Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Cỡ chữ:
A A

Khi được chẩn đoán tiểu đường giai đoạn đầu, người bệnh thường hoang mang khi không thấy bác sĩ kê đơn thuốc mà chỉ hướng dẫn về nhà chú ý ăn uống và luyện tập, luôn thắc mắc khi nào phải uống thuốc tiểu đường? Bệnh nhân cần làm gì khi ở trường hợp trên?

1. Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Hỏi: Có nên uống thuốc tiểu đường ngay sau khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường?

Trả lời:

Nguyên tắc điều trị trong giai đoạn bệnh nhân mới được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường không phải là uống thuốc ngay khi phát hiện ra đường huyết ở mức bất ổn. Việc uống thuốc chỉ cần thiết khi đường huyết tăng cao quá mức, người bệnh có khả năng hôn mê, cần phải hạ xuống nhanh chóng. Bệnh nhân tiểu đường giai đoạn đầu phải hướng đến chế độ ăn uống lành mạnh và luyện tập hợp lý, nếu không giảm được mới được bác sĩ điều trị chỉ định dùng thuốc.

Hỏi: Người bệnh khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

Trả lời:

– Không phải tất cả người bệnh tiểu đường đều phải uống thuốc tiểu đường, còn tùy thuộc vào mức đường huyết, tình trạng, thể trạng của bệnh nhân, tình hình sinh hoạt và các loại biến chứng kèm theo mà người bệnh đang mắc phải. Tuy nhiên, tiểu đường là căn bệnh mãn tính, bệnh sẽ tiến triển nặng hơn theo thời gian, các nghiên cứu cho thấy, khả năng trì hoãn dùng thuốc kéo dài tối đa từ 3 – 5 năm, sau đó bệnh nhân buộc phải uống thuốc tiểu đường để giảm gánh nặng cho tuyến tụy.

– Với những người được điều trị ở giai đoạn liệu pháp “không thuốc”_ không dùng thuốc, nghĩa là ăn uống giảm ngọt và giảm tinh bột, tập thể lực đều đặn rồi theo dõi lượng đường huyết. Không có câu trả lời rõ ràng về những triệu chứng của bệnh nhân báo hiệu khi nào phải uống thuốc tiểu đường, cũng không có con số về chỉ số đường huyết cố định để dựa vào đó quyết định cho bệnh nhân dùng thuốc. Quan trọng là bệnh nhân duy trì ăn uống đúng cách, tập luyện thường xuyên, theo dõi chỉ số đường huyết định kỳ và việc thêm thuốc hoàn toàn tùy theo thể chất sinh lý và sinh hoạt của bệnh nhân đó.

Giả sử ở mức đường huyết 160mg% sau khi đã ăn và tập đúng cách, nếu bệnh nhân già yếu ăn ít, kèm theo bệnh tim mạch thì không cần thêm thuốc, nhưng nếu là người khỏe mạnh chưa có biến chứng gì khác sẽ được khởi đầu điều trị bằng thuốc.

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường 1
Khi nào phải uống thuốc tiểu đường?

2. Thay đổi lối sống

Người bệnh thay đổi lối sống hay điều trị không dùng thuốc bao gồm luyện tập thể lực, chế độ dinh dưỡng khoa học và thay đổi những thói quen có tác động xấu đến sức khỏe.

Luyện tập thể chất

– Nên kiểm tra biến chứng tim mạch, thần kinh, mắt, tổn thương của chân trước khi luyện tập và đo huyết áp, tần số tim. Bệnh nhân không luyện tập gắng sức khi glucose máu > 250- 270 mg/dL và ceton dương tính.

– Đi bộ là loại hình luyện tập thông dụng và dễ áp dụng nhất. Bệnh nhân nên đi bộ tổng cộng 150 phút mỗi tuần, mỗi ngày có thể dành thời gian 30 phút để luyện tập. Không nên dừng luyện tập 2 ngày liên tiếp. Nên tập thêm bài tập kháng lực, chọn kéo dây hoặc nâng tạ, khuyến khích tập 2 – 3 lần trong tuần.

– Người già, bị đau khớp có thể chia tập nhiều lần trong ngày, nên đi bộ sau 3 bữa ăn, mỗi lần 10 – 15 phút. Người còn trẻ dành thời gian tập nhiều hơn, khoảng 60 phút mỗi ngày, còn các bài tập kháng lực nên tập hơn 3 lần mỗi tuần.

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường 2
Thói quen tập thể dục thường xuyên mang chiều hướng tích cực trong chữa trị bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng

Tốt nhất người bệnh nên có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng, chi tiết dinh dưỡng sẽ được thiết lập cho từng bệnh nhân tùy tình trạng bệnh, loại hình hoạt động, bệnh lý và các biến chứng kèm theo.

Các nguyên tắc chung về dinh dưỡng mà bệnh nhân nên áp dụng theo:

– Đối với bệnh nhân béo phì, thừa cân phải có kế hoạch giảm cân, ít nhất 3 – 7% so với cân nặng ban đầu.

– Nên dùng các loại carbohydrate được hấp thu chậm, có nhiều chất xơ, các loại chưa được chà xát kỹ như gạo lứt, bánh mì đen,…

– Cung cấp đạm khoảng 1-1,5 gam/kg cân nặng/ngày cho người không yếu chức năng thận. Nên ăn cá ít nhất 3 lần/tuần, người ăn chay có thể bổ sung nguồn đạm từ các loại đậu (đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ,…)

– Nên dùng các loại mỡ có chứa acid béo không no một nối đôi hoặc nhiều nối đôi như dầu ô liu, dầu mè, mỡ cá, dầu lạc. Tránh ăn các loại mỡ trung chuyển (mỡ trans) phát sinh khi ăn thức ăn chiên rán, ngập dầu mỡ.

– Giảm lượng muối trong bữa ăn, còn khoảng 2300mg Natri mỗi ngày.

– Cung cấp hàm lượng chất xơ ít nhất 15 gam mỗi ngày.

– Nên chú trọng bổ sung các yếu tố vi lượng nếu thiếu, ví dụ người ăn chay thường thiếu sắt.

– Ngưng hút thuốc và hạn chế rượu bia.

– Hạn chế sử dụng các chất tạo ngọt: như đường bắp, saccharin, aspartame,…

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường 3
Người bệnh cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ và khoa học

Thay đổi những thói quen có tác động xấu đến sức khỏe

– Bỏ qua bữa sáng

Bữa sáng là bữa ăn quan trọng trong ngày, và điều này đặc biệt đúng với những người bị tiểu đường. Ăn sáng muộn có thể gây tụt đường huyết bất thường, rất nguy hiểm.

– Bỏ bữa hằng ngày

Khoảng cách giữa các bữa ăn quá xa có thể gây hạ đường huyết.

Tình trạng hạ đường huyết nếu không được điều trị kịp thời rất nguy hiểm, có thể khiến người bệnh lú lẫn, lơ mơ và ngất, tình trạng nặng có thể dẫn tới hôn mê, co giật và thậm chí gây tử vong.

– Ăn khuya muộn vào giờ đi ngủ

Ăn khuya muộn có thể làm tăng nồng độ đường trong máu vào sáng hôm sau.

Người tiểu đường phải bỏ những thói quen xấu để giữ lượng đường huyết ở mức ổn định, an toàn.

Khi nào phải uống thuốc tiểu đường 4
Thói quen ăn khuya tác động xấu đến đường huyết, ảnh hưởng đến quá trình điều trị

Người bệnh tiểu đường không cần lo lắng khi nào phải uống thuốc tiểu đường, hãy tin tưởng vào bác sĩ điều trị của mình. Vì đối với từng người, từng thể trạng, tình trạng bệnh nhân, bác sĩ sẽ có những chỉ dẫn đúng đắn nhất. Điều người bệnh cần quan tâm là làm theo đúng những chỉ dẫn của bác sĩ, thay đổi thói quen xấu, ăn uống và tập luyện hợp lý, đi khám, theo dõi sức khỏe và kiểm tra đường huyết định kỳ.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Bài viết liên quan
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, việc cần thiết là phải giảm...
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Theo báo cáo mới nhất, có rất nhiều người bị mắc bệnh gan nhiễm...
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Bệnh nhân tiểu đường nắm rõ các thực phẩm nên ăn và nên kiêng...
Cách thử tiểu đường tại nhà
Bệnh tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm có ít dấu hiệu lâm...
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Loãng xương là căn bệnh phổ biến ở phụ nữ và người cao tuổi,...
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Bệnh tiểu đường là bệnh gây tử vong đứng thứ 3 sau ung thư...
“Axit béo Omega 3” làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Chú ý đến cholesterol xấu
Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ gây ra bệnh gan nhiễm mỡ
Tiểu đường có ăn được mật ong không?
Cách thử tiểu đường tại nhà
6 phương pháp giúp cải thiện chất lượng xương và ngăn ngừa gãy xương ở bệnh nhân tiểu đường
Bệnh tiểu đường tuýp 2 làm tăng nguy cơ đột quỵ khi về già?
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường