Thần kinh

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Các dây thần kinh được trải khắp cơ thể, do đó nó sẽ gây  ảnh hưởng đến toàn cơ thể. Các triệu chứng khác nhau khiến bệnh nhân khó chịu nhưng một số người có thể tiến triển không triệu chứng, không phát hiện ra bệnh trừ khi họ được kiểm tra.

Chia sẻ

Bởi những tổn thương lưu lượng máu trong các mạch máu nhỏ do tình trạng tăng đường huyết, máu không được cung cấp đủ cho các tế bào thần kinh và ngoài ra còn bởi các chất biến đổi glucose được tích lũy trong các tế bào thần kinh, nên dẫn đến khởi phát bệnh thần kinh tiểu đường.

Chia sẻ

Bởi vì mọi người thường rất dễ liên tưởng từ “thần kinh” trong tổn thương thần kinh với các từ như suy nhược thần kinh và cảm giác nhạy cảm dễ cáu bẳn, nên dường như có một số bệnh nhân có những lo lắng quá mức về biến chứng này của bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, ý nghĩa của từ “thần kinh” có trong tên bệnh gọi là tổn thương thần kinh là chỉ một tế bào thần kinh truyền tín hiệu mà não cung cấp cho toàn bộ cơ thể và truyền thông tin được cảm nhận ở đâu đó trong cơ thể đến não. Bệnh nhân không cần quá lo lắng về nguyên nhân tăng đường huyết do bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trong bệnh thần kinh tiểu đường, các triệu chứng khó chịu khác nhau như tê và đau chân tay sẽ xuất hiện và cũng có trường hợp tình trạng mất ngủ xảy ra do những triệu chứng này. Khi bệnh tiến triển một thời gian, người bệnh sẽ có xu hướng giảm cân tạm thời hoặc cảm thấy chán nản.

Chia sẻ

Đó là bởi các triệu chứng tổn thương thần kinh có xu hướng thường xuất hiện đầu tiên trong ba biến chứng lớn của bệnh tiểu đường khi bệnh nhân đến khám bệnh. Mặc dù bệnh võng mạc tiểu đường hoặc bệnh thận do tiểu đường đã khởi phát, nhưng bản thân bệnh nhân không nhận thấy cho đến khi các bệnh này tiến triển đến một mức độ nhất định vì các bệnh  này dường như không xuất hiện các triệu chứng cơ năng, trong khi các triệu chứng cơ năng như tê liệt chân tay có xu hướng xuất hiện rõ khi tổn thương thần kinh xảy ra nên bệnh nhân có thể nhận thấy những triệu chứng này. Tuy nhiên, không thể dự đoán biến chứng nào sẽ xuất hiện đầu tiên ở từng bệnh nhân cụ thể. Mỗi người bị những biến chứng khác nhau. Không nên có suy nghĩ chỉ vì biến chứng thần kinh chưa xảy ra mà có thể an tâm rằng “các biến chứng khác vẫn chưa thể xảy ra”.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Hệ thần kinh có thể được phân chia thành hệ thần kinh trung ương bao gồm não, tủy sống và hệ thần kinh ngoại biên tách nhánh ra khỏi hệ thần kinh trung ương và phân bố khắp cơ thể. Mặc dù tế bào thần kinh hấp thụ glucose mà không thông qua hoạt động của insulin nhưng các tế bào của hệ thần kinh trung ương được trang bị một cơ chế không cho phép glucose đi vào nhiều hơn mức cần thiết, vì vậy ngay cả khi tình trạng tăng đường huyết tiếp diễn trong bệnh tiểu đường, hệ thần kinh trung ương sẽ không có nhiều tổn thương. Ngược lại, các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương do glucose xâm nhập vào tế bào và do độ dày của dây thần kinh cũng mỏng nên dễ bị ảnh hưởng như rối loạn lưu lượng máu do tăng đường huyết và hoạt động tuần hoàn máu bị cản trở.

Hệ thần kinh ngoại biên được phân chia thành hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh cảm giác (dây thần kinh cảm giác) và hệ thần kinh tự trị. Hệ thần kinh vận động là các dây thần kinh truyền tín hiệu di chuyển cơ bắp từ não, hệ thần kinh cảm giác là các dây thần kinh truyền một kích thích được cảm nhận bởi da, mắt, mũi,…đến não, hệ thần kinh tự trị là các dây thần kinh kiểm soát hoạt động của các cơ quan nội tạng và kiểm soát tình trạng nhiệt độ cơ thể, huyết áp ở mức bình thường. Khi tình trạng tăng đường huyết kéo dài trong bệnh tiểu đường, ba hệ thần kinh ngoại biên này sẽ dễ xuất hiện các tổn thương.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Dưới đây là những ảnh hưởng chủ yếu của bệnh thần kinh do tiểu đường đến bệnh nhân.

(1) Tê liệt dây thần kinh mắt và dây thần kinh trên mặt

(2) Thiếu máu cơ tim thầm lặng (không đau)

(3) Bất thường về nhịp tim (điện tâm đồ)

(4) Suy giảm chức năng bài tiết của dạ dày

(5) Suy giảm chức năng co thắt túi mật

(6) Táo bón và tiêu chảy

(7) Khó tiểu

(8) Rối loạn cương dương (rối loạn chức năng tình dục)

(9) Tê, đau chân tay, dị cảm, tê liệt

(10) Co giật cơ (chuột rút) / teo cơ

(11) Biến dạng khớp

(12) Loét bàn chân / hoại thư

(13) Suy giảm/ biến mất của phản xạ gân Achilles

Những tổn thương xuất hiện ở những nơi không xác định và có liên quan đến toàn bộ cơ thể

(14) Hạ huyết áp tư thế đứng

(15) Hạ đường huyết không nhận thức

(16) Đổ mồ hôi bất thường

(17) Trầm cảm

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các triệu chứng tương tự như triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường cũng xuất hiện ở các bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường hoặc khi lão hóa. Do đó, chẩn đoán bệnh thần kinh do tiểu đường là chẩn đoán loại trừ và sẽ chẩn đoán là bệnh thần kinh tiểu đường sau khi kiểm tra phủ nhận khả năng của một căn bệnh khác ngoài bệnh tiểu đường được coi là nguyên nhân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ảnh hưởng của bệnh thần kinh do tiểu đường rất lớn đến mức không thể nói một cách đơn giản, nhưng nhìn chung có thể phục hồi dần chức năng của dây thần kinh bằng cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Nhưng việc này phụ thuộc vào mức độ tiến triển của bệnh. Nếu khi các tế bào thần kinh bị tổn thương nghiêm trọng thì sẽ rất khó cho việc điều trị. Cũng giống như bệnh võng mạc do tiểu đườngbệnh thận do tiểu đường, việc phát hiện sớm và điều trị sớm là điểm quan trọng trong điều trị bệnh thần kinh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các triệu chứng như tê, đau, cảm giác bất thường ở bàn chân và bàn tay là những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thần kinh do tiểu đường. Một số các triệu chứng cơ năng khó xuất hiện như suy giảm phản xạ gân Achilles và thay đổi kích thước của đồng tử thường xảy ra, và những triệu chứng này cũng được sử dụng trong kiểm tra để xác nhận sự có hay không hoặc mức độ của bệnh thần kinh.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đó là những cảm giác như có tờ giấy dính vào mu bàn chân, như một con côn trùng đang bò quanh trên da, cảm thấy như đi trên một con đường sỏi dù đi trên một nơi bằng phẳng, bàn chân và bàn tay cảm thấy nóng (hoặc lạnh), cảm giác như bị tê liệt. Những hiện tượng phổ biến nhất của bệnh thần kinh do tiểu đường là trường hợp các triệu chứng như vậy bắt đầu xảy ra đột ngột ở cùng một nơi trên cả hai chi trái và phải. Các triệu chứng có xu hướng nghiêm trọng vào ban đêm hơn là vào ban ngày.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trước tiên, hãy nói về các triệu chứng xuất hiện ở các chi. Dây thần kinh sẽ giúp truyền lệnh của não đến mọi góc của cơ thể và truyền sự thay đổi của nhưng cảm giác được cảm nhận ở mọi góc của cơ thể đến não. Công việc này tiếp tục liên tục trong 24 giờ, kể cả khi bạn đang ngủ.

Khi một tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường xảy ra, thông tin đó sẽ không được truyền đạt đúng, hoặc sẽ truyền đạt thông tin không chính xác. Vì lý do đó, người bênh sẽ cảm thấy khó chịu ở các chi mặc dù không chạm vào bất cứ thứ gì, hoặc người bệnh không cảm thấy gì dù các chi đang chạm vào một cái gì đó.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nên xem xét các triệu chứng xuất hiện trong bệnh thần kinh tiểu đường và điều trị theo ba cách: điều trị bệnh tiểu đường, điều trị để cải thiện tổn thương thần kinh và điều trị để làm giảm các triệu chứng. Trong số này, điều trị cho bệnh tiểu đường là kiểm soát lượng đường trong máu. Điều trị cải thiện tổn thương thần kinh sẽ nói ở những câu tiếp theo. Phần này sẽ giải thích về điều trị cho các triệu chứng của từng bệnh nhân.

Trước hết, với tình trạng tê và đau tay chân đã nêu ở câu hỏi, trong điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định thuốc ức chế quá mẫn thần kinh và căng cơ (như thuốc chống kích ứng và thuốc chống co giật) và thuốc giảm đau chống viêm. Ngoài ra, vì các triệu chứng đau đớn, tâm trạng bệnh nhân dễ mệt mỏi chán nản và có thể thúc đẩy các triệu chứng tiến triển xấu hơn, vì vậy các đơn thuốc như thuốc chống trầm cảm có thể được kê cho bệnh nhân.

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng cách mát xa và làm ấm bàn chân và bàn tay (khi làm ấm nên cẩn thận tránh làm bỏng chân). Có trường hợp chịu đau một chút và đi bộ cũng có hiệu quả. Đi bộ có thể làm cho các triệu chứng của bệnh nhân trở nên tồi tệ hơn, do đó bệnh nhân không nên đi bộ quá sức. Miễn là bệnh nhân tuân thủ điều trị đúng cách, các triệu chứng sẽ chuyển biến tốt hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Liệt dây thần kinh mắt là một bệnh trong đó dây thần kinh giúp nhãn cầu cử động bị tê liệt và người bệnh sẽ nhìn mọi thứ xuất hiện gấp đôi vì tầm nhìn của mắt trái và mắt phải không thẳng hàng. Ngoài ra, mí mắt không mở to được (hoặc không đóng). Với chứng liệt dây thần kinh mặt, người bệnh không thể ngậm chặt miệng và làm tràn nước khi uống nước.

Người ta tin rằng đây là những tổn thương thần kinh đơn được gây ra bởi sự tắc nghẽn các mạch máu nuôi dưỡng dây thần kinh trong bộ phận đó. Các triệu chứng tê liệt do dạng tổn thương thần kinh này thường hồi phục từ vài tuần đến vài tháng. Mặc dù khó nhận thấy là một triệu chứng cơ năng như một tổn thương thần kinh do bệnh tiểu đường liên quan đến mắt, tuy nhiên sự bất thường có thể xuất hiện trong chức năng điều chỉnh kích thước của con ngươi. Người ta nói rằng điều này là do rối loạn các dây thần kinh tự trị.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thiếu máu cơ tim thầm lặng (không đau) là gì? “Thầm lặng” có nghĩa đen là “không đau”. “Cơ tim” trong thiếu máu cơ tim là chỉ các cơ ở tim, “thiếu máu” có nghĩa là việc cung cấp máu bị giảm và cản trở chức năng của các cơ quan trong bộ phận đó. Nói cách khác, thiếu máu cơ tim liên quan đến đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

Trong các cơn đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim sẽ xuất hiện tình trạng đau ngực mạnh và bệnh nhân cần tìm kiếm sự giúp đỡ ngay lập tức, nhưng có một trường hợp rối tổn thương thần kinh do tiểu đường làm cho cơn đau không quá mạnh và hiện tượng này được gọi là thiếu máu cơ tim thầm lặng. Mặc dù đây là một tình trạng nguy hiểm cần điều trị khẩn cấp nhưng vì bệnh nhân không cảm thấy đau nên việc điều trị thường chậm trễ. Do đó bệnh nhân nên thường xuyên đến bệnh viện ngay cả khi không có triệu chứng chủ quan để biết rõ tình trạng của tim.

Bạn đang xem câu hỏi: Thiếu máu cơ tim thầm lặng (không đau) là gì? tại Ngân hàng câu hỏi thường gặp dành cho người bệnh tiểu đường

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu có tổn thương thần kinh tự trị, những bất thường sẽ được tìm thấy trong kiểm tra điện tâm đồ vì sự dẫn truyền tín hiệu di chuyển của tim không được trơn tru. Ngoài ra, nhiều người mắc bệnh tiểu đường bị đau thắt ngực do xơ vữa động mạch hoặc nhồi máu cơ tim, và trong trường hợp đó cũng xuất hiện bất thường trong điện tâm đồ. Ngay cả với những bất thường này, không có nhiều bệnh nhân tự cảm thấy bản “nhịp tim bất thường”. Do đó bệnh nhân không nên dựa vào các triệu chứng cơ năng, hãy khám bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Như mọi người đều biết, dạ dày là một cơ quan nội tạng giống như dạng một cái túi giúp tiêu hóa lượng thức ăn được hấp thụ vào cơ thể. Để dễ dàng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong ruột, dịch vị dạ dày sẽ được tiết ra và trộn với thức ăn đã hấp thụ. Khi công việc đó kết thúc, tất cả các chất trong dạ dày sẽ được chuyển đến ruột. Nếu có tổn thương thần kinh tự trị do bệnh thần kinh tiểu đường, chức năng chuyển các chất đến ruột của dạ dày (chức năng bài tiết của dạ dày) sẽ suy giảm, lượng thức ăn đã hấp thụ sẽ ứ đọng lại trong dạ dày, gây ợ nóng, chán ăn, buồn nôn,…Ngoài ra, do quá trình tiêu hóa và hấp thu thức ăn không cố định, lượng đường trong máu sau khi ăn sẽ biến động không ổn định. Do đó, trong trường hợp bệnh nhân dùng thuốc (liệu pháp insulin hoặc uống thuốc để ức chế sự tăng đường huyết sau khi ăn), do khoảng thời gian thuốc có tác dụng khác với thời điểm khi chỉ số đường huyết tăng nên dễ gây hạ đường huyếttăng đường huyết, khiến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các triệu chứng có thể cải thiện khi dùng thuốc dạ dày bán trên thị trường, nhưng trước tiên bệnh nhân cần tìm hiểu xem triệu chứng đó có phải do tổn thương thần kinh hay không. Nếu sự suy giảm chức năng bài tiết của dạ dày thực sự do bệnh thần kinh tiểu đường thì cần điều trị bệnh thần kinh cùng lúc với điều trị dạ dày, và ngoài ra điều trị bệnh tiểu đường (kiểm soát đường huyết) cũng là cần thiết. Không nên uống thuốc dạ dày có bán trên thị trường liên tục trong thời gian dài, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để nhận tư vấn đúng cách.

Thuốc điều trị tình trạng suy giảm chức năng bài tiết của dạ dày được chỉ định thường là các loại thuốc kích hoạt chức năng của dạ dày (một số loại kháng sinh có thể có hiệu quả), các loại thuốc ức chế các triệu chứng như ợ nóng,…Nếu chức năng dạ dày phục hồi bằng cách điều trị, sự biến động của chỉ số đường huyết sau bữa ăn sẽ thay đổi so với trước đó, vì vậy trong trường hợp điều trị bằng insulin, thời gian tiêm có thể thay đổi.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Túi mật là cơ quan nhỏ lưu giữ dịch tiêu hóa (mật) được tạo ra ở gan và co thắt tiết ra theo thời gian khi lượng thức ăn hấp thụ qua tá tràng. Nếu có tổn thương thần kinh tự trị do bệnh thần kinh tiểu đường, mật sẽ không được tiết đủ, có thể gây nhiễm trùng túi mật.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tiêu chảy và táo bón là những bệnh thường xảy ra dù người đó có bị bệnh tiểu đường hay không, nhưng nếu bị bệnh thần kinh do tiểu đường, các triệu chứng có thể nặng hoặc kéo dài hơn, lặp lại xen kẽ giữa tiêu chảy và táo bón. Cũng giống như tình trạng suy giảm chức năng bài tiết của dạ dày, suy giảm chức năng co thắt túi mật, tiêu chảy và táo bón là một triệu chứng xuất hiện do tổn thương thần kinh tự trị và do bệnh nhân không thể kiểm soát tốt chức năng của ruột. Khi các triệu chứng trở nên nghiêm trọng, cũng có trường hợp người bệnh không thể kiểm soát được trong khi ngủ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc táo bón và thuốc trị tiêu chảy có hiệu quả, nhưng nếu bệnh nhân liên tục sử dụng thuốc mua ngoài thị trường không kê đơn và không đến bệnh viện, có thể gây ra các triệu chứng tổn thương thần kinh khác, vì vậy bệnh nhân nên đi khám bác sĩ đúng cách . Để điều trị, các loại thuốc điều chỉnh lượng nước của ruột để cải thiện việc đi ngoài cũng được kê đơn. Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, tốt hơn bệnh nhân nên hấp thụ nhiều chất xơ hơn vào thời điểm bị táo bón. Bệnh nhân bị hiện tượng đại tiện mất tự chủ không nên ngại mà cần nói với bác sĩ để có thể điều trị kịp thời và mang lại hiệu quả cao.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các triệu chứng cụ thể là khó đi tiểu, cần đi vệ sinh nhiều lần dù mỗi lần chỉ có ít nước tiểu, ngay cả khi có nhiều nước tiểu tích tụ nhưng không cảm thấy buồn vệ sinh (số lần đi vệ sinh giảm),…Nếu tình trạng tiến triển xấu hơn có thể xuất hiện tiểu không tự chủ hoặc đi tiểu có thể trở nên khó khăn hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Triệu chứng là dù nước tiểu tích tụ trong bàng quang nhưng không cảm thấy buồn tiểu do tổn thương thần kinh tiểu đường, vì vậy bàng quang dần trở nên to hơn và khi bàng quang trở nên lớn, khả năng co bóp yếu đi và việc đi tiểu sẽ khó khăn hơn. Người ta cho rằng tình trạng rối loạn đường tiết niệu sẽ tiến triển từng chút một nếu hiện tượng này tiếp tục lặp lại. Nếu nước tiểu vẫn còn trong bàng quang sau khi đi tiểu, các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bàng quang có khả năng xảy ra, vì vậy điều trị sớm là rất quan trọng để ngăn chặn tình trạng này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân hãy quyết định thời gian để đi vệ sinh và đi vệ sinh ngay cả khi không cảm thấy buồn tiểu. Trong trường hợp đàn ông, việc ngồi trên bệ toilet hoặc ngồi xổm có thể giúp đi tiểu dễ dàng hơn, vì vậy hãy thử biện pháp này. Sau khi đi vệ sinh, từ từ đẩy bụng dưới bằng tay, để nước tiểu còn lại được bài tiết ra. Trong điều trị bằng thuốc, bệnh nhân sẽ được chỉ định các loại thuốc thúc đẩy việc đi tiểu bằng cách tác động lên các dây thần kinh tự trị. Khi bị khó tiểu nghiêm trọng, một phương pháp tiểu tiện sử dụng ống gọi là ống thông niệu đạo được thực hiện.

Hơn nữa, tiểu không tự chủ ở nữ giới là tình trạng xảy ra không liên quan đến bệnh tiểu đường. Tăng sinh tuyến tiền liệt do rối loạn đường tiết niệu ở nam giới là tình trạng đang phổ biến gần đây. Nếu xuất hiện các triệu chứng cần chú ý, hãy đi kiểm tra y tế và điều tra nguyên nhân trước.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có tình trạng bị chuột rút cơ hoặc teo cơ do tổn thương thần kinh tiểu đường. Thông thường các cơ chân bị chuột rút do tổn thương dây thần kinh vận động. Teo cơ được cho là liên quan đến tổn thương dây thần kinh vận động, nhưng cơ chế chi tiết vẫn chưa rõ ràng. Tình trạng này rất dễ dàng lan từ mông đến phía sau đùi, gây khó khăn cho việc đi lại.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hiện tượng nếu điều trị bệnh tiểu đường không tốt sẽ dẫn đến dễ bị loét và hoại thư chân liên quan đến rất nhiều yếu tố, tuy nhiên tổn thương thần kinh tiểu đường là yếu tố quan trọng dẫn đến tình trạng này.

Cảm giác bàn chân bị mất dần do tổn thương thần kinh tiểu đường, ví dụ, ngay cả khi bị những vết xước nhỏ ở bàn chân nhưng người bệnh không cảm thấy đau. Nếu nhìn thấy chân có vết xước mà không cảm thấy đau đớn thì đó chính là dấu hiệu bất thường, vì vậy cần luôn chú ý đến chân. Dù không nhận thấy nhưng nếu vết xước tự lành thì không có vấn đề gì, tuy nhiên nếu không kiểm soát đường huyết không tốt, vết thương sẽ khó lành do ảnh hưởng như rối loạn lưu lượng máu và có thể bị nhiễm trùng. Một khi bị nhiễm vi khuẩn, chức năng miễn dịch sẽ suy giảm do tình trạng tăng đường huyết, vì vậy tình trạng nhiễm trùng có thể lan rộng và tạo ra vết loét. Việc điều trị sẽ khá khó khăn sau khi vết loét đã được hình thành. Ngoài ra, nếu bệnh nhân không nhận thấy vết loét, các tế bào trong phần đó sẽ chết và tiến triển thành hoại thư. Điều trị hoại thư thường rất khó khăn và thường bệnh nhân phải cắt chân để ngăn ngừa sự lây lan của tổn thương.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có rất nhiều yếu tố gây vết thương ở chân như sứt móng, móng mọc ngược, xước lòng bàn chân do có đá sỏi trong giày,…, tuy nhiên tổn thương thần kinh tiểu đường khiến cảm giác của chân mất dần đi, bệnh nhân khó để nhận ra chân bị thương. Biến dạng của khớp cũng có liên quan đến tổn thương ở chân. Ngoài ra, nếu bệnh nhân sử dụng bàn có lò sưởi hoặc lò sưởi trong mùa đông hoặc tắm bồn nước nóng, có trường hợp bệnh nhân bị bỏng nhưng không nhận thấy điều đó. Tất nhiên bệnh nấm chân cũng là nguyên nhân gây loét chân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có rất nhiều biện pháp nào để chăm sóc bàn chân của bệnh nhân tiểu đường. Biện pháp đầu tiên là kiểm tra thường xuyên xem chân có bị thương hay không. Sẽ tốt hơn nếu sử dụng gương để nhìn thấy mặt sau của bàn chân. Nếu bệnh nhân có thị lực kém, hãy nhờ người thân kiểm tra giúp. Một số điểm cần chú ý khi kiểm tra chân:

+ Chân có bị trầy xước hay bị bỏng không (đặc biệt là lòng bàn chân).

+ Móng có bị sứt,bị mọc ngược hay không.

+ Chân có bị nấm, mụn cóc hay nứt nẻ không.

+ Ngón chân có bị cong bất thường không.

Hãy chú ý đến những điểm trên kiểm tra chân 1 lần 1 ngày vào trước khi đi ngủ. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở chân, hãy xử lý với các bước cơ bản như khử trùng vết thương, trường hợp vết thương lâu lành, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Trường hợp bị mụn cóc, bệnh nhân không nên tự xử lý mà hãy nhận sự điều trị của bác sĩ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường nên chú ý một số điểm sau khi chăm sóc bàn chân:

+ Về giày dép: nên chọn giày có chất liệu mềm với kích cỡ vừa vặn. Khi bắt đầu mang giày mới, đặc biệt chú ý đến tình trạng có bị chai hay rộp chân khi đi giày không.

+ Giữ cho bàn chân luôn sạch sẽ: “bàn chân cũng chính là một bộ phận quan trọng của cơ thể”, hãy rửa kỹ bàn chân và các kẽ chân khi tắm. Hãy thay tất mới mỗi ngày.

+ Chăm sóc móng chân: khi cắt bằng bấm móng chân, mọi người có thể làm trầy xước phần da xung quanh, vì vậy nên dùng dũa khi cắt móng chân.

+ Coi chừng bị bỏng: sẽ an toàn khi không sử dụng thiết bị sưởi ấm (bàn có lò sưởi, lò sưởi, thảm sưởi điện,…) chỉ làm ấm bàn chân. Khi sử dụng, chú ý đến cài đặt nhiệt độ và cẩn thận khi bị bỏng nhiệt độ thấp. Dù nhiệt độ dụng cụ sưởi chỉ ấm một chút nhưng nếu để trong một thời gian dài cũng có thể gây bỏng chân. Trước khi vào bồn tắm nước nóng, nên kiểm tra nhiệt độ của nước nóng bằng tay trước khi vào.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu đánh vào một của gân Achilles bằng búa chẩn đoán khi ngồi xuống giường và để phần cổ chân ra khỏi giường trong trạng thái thả lỏng hoặc khi ngồi trên ghế và để chân thoải mái, các cơ bị co lại và các khớp di chuyển theo phản xạ. Tuy nhiên, nếu có tổn thương thần kinh tiểu đường, phản ứng này bị giảm dần hoặc biến mất. Mặc dù nó không gây đau đớn cho chính bệnh nhân, nhưng đây là một xét nghiệm thường được thực hiện trong chẩn đoán bệnh thần kinh tiểu đường vì nó có thể dễ dàng kiểm tra có tổn thương thần kinh hay không.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hạ huyết áp tư thế đứng và tổn thương thần kinh tiểu đường có liên quan đến nhau. Gần đây, nhiều người đã tự đo huyết áp tại nhà, nhưng để có được dữ liệu chính xác giúp điều trị tốt hơn, cần phải đo lại nhiều lần trong cùng một khoảng thời gian mỗi ngày. Bởi huyết áp sẽ liên tục thay đổi theo tình trạng cơ thể người đo, nếu có sự khác biệt trong điều kiện đo, kết quả sẽ khác nhau, dẫn đến trường hợp việc tự đo sẽ không hiệu quả như dữ liệu để phản ánh trong điều trị. Có thể thấy từ điều này, huyết áp tiếp tục thay đổi liên tục theo môi trường. Tốc độ của sự biến đổi là một phản ứng rất nhanh, ví dụ, để tăng huyết áp trong một khoảnh khắc, đứng bật dậy khỏi ghế để ngăn lưu lượng máu ở phần trên cơ thể giảm xuống.

Dây thần kinh tự trị đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp. Khi tổn thương dây thần kinh tự trị xảy ra, huyết áp không thể được kiểm soát và khi đứng lên, huyết áp của phần trên cơ thể giảm mạnh, gây tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng. Trong trường hợp nghiêm trọng,người bệnh có thể gặp khó khăn khi đi bộ, hạ huyết áp thế đứng có thể gây ra rối loạn nhịp tim nguy hiểm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi thức dậy từ tư thế ngủ, đầu tiên chỉ nên ngồi dậy, đợi một lúc, sau đó ngồi lên ghế và đợi một lúc mới đứng lên. Một phương pháp hiệu quả nữa là kê cao đầu, đi tất chân khi ngủ.

Những người mắc bệnh tiểu đường thường uống thuốc điều trị huyết áp cao. Khi tình trạng hạ huyết áp thế đứng như vậy được nhìn thấy ở một bệnh nhân tiểu đường như vậy, cần phải kiểm tra thuốc giảm huyết áp đang dùng. Ngoài ra, hãy thường xuyên đo huyết áp tại nhà để xem huyết áp của bản thân có quá thấp không. Và hãy cho bác sĩ biết các triệu chứng chi tiết bởi đôi khi bệnh nhân có thể sẽ được thay đổi loại và số lượng thuốc.

Bên cạnh đó, còn có một phương pháp nữa là tăng lượng muối hấp thụ trong khi kiểm tra xem huyết áp có quá cao không. Có những loại thuốc làm tăng huyết áp nhưng không nên sử dụng vì có lo ngại về ảnh hưởng xấu trên mạch máu do hiệu quả thuốc không ổn định và tình trạng tăng huyết áp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều đó đúng. Hạ đường huyết là do mức đường huyết giảm xuống dưới mức bình thường khi tác dụng của thuốc xuất hiện quá mạnh đối với những người đang được điều trị bằng insulin hoặc uống thuốc. Các triệu chứng như run tay và chân, đánh trống ngực, đổ mồ hôi lạnh thường xuất hiện khi hạ đường huyết xảy ra, do đó mọi người có thể nhận thấy hạ đường huyết. Các triệu chứng xuất hiện với hạ đường huyết có liên quan đến chức năng của các dây thần kinh tự trị, vì vậy nếu có tổn thương thần kinh tự trị, các triệu chứng hạ đường huyết thường không dễ dàng xuất hiện. Vì vậy, sẽ khó để nhận thấy tình trạng hạ đường huyết khi tổn thương thần kinh xuất hiện.

Đôi khi tình trạng hạ đường huyết xuất hiện các triệu chứng trong vài phút, lượng đường trong máu xuống quá thấp, bệnh nhân không thể cử động chân tay, ý thức chậm hoặc có thể mất nhận thức. Điều quan trọng là phải chú ý đến tình trạng hạ đường huyết, uống đường và thực hiện các biện pháp đối phó khác trước khi tình trạng hạ đường huyết trở nên nghiêm trọng hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hiện tượng đổ mồ hôi cũng là do chức năng của các dây thần kinh tự trị. Khi tổn thương dây thần kinh tự trị xảy ra, chỉ một phần trên da sẽ không ra mồ hôi, hoặc ngược lại là đổ mồ hôi bất thường. Tình trạng đổ mồ hôi bất thường thường xảy ra khi ăn. Triệu chứng của tình trạng này thường không rõ ràng nhưng nếu da khô, hãy chăm sóc với kem dưỡng ẩm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Biến chứng thần kinh do bệnh tiểu đường không trực tiếp gây ra tình trạng trầm cảm. Ngoài các triệu chứng chán nản, còn có triệu chứng bồn chồn, lo lắng (hoặc hối tiếc) khi các biến chứng thực sự xảy ra, chẳng hạn như lo lắng liệu điều trị như vậy đã tốt hay chưa, tất cả sẽ trở thành gánh nặng của tâm trí và bệnh nhân có xu hướng bị trầm cảm. Những người mắc các bệnh mãn tính như bệnh tiểu đường được cho là có xu hướng trầm cảm vì căng thẳng phải duy trì điều trị ngay cả khi không có biến chứng. Khi quá căng thẳng, bệnh nhân dễ cảm thấy đau đớn trên cơ thể và rơi vào vòng luẩn quẩn các triệu chứng của tim và cơ thể. Điều trị sớm, thích hợp là rất quan trọng.

Triệu chứng ban đầu của trầm cảm là thèm ăn, mất ngủ, dễ thức dậy trong lúc ngủ, không có hứng thú với những thứ trước đây từng thích, bực bội, cáu kỉnh, cảm thấy như trở nên cô đơn. Nếu nhận thấy có bất kì dấu hiệu nào hãy nói với bác sĩ hoặc người chăm sóc. Trong một số trường hợp, cần phải tiếp nhận điều trị tại khoa tâm thần hoặc khoa trị liệu tâm lý để phục hồi.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều cơ bản cần làm là quản lý chặt chẽ hơn chỉ số đường huyết. Ngoài ra, thuốc ức chế men khử aldose, các chế phẩm vitamin B, thuốc cải thiện tuần hoàn ngoại vi,…thường được kê đơn để điều trị các tổn thương thần kinh do tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguyên nhân gây tổn thương thần kinh do tiểu đường có liên quan đến sự tích tụ các chất gọi là sorbitol trong đó glucose bị biến đổi trong các tế bào thần kinh. Thuốc ức chế men khử aldose có tác dụng ngăn sorbitol tích tụ trong tế bào. Hiện nay một số loại thuốc bắc có thể có tác dụng tương tự như thế này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vitamin B có chức năng thúc đẩy tái tạo dây thần kinh. Thuốc cải thiện tuần hoàn ngoại vi, cải thiện rối loạn tuần hoàn (rối loạn lưu lượng máu), thuốc làm cho máu được cung cấp đủ đến tế bào thần kinh và có hiệu quả hỗ trợ chức năng của dây thần kinh.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu một người có chỉ số đường huyết cao trong một thời gian dài cải thiện kiểm soát đường huyết trong một khoảng thời gian ngắn, triệu chứng “tổn thương thần kinh sau điều trị” sẽ xảy ra tạm thời. Đó chính là quá trình chữa lành các tổn thương thần kinh do tiểu đường.

Các triệu chứng nêu trong câu hỏi có thể là những tổn thương thần kinh sau điều trị, vì vậy hãy hỏi bác sĩ kỹ càng. Nếu sự chuyển biến của các triệu chứng là do tổn thương thần kinh sau điều trị thì việc duy trì kiểm soát đường huyết tốt như hiện tại sẽ làm các triệu chứng chuyển biến tốt hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Rượu không phải là một nguyên nhân của bệnh thần kinh tiểu đường“, nhưng nó rất có thể là một yếu tố làm các triệu chứng chuyển biến xấu hơn. Bệnh thần kinh không chỉ xảy ra do bệnh tiểu đường, mà còn do nhiều yếu tố khác, một trong số đó là “bệnh thần kinh do rượu”. Thói quen uống rượu liên tục là nguyên nhân gây thiếu hụt nhóm vitamin B và làm xuất hiện các triệu chứng tương tự như bệnh thần kinh tiểu đường như tê hoặc đau ở chân.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Người ta chỉ ra rằng bệnh tiểu đường sẽ làm suy giảm chức năng cương dương và có nhiều nghiên cứu khác nhau để tìm ra bao nhiêu phần trăm nam giới mắc bệnh tiểu đường thực sự mắc ED. Tuy nhiên, kết quả khảo sát khác nhau rất nhiều từ khoảng 30% đến hơn 60%. Lý do được coi là sự khác biệt ở những bệnh nhân được khảo sát và sự khác biệt trong cách chẩn đoán ED.

Ngoài ra, chức năng cương dương cũng bị suy giảm theo tuổi tác. Người ta cũng nói rằng dân số ED trong nước Nhật là hơn 10 triệu người và cứ trong 3 người thì có 1 người ở độ tuổi 40. Vì vậy, cho dù có bị tiểu đường hay không, ED là một vấn đề rất phổ biến đối với nam giới.

>> Xem thêm câu hỏi: Có phải rượu cũng là một nguyên nhân của bệnh thần kinh tiểu đường không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trước đây chưa có phương pháp chữa trị ED, do đó không có số liệu thống kê chính xác, nhưng con số nêu trên không chỉ gồm rối loạn cương dương hoàn toàn mà còn cả tình trạng ED nhẹ.

>> Xem thêm câu hỏi: Người ta nói rằng tổn thương thần kinh hoặc tổn thương mạch máu sẽ gây xuất hiện tình trạng ED (rối loạn cương dương), vậy tần suất đàn ông mắc bệnh tiểu đường bị ED là bao nhiêu?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ví dụ, độ cương cứng của dương vật là không đủ tại thời điểm quan hệ tình dục và ngay cả khi dương vật có đủ độ cứng thì cũng không kéo dài. Tình trạng dương vật không cương cứng chút nào được gọi là rối loạn cương dương hoàn toàn.

>> Xem thêm câu hỏi: Cứ trong 4 người bị ED thì có 1 người ở độ tuổi 40, con số này không phải quá nhiều đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Trước tiên, nên tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị tiểu đường. Tình trạng ED hiện được coi là một vấn đề quan trọng trong điều trị bệnh tiểu đường. Bác sĩ điều trị tiểu đường có thể sẽ thân thiện và sẵn sàng tư vấn cho bệnh nhân về vấn đề này. Ngoài ra, trước đây, các bác sĩ tiết niệu chủ yếu điều trị ED, nhưng sau khi xuất hiện thuốc uống cải thiện chức năng cương dương (viagra và levitra), khoa nội tiết bắt đầu chỉ định các loại thuốc này.

>> Xem thêm câu hỏi: Các triệu chứng của tình trạng ED nhẹ là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Lý do thứ nhất là bởi sự gia tăng số lượng bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, bao gồm sự gia tăng số lượng bệnh nhân tiểu đường mắc ED. Thứ hai, với sự ra đời của các loại thuốc cải thiện chức năng cương dương, những người chưa được điều trị ED đã có thể điều trị. Và nếu những người mắc bệnh tiểu đường thực sự điều trị ED thì sự sẵn sàng điều trị bệnh tiểu đường được tăng lên. Tất nhiên, nếu là một bệnh nhân trẻ tuổi, điều trị ED là rất quan trọng.

>> Xem thêm câu hỏi: Nên làm gì khi lo lắng về tình trạng ED do bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguyên nhân của tình trạng ED không chỉ là bệnh tiểu đường. Ví dụ, cũng có trường hợp ED do yếu tố tâm lý mà chức năng cương cứng bình thường nhưng người bệnh không thể cương cứng khi quan hệ tình dục. Những người trẻ tuổi hơn có thể bị ED do các nguyên nhân khác ngoài bệnh tiểu đường và bệnh tiểu đường cũng có thể liên quan đến tình trạng ED.

>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao ED trở thành một vấn đề quan trọng trong điều trị tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ngay cả khi không bị tiểu đường, phụ nữ mãn kinh bị giảm nội tiết và có thể xuất hiện đau đớn khi quan hệ tình dục. Tuy nhiên, trong trường hợp phụ nữ bị bệnh tiểu đường, người ta chưa làm rõ được mức độ mà các triệu chứng đó xuất hiện. Để đo lường các triệu chứng như vậy, các phương pháp sử dụng thạch bôi trơn được sử dụng rộng rãi.

>> Xem thêm câu hỏi: Có phải những người đàn ông trẻ muốn có con cũng có thể bị ED vì bệnh tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Các triệu chứng của bệnh thần kinh tiểu đường chắc chắn thường kéo dài. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân duy trì kiểm soát đường huyết tốt, nhiều người sẽ sớm khỏe lại. Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh lý thần kinh sau khi điều trị có thể trở nên mạnh mẽ hơn trong quá trình cải thiện kiểm soát đường huyết.

Mặt khác, nguyên nhân gây tê chân không chỉ giới hạn do bệnh thần kinh tiểu đường, nhưng có thể coi bệnh thần kinh tiểu đường là nguyên nhân chính. Hãy nói với bác sĩ điều trị các triệu chứng cụ thể và tiếp nhận kiểm tra kỹ lưỡng để có phương pháp điều trị hiệu quả.

>> Xem thêm câu hỏi: Rối loạn chức năng tình dục ở phụ nữ là tình trạng như thế nào?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Nếu tình trạng hạ đường huyết trầm đến mức hôn mê thường xuyên xảy ra, thì tần suất mắc bệnh suy giảm trí nhớ càng cao. Tuy nhiên, để tình trạng bệnh đến mức đó, thì chắc chắn phương pháp điều trị bệnh tiểu đường có vấn đề. Vì vậy, bệnh nhân cần tìm hiểu nguyên nhân mà dẫn tới tình trạng hạ đường huyết nặng như thế. Trong câu hỏi bệnh nhân có viết hay cảm nhận được hoạt động của não dần xấu đi, tuy nhiên, đó là tình trạng nhất thời do sự cung cấp đường lên não không đủ. Và đó không phải là chứng suy giảm trí nhớ.

Gần đây, các thiết bị tự đo đường huyết ngày càng được sử dụng nhiều, trình độ điều trị ngày càng được nâng cao nên các trường hợp xấu mà điều trị hạ đường huyết gây ra triệu chứng đáng lo ngại giảm dần. Vì vậy, bệnh nhân không nên lo lắng thái quá.

>> Xem thêm câu hỏi: Tôi đã điều trị tiểu đường khoảng 3 năm, HbA1c là ở mức 6%, nhưng chứng tê chân của tôi không thuyên giảm. Vậy có phải dù kiểm soát đường huyết tốt thì cũng không chữa được tổn thương thần kinh? (72 tuổi, nam)

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Chứng rối loạn thần kinh trầm trọng hơn có nghĩa là việc điều trị bệnh từ trước đến nay là chưa đủ. Về phương pháp điều trị, bệnh nhân nên sử dụng các phương pháp liên quan đến việc kiểm soát đường huyết, các phép điều trị đặc hiệu. Về phép điều trị đặc hiệu, ngoài phương pháp giảm đau, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc chống loạn nhịp tim, thuốc đông y, thuốc chống co giật, chống trầm cảm.

>> Xem thêm câu hỏi: Tôi có nghe nói rằng, việc điều trị giúp hạ đường huyết có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Dạo gần đây, tôi cảm thấy chức năng của não suy giảm do hạ đường huyết. Bác sĩ cho tôi hỏi có bao nhiêu phần trăm bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bị mắc chứng suy giảm trí nhớ. Và các triệu chứng có thể xảy ra trước khi mắc bệnh hạ đường huyết ở mức độ trầm trọng?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Chứng đau, tê tay chân do rối loạn thần kinh sẽ dẫn đến nỗi đau về tinh thần khiến người bệnh có thể nghĩ đến việc tự tử. Tuy nhiên, theo thời gian tình trạng bệnh sẽ được cải thiện và tâm lý sẽ tốt hơn. Vì vậy, bệnh nhân nên lạc quan và tiếp tục phương pháp điều trị một cách tích cực.

>> Xem thêm câu hỏi: Tôi là bệnh nhân tiểu đường đã được 10 năm. Từ 2 năm trước, tôi bắt đầu uống thuốc giúp thúc đẩy bải tiết. Nhưng gần đây, tay, chân bắt đầu xuất hiện các tình trạng tê như bị điện giật. Như vậy, chứng rối loạn thần kinh đang trở nên trầm trọng hơn đúng không? Bác sĩ có cách điều trị nào để cải thiện tình trạng này không?

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ