Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch

Cỡ chữ:
A A
Theo báo cáo của Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF), có đến ⅔ số bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao. Tuy nhiên hầu hết họ đều không nhận thức được mức độ nguy hiểm của bệnh này. Một số bệnh nhân đã tìm hiểu về việc phòng ngừa và đối phó với bệnh tim nhưng trên thực tế vẫn chưa được cung cấp một cách đầy đủ nhất. 

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai ở Nhật Bản

Bệnh tim mạch là một nhóm các rối loạn về tim và mạch máu, nguyên nhân chủ yếu do các mảng xơ vữa bám vào lòng mạch, gây hẹp mạch vành nên tim không cung cấp đủ máu cho các cơ quan. Bệnh tim mạch bao gồm 3 loại là bệnh tim mạch vành (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim…), bệnh mạch máu não, bệnh động mạch ngoại vi.

Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch 1
Ảnh minh họa.

Bệnh tim mạch thường gây ra đột tử, cái chết thường sẽ diễn ra rất nhanh hoặc trong vòng một giờ sau khi các triệu chứng cấp tính xảy ra. Các bệnh về tim (nhồi máu cơ tim) và bệnh mạch máu não (đột quỵ và xuất huyết não) là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ hai chỉ sau ung thư ở Nhật Bản.

Bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao

Vì bệnh tim mạch gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên bệnh nhân và gia đình bệnh nhân rất cần được trang bị đầy đủ kiến thức và có nhận thức đúng đắn về các yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch cũng như phương pháp phòng ngừa.

Hiện tại, có 425 triệu người trưởng thành mắc bệnh tiểu đường trên thế giới và số người mắc bệnh tiểu đường ở Nhật Bản năm 2016 đã lên tới 10 triệu người, trong đó khoảng 90% là mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2.

Nguy cơ bệnh nhân tiểu đường tử vong vì bệnh tim mạch cao hơn gấp 1,8 đến 2,5 lần so với những người không mắc bệnh tiểu đường.

Theo một khảo sát của Ủy ban Bệnh tiểu đường Nhật Bản về nguyên nhân tử vong do bệnh tiểu đường, khoảng 1 trong 9 bệnh nhân đái tháo đường đã chết vì bệnh tim mạch.

Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch 2
Ảnh minh họa.

Theo chương trình khảo sát “Nguy cơ mắc bệnh tim mạch do tiểu đường” được tổ chức bởi Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) phối hợp với Novo Nordisk thực hiện, 62% bệnh nhân Nhật Bản mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có các yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch (CVD) hoặc đã từng gặp các sự cố về tim mạch.

Đây là cuộc khảo sát trực tuyến đầu tiên với quy mô toàn cầu điều tra về nhận thức và kiến thức về bệnh tim mạch của các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2. Khảo sát đã nhận được 12.695 câu trả lời của các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đến từ 133 quốc gia, trong đó có 1017 người Nhật.

Độ tuổi của các đối tượng tham gia bao gồm: 

  • 2% dưới 40 tuổi
  • 2% từ 40 đến 60 tuổi 
  • 76% trên 60 tuổi
  • Trong đó có 60% nam và 40% nữ. 

Về thời gian mắc bệnh:

  • 12% là từ 0-3 năm
  • 13% là từ 3-6 năm
  • 13% từ 3-9 năm 
  •  62% từ 9 năm trở lên

Qua khảo sát, các chuyên gia đã chỉ ra rằng nhiều bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đã có kiến thức hoặc có nhu cầu tìm hiểu về bệnh tim mạch.

Kết quả khảo sát chính như sau:

  • 62% người trả lời có các yếu tố nguy cơ tim mạch như căng thẳng (66%), ít tập thể dục (50%), kiểm soát đường huyết kém (45%), từng gặp sự cố về tim mạch như suy tim (5%), đau tim (4%), đột quỵ (4%).
  • 44% số người nhận khảo sát có ý thức về nguy cơ của bệnh tim mạch của bản thân sau hơn 5 năm kể từ khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường.
  • 67% nhận thức được rằng việc kiểm soát đường huyết kém là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch.
  • 25% số người tham gia  trả lời rằng họ chưa bao giờ tìm hiểu về bệnh tim mạch.
  • 35% số người trả lời chưa có ý định thảo luận về các rủi ro của bệnh tiểu đường tuýp 2 và bệnh tim mạch với các chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
  • 61% bệnh nhân nói rằng họ dựa vào các chuyên gia y tế để tìm hiểu thông tin về bệnh tim mạch.
  • 72% câu trả lời cho biết họ đang tìm kiếm lời khuyên để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục.

Để ngăn ngừa sự xuất hiện của bệnh tim mạch, mỗi bệnh nhân cần hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ở Nhật Bản, sau khi khảo sát về việc nắm rõ các thông tin về mối quan hệ giữa nguy cơ mắc bệnh tim mạch và bệnh tiểu đường tuýp 2, các nhà nghiên cứu đã đưa ra được bảng thống kê tỷ lệ các câu trả lời như sau:

Thông tin nào bạn nghĩ là cần thiết để hiểu rõ hơn về mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường tuýp 2 và nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ đó ngăn ngừa sự phát triển của bệnh tim mạch?
– Thông tin về việc tự quản lý bệnh tiểu đường 76%
– Bí quyết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tim mạch từ chế độ ăn uống và tập thể dục 72%
– Thông tin chung về dấu hiệu và triệu chứng của bệnh tim mạch 54%
– Tư vấn về cách kiểm soát và tự quản lý huyết áp tăng 54%
– Giáo dục về các yếu tố nguy cơ liên quan đến sự phát triển của bệnh tim mạch 52%
– Tư vấn cách giảm cân và duy trì cân nặng 48%

Bạn đang xem bài viết:Nghiên cứu thống kê tỷ lệ bệnh nhân nhận thức về mối quan hệ giữa tiểu đường và tim mạch” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
Các nhóm nghiên cứu từ Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo, Viện...
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Nghiên cứu “DiRECT” của Anh đã chỉ ra rằng nếu những bệnh nhân mắc...
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Ngoài các yếu tố như cân nặng, chế độ sinh hoạt, ăn uống, di...
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Danh mục nội dungHội nghị khoa học hàng năm của Hiệp hội tiểu đường...
Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường
Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Y khoa Mount Sinai ở Hoa Kỳ...
Chủ đề ngày Đái tháo đường Thế Giới (14/11) năm 2018 là “Gia đình và bệnh đái tháo đường”
Ngày 14/11 được Liên đoàn Đái Tháo Đường Thế Giới (IDF) chọn là ngày...
Kiểm soát đường huyết bằng tuyến tụy nhân tạo loại microneedle
“Khôi phục lại” các tế bào sản xuất insulin. Bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể chữa trị được không?
Báo động: Ô nhiễm không khí gây ra bệnh tiểu đường
Giải pháp xua tan nỗi bất an của bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 khi “điều trị insulin cơ bản”
Phát triển loại thuốc điều trị tăng tế bào β. Hy vọng về phương pháp điều trị mới của bệnh tiểu đường
Chủ đề ngày Đái tháo đường Thế Giới (14/11) năm 2018 là “Gia đình và bệnh đái tháo đường”
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường