tảo biển với việc mắc bệnh thiếu máu cơ tim và đột quỵ, nhóm nghiên cứu đã thực hiện một điều tra bằng bảng câu hỏi về thói quen ăn uống. Những người tham gia vào cuộc điều tra được chia làm các nhóm dựa theo tần suất ăn tảo, đó là: 

(1) gần như không ăn

 (2) ăn 1-2 lần/tuần

 (3) ăn 3-4 lần/ tuần 

(4) hầu như ngày nào cũng ăn

Trong thời gian theo dõi là 20 năm, có 4.777 người bị đột quỵ, 1.204 người khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim. Kết quả cho thấy những người thuộc nhóm (4) có nguy cơ khởi phát thiếu máu cơ tim thấp hơn 24% ở nam giới và 44% ở nữ giới so với nhóm (1).

Mặt khác, nhóm nghiên cứu không tìm được mối liên hệ giữa việc ăn tảo với đột quỵ (gồm có nhồi máu não, xuất huyết não và xuất huyết dưới nhện).

Ăn tảo biển giúp hạ thấp nguy cơ khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim là do trong tảo có chất xơ giúp cải thiện mỡ máu và protein giúp hạ huyết áp.

Các yếu tố thực phẩm của mô hình chế độ ăn uống lành mạnh được báo cáo cho đến nay trong các nghiên cứu JPHC gồm có rau, các loại quả, cá, các sản phẩm từ đậu nành và trà xanh. Trong khi đó, tảo biển không nằm trong nhóm thực phẩm của mô hình chế độ ăn uống lành mạnh được nêu trên nhưng nó đã được làm sáng tỏ về tác dụng làm giảm nguy cơ khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim. 

Nghiên cứu lần này là nghiên cứu đầu tiên trên thế giới đã chỉ ra mối liên quan giữa việc ăn tảo biển với việc giảm nguy cơ khởi phát bệnh thiếu máu cơ tim ở cả nam và nữ. Nhóm nghiên cứu đã cân nhắc việc thực hiện thêm những nghiên cứu để tìm ra mối liên hệ giữa việc ăn tảo biển và các bệnh tuần hoàn ở những độ tuổi khác nhau thông qua cách điều chỉnh lối sống và tần suất ăn những thực phẩm không phải là tảo biển. 

Bạn đang xem bài viết: “Ăn tảo biển giúp cải thiện bệnh tiểu đường, giảm nguy cơ mắc bệnh tim” tại Chuyên mục: “Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh...
Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất
Một nghiên cứu được thực hiện trên 15.400 người đã chỉ ra việc hấp...
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Trung tâm Y tế Tuổi thọ Sức khỏe Tokyo đã tiến hành phân tích...
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Các nghiên cứu được công bố trên toàn thế giới đã chỉ ra rằng...
Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?
Vừa mắc bệnh gout và bệnh tiểu đường là khả năng hoàn toàn có...
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Cả Gout và tiểu đường đều là 2 căn bệnh khó chữa, 2 bệnh...
Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả
Tiêu chuẩn ăn uống nạp từ 50-55% carbohydrate là lành mạnh nhất
Lượng ăn phù hợp dành cho bệnh nhân tiểu đường theo từng lứa tuổi
Chế độ ăn uống theo xu hướng ăn nhiều cá giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bệnh gout và tiểu đường nên ăn gì?
Thực đơn cho người bị gout và tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Rau xanh – “thực phẩm vàng” giúp cải thiện chức năng nhận thức
Điều trị tiểu đường tuýp 2 bằng liệu pháp insulin
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
“Những thực phẩm có nguồn gốc thực vật” như rau củ, hoa quả giúp giảm nguy cơ bệnh tiểu đường
Trẻ có nguy cơ mắc bệnh đường tuýp 2 nếu ăn nhiều đồ có vị mặn, vị ngọt và chất béo
Bệnh tiểu đường là gì?
Hiệp hội Đái tháo đường Nhật Bản khuyến nghị về tác dụng phụ của chất ức chế SGLT2
Đặc trưng cơ bản của chuyển hóa glucose tác động đến cân nặng của mẹ và bé
Điều trị rối loạn lipid máu ở bệnh nhân tiểu đường ngăn ngừa bệnh tim mạch
Thuốc điều trị bệnh tiểu đường làm giảm sự tiến triển của bệnh Alzheimer