Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường có thể ăn
Danh mục nội dung
- 1. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Quan trọng là kiểm soát tốt đường và chất béo!
- 2. Những thực phẩm đặc biệt khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên ăn
- 3. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất?
- 4. Ăn hoa quả với lượng thích hợp
- 5. Uống rượu và ăn đồ ăn nhẹ với lượng thích hợp?
- 6. Hướng dẫn về liệu pháp ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
1. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Quan trọng là kiểm soát tốt đường và chất béo!
Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Trong chế độ ăn uống của bệnh nhân tiểu đường, việc kiểm soát đường và chất béo là rất quan trọng.
Bệnh nhân nên lựa chọn thực đơn ăn uống chú trọng vào việc không hấp thụ lượng calo trên mức cần thiết và không làm tăng lượng đường trong máu (duy trì tình trạng lượng đường trong máu thấp).
Để làm được điều này, khuyến khích bệnh nhân nên ăn những loại thực phẩm có hàm lượng calo thấp và lượng đường thấp.
>> Tổng hợp các Thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp
2. Những thực phẩm đặc biệt khuyến khích bệnh nhân tiểu đường nên ăn
Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Những loại thực phẩm tiêu biểu khuyến khích cho người bị tiểu đường là nấm, rong biển, gạo lứt,…
Nấm là loại thực phẩm có hàm lượng calo cực thấp và chứa rất nhiều chất xơ. Bên cạnh đó, nấm cũng đem lại cảm giác hài lòng cho người ăn bởi hương vị và kết cấu tuyệt vời. Chính vì vậy, nấm là một trong những thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường đang duy trì việc hạn chế ăn cay.
Giống như nấm, rong biển cũng là loại thực phẩm chứa rất nhiều chất xơ và hàm lượng calo thấp. Hơn nữa, chất xơ chứa trong rong biển có tính hòa tan trong nước nên khi chất này hòa tan trong ruột giúp hạn chế sự hấp thụ đường.
Ngoài ra, các loại thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu = những thực phẩm có chỉ số GI thấp như gạo lứt và mì kiều mạch, mì ống cũng là thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường.
>> Tham khảo bài viết hữu ích liên quan:
3. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất?
Dưới đây là danh sách những thực phẩm tốt cho bệnh tiểu đường
Các loại hải sản | Cá – sò ốc, cua, tôm, mực, bạch tuộc, hải sản đóng hộp |
Các loại thịt | Thịt lợn, bò, gà, các loại thịt đã qua chế biến (thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt muối) |
Các loại đậu | Đậu nành luộc, các chế phẩm từ đậu nành (đậu phụ, đậu lên men, váng đậu, đậu chiên, bã đậu) |
Trứng | Trứng gà, trứng chim cút |
Các chế phẩm từ sữa | Bơ, pho mát, sữa chua không đường, kem tươi |
Các loại rau | Củ cải, cải thảo, hành lá, cà tím, dưa chuột, hành tây, cà chua, ớt chuông, củ ngưu bàng, măng, măng tây, cải bó xôi, củ cải turnip, hẹ, xà lách, bông cải trắng, bông cải xanh, rau chân vịt, cải cúc, thổ đương quy, bí đao, đậu xanh, rau mùi, đậu hà lan, gừng, búp hoa gừng, giá, mướp tây, rau cần, hoa cải dầu, cần tây, rau đay, dương xỉ, rau diếp, hẹ tây, tía tô, ớt xanh quả dài, cúc hải đường,… |
Các loại nấm | Nấm tùng nhung, nấm xẻ quạt, nấm hương, nấm bào ngư, nấm kim châm, nấm sò, nấm đùi gà, nấm mỡ, nấm mèo, nấm trân châu. |
Các loại khoai | Khoai nưa |
Các loại hạt | Hạt vừng, óc chó, hạnh nhân, hạt thông, hướng dương, hạt macca, đậu phộng, hạt bí |
Các loại rong biển | Lá rong biển, tảo biển, tảo bẹ, rong biển đen Hijiki, tảo Arame, thạch làm từ rong biển, thạch rau câu |
Các loại chất béo | Bơ, dầu mè, dầu thực vật, mỡ lợn |
Gia vị | Xì dầu, nước tương miso (trừ miso trắng), muối, mayonnaise, giấm, rượu gạo nấu ngọt, hương liệu |
Đồ uống ưa chuộng | Whiskey, Vodka, Brandy, rượu Gin, rượu Rum, rượu sochu, cà phê – trà (không đường) |
4. Ăn hoa quả với lượng thích hợp
Phần lớn mọi người đều nghĩ rằng “Hoa quả có chứa nhiều đường nên ăn hoa quả không tốt cho bệnh tiểu đường”, tuy nhiên hoa quả có chứa lượng lớn các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin rất tốt cho cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân tiểu đường nên cố gắng kết hợp ăn hoa quả trong chế độ ăn uống hàng ngày, không nên vì bị bệnh tiểu đường mà “tuyệt đối không ăn hoa quả”. Tuy nhiên, cần chú ý về lượng hoa quả hấp thụ. Lượng hoa quả hấp thụ tiêu chuẩn trong 1 ngày là trong khoảng 80kcal (1 đơn vị). Mặt khác, những loại hoa quả sấy khô và đóng hộp có lượng đường cao và ít vitamin C, do đó bệnh nhân tiểu đường không nên ăn.
Ngoài ra, về thời gian ăn hoa quả, bệnh nhân tiểu đường có thể ăn thay bữa phụ hoặc ăn cùng với chế độ ăn uống có quản lý đường huyết. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ và người có chuyên môn.
5. Uống rượu và ăn đồ ăn nhẹ với lượng thích hợp?
a. Những điều cần chú ý khi uống rượu
– Uống cùng bữa ăn
Bệnh nhân tiểu đường nếu uống rượu khi ăn có thể giúp hạn chế lượng bữa ăn để tránh ăn quá nhiều. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân chỉ uống rượu mà không ăn, dễ bị hạ đường huyết. Để không bị hạ đường huyết, hãy uống rượu trong khi ăn đồ ăn nhẹ. Tuy nhiên, đồ ăn nhẹ không phải loại nào cũng có thể ăn kèm với rượu được. Hãy chú ý lựa chọn đồ ăn vặt phù hợp.
– Nhận thức rõ việc uống rượu của bản thân
Khi đi uống rượu, mọi người thường được mời uống nhiều nhưng hãy chú ý không được uống quá nhiều. Hãy nói với những người cùng uống rượu với bạn rằng bản thân không thể uống được. Vì lý do sức khỏe, mọi người sẽ không ép uống nữa.
– Không uống quá nhiều
Mọi người đều biết rằng uống rượu nhiều sẽ làm giảm hiệu quả của insulin. Hãy cẩn thận với lượng rượu hấp thụ vì nó gây khó khăn cho việc kiểm soát đường huyết.
– Cần bổ sung nước trong khi uống rượu
Thay vì chỉ uống rượu, bổ sung đồng thời nước khi uống rượu sẽ giúp giảm lượng rượu hấp thụ. Vấn đề cần lưu ý ở đây là chọn loại nước nào. Nếu bệnh nhân chọn nước trái cây sẽ là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu đột ngột do trong nước trái cây có chứa nhiều đường. Ngoài nước lọc, bệnh nhân tiểu đường có thể sử dụng trà ô long tốt cho sức khỏe.
b. Khuyến khích dùng loại bia tốt cho sức khỏe
Hiện nay, trên thị trường đã xuất hiện rất nhiều loại sản phẩm tốt cho sức khỏe ở mọi lĩnh vực. Các loại rượu và đồ uống có cồn cũng không phải là ngoại lệ. Trường hợp bệnh nhân tiểu đường muốn uống rượu có thể sử dụng loại bia tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, không nên uống quá nhiều. Là loại bia có hàm lượng cồn bằng 0 và cũng không chứa calo, đường, vì vậy bệnh nhân tiểu đường có thể thoải mái thưởng thức.
Điểm lưu ý khi sử dụng các loại thực phẩm hiển thị chức năng do Cơ quan Người tiêu dùng công bố dưới đây.
■ Trước hết, hãy xem lại thói quen ăn uống của bản thân.
– Điều quan trọng là cân bằng chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm chủ yếu, món ăn chính, món ăn phụ.
■ Không nên nghĩ rằng ăn nhiều sẽ có hiệu quả hơn. Hấp thụ quá nhiều có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe.
– Kiểm tra mục chú ý khi sử dụng được hiển thị trên bao bì.
– Đọc kỹ mục chú ý về lượng sử dụng tiêu chuẩn hàng ngày, cách sử dụng.
■ Khi cảm thấy có tình trạng bất ổn trong cơ thể, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức.
– Khi cảm thấy có tình trạng bất ổn trong cơ thể, hãy ngừng sử dụng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.
– Vì trên bao bì có số điện thoại là địa chỉ liên hệ của nhà sản xuất nên hãy liên hệ trong trường hợp gặp vấn đề về sức khỏe do sản phẩm gây ra.
c. Chú ý đến việc ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ
Như đã nói ở trên, khi uống rượu nên ăn đồ ăn nhẹ nhưng cần chú ý nếu ăn quá nhiều đồ ăn nhẹ, lượng calo và đường cũng sẽ tăng lên. Nhiều người nghĩ rằng khi uống rượu sẽ muốn ăn những đồ ăn dầu mỡ, tuy nhiên nên chú ý kiểm tra lượng calo và đường để chọn đồ ăn vặt phù hợp.
Bệnh nhân tiểu đường nên ăn những loại rau giàu chất xơ. Nếu ăn chất xơ đầu tiên sẽ có hiệu quả làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ, vì vậy bệnh nhân có thể ngăn chặn sự gia tăng đột ngột lượng đường trong máu.
Tham khảo thêm bài viết: Điều trị bệnh tiểu đường – thuốc liên quan đến incretin
6. Hướng dẫn về liệu pháp ăn uống cho bệnh nhân tiểu đường
Loại thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên ăn được quy định trong “Hướng dẫn điều trị bệnh tiểu đường”.
a. Sự cân bằng trong chế độ ăn uống được quy định trong hướng dẫn trên
Sự cân bằng giữa ý nghĩa liệu pháp ăn uống của bệnh tiểu đường và các chất dinh dưỡng tối ưu là gì? Mức tiêu chuẩn về carbohydrate là 50%~60% năng lượng, protein ít hơn 20% năng lượng làm hướng dẫn và phần còn lại là chất béo. Tiêu chuẩn này sẽ thay đổi linh hoạt tùy theo các điều kiện như lượng hoạt động thể chất, tình trạng biến chứng, sở thích,…
Bằng cách cân bằng carbohydrate và protein tốt, bệnh nhân cũng có thể điều chỉnh lượng chất béo. Hãy điều chỉnh trong khi xem xét lượng hoạt động hàng ngày và liệu có các bệnh khác hay không.
b. Bệnh nhân có nên nhận hướng dẫn từ chuyên gia khi đang điều trị bằng liệu pháp ăn uống không?
Bệnh nhân tiểu đường khi điều trị bằng liệu pháp ăn uống đều phải cố gắng kiểm soát chế độ ăn uống nhưng đôi khi vẫn rất khó để tự mình duy trì. Vì vậy, sự hướng dẫn của một chuyên gia dinh dưỡng là rất cần thiết trong điều trị tiểu đường.
c. Hãy đặt tiêu chuẩn cho cân nặng của bản thân
Làm thế nào để xác định cân nặng tiêu chuẩn và tổng lượng năng lượng hấp thụ?
Mục tiêu của liệu pháp ăn uống điều trị bệnh tiểu đường loại 2 là duy trì trạng thái trao đổi chất tốt trong cơ thể bằng cách tối ưu hóa tổng năng lượng hấp thụ
Tính cân nặng tiêu chuẩn với BMI 22 làm mục tiêu và tính tổng năng lượng hấp thụ từ công thức dưới đây:
Cân nặng tiêu chuẩn (kg) = [Chiều cao (m)] ² × 22
Tổng lượng năng lượng hấp thụ = cân nặng tiêu chuẩn × lượng hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất (kcal / kg cân nặng tiêu chuẩn)
= 25 ~ 30 Lao động nhẹ (Phần lớn là công việc văn phòng)
30 ~ 35 Lao động phổ thông (Phần lớn công việc phải đứng)
35 ~ Lao động nặng (Phần lớn là công việc tay chân)
Vì cân bằng năng lượng sẽ xuất hiện trong những thay đổi về trọng lượng cơ thể nên bệnh nhân tiểu đường béo phì trước tiên hướng đến giảm 5% trọng lượng hiện tại. Sau đó cần đánh giá sự cải thiện tình trạng trao đổi chất và xem xét hiệu quả của từng bệnh nhân để đặt ra cân nặng tiêu chuẩn phù hợp.
Nếu bệnh nhân biết bản thân phải giảm bao nhiêu cân và cần sử dụng bao nhiêu năng lượng thì sẽ biết được lượng calo nên hấp thụ.
Có lẽ nhiều người nghĩ rằng chế độ ăn uống của bệnh tiểu đường là chế độ ăn uống chán ngắt chỉ với mục đích giảm cân. Tuy nhiên, đó là liệu pháp ăn uống hướng đến mục tiêu về một chế độ ăn uống cân bằng tốt. Bệnh tiểu đường ăn gì tốt nhất? Hãy tham khảo hướng dẫn về các loại thực phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường để có thể điều trị hiệu quả bệnh.
Bạn đang xem bài viết: Những thực phẩm bệnh nhân tiểu đường có thể ăn tại Chuyên mục Ăn uống
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)