Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân

Cỡ chữ:
A A
Hồi tháng 1/2012, Hiệp hội chăm sóc chân Nhật Bản – Hiệp hội bệnh về chân và hỗ trợ tổn thương chi dưới Nhật Bản – Medtronic Japan đã tổ chức hội thảo “Gia tăng khủng hoảng cắt chân ~ tỷ lệ tử vong 58% trong 5 năm ~ lựa chọn không cắt chân “. Thông qua hội thảo này, hiệp hội nhắm tới việc giảm tỷ lệ mất chi dưới với các bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường.

Chăm sóc bàn chân cẩn thận và kiểm tra các triệu chứng của bàn chân thường xuyên

Tổn thương về chân như loét, hoại thư ở bệnh nhân tiểu đường thường có liên quan đến rối loạn thần kinh phức tạp kèm theo kiểm soát đường huyết không tốt và rối loạn lưu lượng máu, bệnh truyền nhiễm,…Tổn thương về chân của bệnh nhân tiểu đường rất khó nhận biết. Phần lớn bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường bị mất cảm giác do rối loạn thần kinh, do đó khó cảm nhận thấy các triệu chứng cơ năng. Các bệnh nhân tiểu đường thường không nhận thức được sự đáng sợ của tổn thương bàn chân nên không cảm thấy lo lắng và không theo dõi thường xuyên cũng như kiểm tra bàn chân của mình. Các chuyên gia cho biết loét chân là tình trạng đặc biệt cần chú ý đối với bệnh nhân tiểu đường.

Đã có rất nhiều trường hợp bệnh nhân tiểu đường không chăm sóc bàn chân cẩn thận nên tình trạng loét và hoại thư bàn chân trở nên nghiêm trọng. Thậm chí nhiều trường hợp phải cắt bỏ một phần hoặc cả bàn chân. Ông Yoshihito Atsumi, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Lâm sàng Bệnh tiểu đường, Bệnh viện Trung ương Tokyo cho biết: “Bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ cao bị loét/ hoại thư chân. Các nguyên nhân dẫn tới việc này thường do bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dài, tiền sử loét chân, không điều trị, ngừng khám bệnh, rối loạn thị lực, sống một mình“.

Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân 1
Tình trạng làm tăng nguy cơ loét/ hoại thư chân

Ông Atsumi cho biết thêm: “Những bệnh nhân bị cắt chân có nhiều khả năng khó hồi phục và tái phát ngay cả khi họ đã được điều trị. Do đó việc phát hiện sớm là điều rất quan trọng. Người mắc tiểu đường cần hiểu rõ tầm quan trọng của việc chăm sóc bàn chân để phòng ngừa. Các bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ loét chân cao phải quan sát bàn chân thường xuyên và kiểm tra các rối loạn thần kinh, rối loạn lưu lượng máu và biến dạng bàn chân”.

Để phát hiện các biến chứng của bệnh tiểu đường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân cần phải quan sát cẩn thận bàn chân, kiểm tra hình thức của bàn chân và các triệu chứng theo thời gian. Khi kiểm tra bàn chân, cần chú ý các vấn đề như chuột rút, cảm giác khó chịu ở bàn chân (giống như dẫm vào sỏi) và tê ngón chân. Ngoài ra các triệu chứng như biến dạng móng chân, đổi màu da, vết chai chân, mẩn đỏ, khô, hoại thư cũng rất quan trọng.

Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân 2
Các triệu chứng về biến chứng bàn chân tiểu đường giai đoạn đầu

Ngay cả khi không có cơn đau tự phát, bệnh nhân không nên chủ quan bởi vì có khả năng do rối loạn thần kinh tiểu đường dẫn tới sự tê liệt cảm giác, nên bệnh nhân không nhận thấy. Nếu có bất kỳ sự bất thường nào diễn ra bệnh nhân cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần chú ý cách chọn giày/ thiết bị bảo hộ, cách cắt móng tay và chú ý đến việc sử dụng tấm sưởi chân và túi sưởi.

“Hội đồng khuyến khích phòng chống tiểu đường Nhật Bản” do Hiệp hội Y khoa Nhật Bản, Hội nghiên cứu khoa học bệnh tiểu đường Nhật Bản, Hiệp hội Tiểu đường Nhật Bản thành lập đã tạo ra một “phiếu kiểm tra chân” và đưa ra những lưu ý với mọi người rằng “Nên cởi tất và chăm sóc chân của bạn tại các cơ sở y tế” .

cta kiến thức tiểu đườngTìm hiểu chi tiết: Chăm sóc bàn chân tiểu đường

Bàn chân là trái tim thứ hai. Điều trị mà không bỏ lỡ dấu hiệu

Bệnh nhân tiểu đường bị loét, dị dạng, bệnh về da ở bàn chân đang ngày càng gia tăng. Với mục đích hỗ trợ chi phí quản lý, kiểm soát biến chứng bệnh tiểu đường, các cơ sở mới điều trị ngoại trú chăm sóc chân cũng ngày càng nhiều.

Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân
Bàn chân là trái tim thứ hai. Bệnh nhân cần phát hiện sớm tổn thương bàn chân tiểu đường để điều trị sớm, ngăn ngừa cắt chân

Các chi và bàn chân thường có lưu lượng máu không tốt do nhiều nguyên nhân khác nhau. Da và ngón chân có thể bị hoại thư. Nguyên nhân phổ biến nhất là do bệnh tắc động mạch ngoại biên (PAD) và xơ vữa động mạch tắc nghẽn ASO). Thành động mạch chính ở chi dưới (đặc biệt là dưới đầu gối) bị thoái hóa, trở nên cứng và hẹp khiến dòng chảy của máu động mạch trở nên kém hơn. Khi tình trạng này trở nên nghiêm trọng và tiến triển thành tình trạng thiếu máu cục bộ chi dưới nghiêm trọng (CLI). Việc này khiến phần da chân, những ngón chân thậm chí trong trường hợp xấu nhất toàn bộ chân dưới sẽ bị hoại tử“, Norihiko Oura, Phó giáo sư Khoa Phẫu thuật thẩm mỹ, Đại học Y Kyorin cho biết.

PAD là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được điều trị đúng cách thì tình trạng sẽ tồi tệ hơn và có thể khiến bệnh nhân phải cắt chân. Tuy nhiên nhiều bệnh nhân không nhận thức được tình trạng bệnh này. Một cuộc khảo sát trên 400 bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc PAD cao chỉ ra rằng cứ 4 người thì chỉ có 1 người biết về nguy cơ mắc PAD“.

“Trong các phương pháp điều trị truyền thống, có nhiều trường hợp bệnh nhân cắt chân ở phần trung tâm hơn là phần hoại tử, tuy nhiên gần đây, việc điều trị tổn thương chân hướng đến cố gắng duy trì độ dài của chi dưới và mở rộng ý tưởng về việc chăm sóc chân, hỗ trợ tổn thương chi dưới để giúp duy trì tình trạng có thể đi lại của bệnh nhân. Với mục đích này, chúng tôi đang thúc đẩy việc điều trị tổng hợp với đội ngũ y tế liên kết với khoa tim mạch nhằm làm giãn vi mạch. Khoa phẫu thuật mạch máu làm một đường vòng qua động mạch, khoa chăm sóc chung điều trị chi dưới bị hoại tử hoặc hoại thư, khoa phẫu thuật thẩm mỹ để hỗ trợ phần bị thương.” Ông Oura nói.

Nếu tình trạng hoại thư xảy ra trên bàn chân, tính đến nay chỉ có biện pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật cắt chân. Tuy nhiên, gần đây, đã có một phương pháp mới giúp mở rộng các mạch máu trong bàn chân bị tắc (bệnh thiếu máu cục bộ nặng) gây ra hoại thư bằng việc điều trị can thiệp.

Đối với bệnh thiếu máu cục bộ nghiêm trọng ở đầu gối trước đây chưa có phương pháp điều trị. Nhưng từ khoảng năm 2004, các cơ sở điều trị tích cực đã xuất hiện nhiều ở Nhật Bản. Các tài liệu nghiên cứu ở nước ngoài đã được công bố rằng việc điều trị can thiệp tích cực với bệnh thiếu máu cục bộ nghiêm trọng ở đầu gối, lưu lượng máu được khôi phục, lưu thông máu được cải thiện, tình trạng loét và hoại thư cũng được cải thiện “, Ông Hiroyoshi Yokoi, Trưởng Khoa Tim mạch, Bệnh viện tưởng niệm Ogura cho biết.

Điều trị can thiệp là phương pháp điều trị sử dụng ống thông đi qua mạch máu, cải thiện tình trạng mạch máu bị thu hẹp và cải thiện lưu lượng máu lưu thông. Phương pháp này sử dụng một ống mỏng (ống thông) được đưa vào từ háng. Một quả bóng gắn vào đầu của ống thông được bơm phồng, một ống kim loại nhỏ gọi là stent (ống đỡ động mạch) được cho vào mạch máu. Đây là phương pháp điều trị nội khoa mở rộng mạch máu bị tắc nghẽn.

Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân 3
Phương pháp điều trị can thiệp

Điều trị can thiệp đang thu hút sự chú ý như một phương pháp điều trị thân thiện với bệnh nhân mà không cần sử dụng thuốc gây tê hay gây mê. Ngay cả những bệnh nhân được chẩn đoán là “chỉ còn cách cắt chân” cũng có thể được điều trị nội mạch tùy thuộc vào tình trạng, đôi khi bệnh nhân không cần cắt bỏ chân.

“Điều quan trọng là điều trị bệnh mạch máu ở chân mà không bỏ qua các dấu hiệu. Các triệu chứng xuất hiện trong các bệnh về mạch máu ở bàn chân là bàn chân lạnh, tê chân, đau chân,…Sẽ rất khó để chữa lành vết thương ở chân khi tổn thương tiến triển. Nếu bệnh nhân cảm thấy bất thường, hãy tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được xét nghiệm ABI, đó là xét nghiệm huyết áp ở bàn chân và nhận được chẩn đoán khách quan về thiếu máu cục bộ chi dưới”, Yokoi nói.

Bạn đang xem bài viết:Tổn thương bàn chân tiểu đường. Phát hiện và điều trị sớm có thể ngăn ngừa cắt chân” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Đại học Yale của Mỹ đã công bố một kết quả nghiên cứu về...
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh mà các triệu chứng cơ năng không...
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Trong kỳ nghỉ cuối năm và năm mới, bệnh nhân tiểu đường thường khó...
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Người mắc bệnh tiểu đường dễ bị gãy xương và tần suất cao gấp...
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần thiết phải nắm...
Hội đồng Khoa học Nhật Bản chứng minh chế độ ‘Summer time’ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Hội đồng Khoa học Nhật Bản đã đưa ra thông tin rằng việc áp...
Thử nghiệm lâm sàng đầu tiên ngăn chặn sự khởi phát của tiểu đường tuýp 1 thông qua liệu pháp miễn dịch
Tìm hiểu về lượng đường trong máu, lượng đường trong nước tiểu, HbA1c
8 điều cần chú ý để tránh rối loạn kiểm soát bệnh tiểu đường trong dịp cuối năm và đầu năm mới!
Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và suy giảm khối lượng xương
Bệnh nhân tiểu đường di chuyển bằng đường hàng không cần lưu ý gì?
Hội đồng Khoa học Nhật Bản chứng minh chế độ ‘Summer time’ làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường