Xương khớp

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Vâng. Loãng xương là một căn bệnh trong đó xương trở nên yếu giòn và nguy cơ gãy xương cao.

Chia sẻ

Có những trường hợp biến dạng khớp chủ yếu xuất hiện từ quanh vùng mắt cá chân đến ngón chân. Khi cảm giác ở bàn chân mất dần do tổn thương thần kinh tiểu đường, ngay cả khi đi bộ một cách không tự nhiên, không có sự khó chịu, trọng lượng được dồn vào một phần của chân và xương dần biến dạng. Ngoài ra, nếu tình trạng tăng đường huyết tiếp tục kéo dài, bất thường cũng có thể xảy ra trong quá trình hình thành xương (tái tạo xương), điều này cũng có thể ảnh hưởng đến biến dạng khớp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi đến mùa thể thao mùa đông, sẽ có rất nhiều những người trẻ bị thương phải bó bột và đi bằng nạng. Mặc dù có vẻ rất bất tiện, mọi người đều có thể tự mình cố gắng đi lại và dường như có thể hồi phục tốt trong một vài tuần.

Nếu gãy xương do bệnh loãng xương có thể được điều trị giống như trường hợp gãy xương ở một người trẻ như vậy, thì cũng có quan điểm cho rằng việc điều trị chỉ nên được thực hiện đối với người đã bị gãy xương chứ không phải là điều trị cho một người chưa bị gãy xương nhưng không thể xác định được liệu bị gãy trong tương lai không.

Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh nhân loãng xương thì không chỉ có nguy cơ gãy xương cao mà còn mất nhiều thời gian để phục hồi trong trường hợp gãy xương, và do đó chất lượng cuộc sống (QOL) bị suy giảm rất nhiều. Ngoài ra, tình trạng gãy cổ xương đùi dễ xảy ra khi bị ngã, việc điều trị thường mất nhiều thời gian và người bệnh sẽ không thể ra khỏi giường cho đến khi chữa lành. Sau đó bệnh nhân cần được điều trị phục hồi chức năng lâu dài cho đến khi cuộc sống trở lại như trước vì khối lượng xương bị giảm và sức mạnh cơ bắp bị suy yếu do không thể di chuyển trong một thời gian. Có không ít bệnh nhân mắc các bệnh khác trong thời gian sống trên giường kéo dài, cuối cùng phải nằm liệt giường hoặc sống bằng xe lăn.

Để ngăn chặn sự suy giảm chất lượng cuộc sống như vậy, nên tăng cường xương và ngăn ngừa gãy xương tại thời điểm phát hiện ra rằng nguy cơ gãy xương là cao (tại thời điểm chẩn đoán loãng xương).

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Người có các dấu hiệu như lưng trở nên gù và còng xuống, tình trạng đau lưng trở nên nghiêm trọng,…có khả năng bị loãng xương. Tuy nhiên, những triệu chứng này không cho biết được mức độ loãng xương và có thể nói rằng có nhiều các triệu chứng không xuất hiện rõ ràng khác. Để an toàn, mọi người nên kiểm tra khối lượng xương bằng trong những lần khám bệnh. Các tiêu chuẩn chẩn đoán loãng xương được thể hiện trong bảng dưới đây.

Giá trị mật độ xương (Tỷ lệ đối với YAM※1) Chẩn đoán
≥ 80% Bình thường
≥ 70%, < 80% Khối lượng xương giảm dần※2
< 70% Bệnh loãng xương

※1 YAM: Người trẻ (20 – 44 tuổi), Giá trị trung bình của người trưởng thành

※2 Trong giai đoạn này, ngay cả một vết nứt xương do chấn thương gây ra bởi một lực bên ngoài nhẹ cũng là dấu hiệu của bệnh loãng xương

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Xương được cấu tạo bởi các tế bào sống, vì vậy chúng liên tục lặp lại quá trình trao đổi chất. Nếu sự cân bằng chuyển hóa của xương sụp đổ và tốc độ tạo ra các tế bào xương mới không theo kịp tốc độ mà các tế bào xương cũ bị phá hủy, khối lượng xương sẽ giảm dần. Trên thực tế, bất cứ ai khi đã có tuổi, khối lượng xương sẽ giảm, nhưng cũng có những lý do làm tăng tốc độ suy giảm lượng xương, những người có khối lượng xương lớn nhất (khối lượng xương tại thời điểm đạt đến đỉnh cao nhất khoảng trước sau 20 tuổi) giảm dần sẽ trở thành loãng xương.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Các nguyên nhân gây loãng xương khác ngoài lão hóa khi cao tuổi bao gồm các nguyên nhân sau.

+ Phụ nữ sau mãn kinh: Phụ nữ sẽ bắt đầu bị giảm khối lượng xương đột ngột khi mãn kinh. Đó là do nội tiết tố nữ (estrogen) hoạt động để duy trì khối lượng xương không được tiết ra.

+ Lượng canxi hấp thụ vào thấp: Xương là kho lưu trữ canxi. Nếu lượng canxi hấp thụ vào thấp, sự phá hủy xương (hấp thu) để bổ sung lượng canxi cần thiết cho cơ thể sẽ được thúc đẩy, dẫn đến chứng loãng xương.

+ Thiếu tập thể dục: Để duy trì sức khỏe xương đòi hỏi phải có sự tác động vừa phải (áp lực), sự chuyển hóa tế bào xương không tốt nếu ít tập thể dục tác động lên xương.

+ Chế độ ăn kiêng khắc nghiệt khi còn trẻ: Nếu thực hiện chế độ ăn kiêng quá mức trong thời kỳ phát triển của xương khi còn trẻ, khối lượng xương tối đa không đủ và ảnh hưởng của việc suy giảm lượng xương do tuổi tác cao dần sẽ xuất hiện nhiều hơn.

+ Các bệnh thúc đẩy giảm lượng xương: các bệnh như cường giáp và tiểu đường ảnh hưởng đến chuyển hóa xương và giảm khối lượng xương.

+ Thuốc thúc đẩy giảm lượng xương: Khối lượng xương có thể giảm nếu sử dụng thuốc steroid (thuốc uống hoặc thuốc tiêm) hoặc thuốc chống co giật trong một thời gian dài.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Insulin làm giảm chỉ số đường huyết và có tác dụng tăng cường chức năng của các tế bào tạo xương giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa của xương. Ngoài ra, vitamin D hoạt tính là cần thiết khi canxi có trong thực phẩm được hấp thụ từ ruột, tuy nhiên insulin cũng tham gia vào quá trình tạo ra vitamin D hoạt tính này. Từ điều này, có thể nói rằng sự trao đổi chất của xương giảm dần ở trạng thái insulin không hoạt động hiệu quả (trạng thái kiểm soát đường huyết không tốt). Ngoài ra, người ta cho rằng có một số mối liên quan khác giữa bệnh tiểu đường và bệnh loãng xương như canxi cũng được bài tiết với sự bài tiết đường trong nước tiểu, các biến chứng của bệnh lý vi mạch có thể ảnh hưởng đến chức năng của tế bào tạo xương và lượng canxi bị thiếu khi lượng calo hấp thụ giảm quá nhiều so với mức cần thiết.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có ba phương pháp điều trị: chế độ ăn uống, chế độ tập luyện và liệu pháp điều trị bằng thuốc. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, có thể tốt hơn nếu điều chỉnh một chút dựa trên chế độ ăn uốngtập luyện điều trị để giúp làm cho xương chắc khỏe hơn.

Trong chế độ ăn uống điều trị, bệnh nhân nên cố gắng hấp thụ canxi và thực phẩm giàu vitamin D · K càng nhiều càng tốt. Sự hấp thụ canxi hiệu quả nhất là ăn các sản phẩm từ sữa như sữa, sữa chua và phô mai, tiếp theo là các sản phẩm từ đậu nành như natto và đậu phụ hay các loại cá nhỏ,…Vitamin D thường có nhiều trong cá hồi, cá thu, lươn, cá ngừ, nấm hương và vitamin K có nhiều trong natto hoặc rau có màu xanh và vàng.

Trong chế độ tập luyện điều trị, người ta nói rằng những bài tập tạo áp lực vừa phải cho xương như tập thể dục nhịp điệu là rất tốt. Tuy nhiên, tập luyện quá mạnh có thể gây nguy cơ gãy xương, vì vậy hãy chú ý khi tập luyện. Ngoài ra, vitamin D sẽ được tạo ra khi ánh sáng mặt trời chiếu vào da, vì vậy mọi người nên tập thể dục ngoài trời càng nhiều càng tốt (tuy nhiên, không nên tập dưới trời nắng quá lâu, có thể gây say nắng ,cháy nắng,…).

Về phương pháp điều trị bằng thuốc, có nhiều loại thuốc trị loãng xương với các tác động khác nhau và được kê đơn theo tình trạng của bệnh nhân. Thuốc sẽ không hiệu quả nếu mọi người không tuân theo chỉ định dùng uống (như thời gian), vì vậy hãy làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và dược sĩ.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều đáng sợ trong bệnh loãng xương là gãy xương, mục đích của việc điều trị loãng xương là để phòng ngừa tình trạng gãy xương. Vậy tình trạng gãy xương sẽ xảy ra khi nào, phần lớn trường hợp gãy xương xảy ra khi bệnh nhân bị ngã. Nếu có biến chứng của bệnh tiểu đường, ví dụ, hạ huyết áp tư thế đứng, suy giảm cơ bắp, biến dạng của bàn chân, chứng đau cách hồi do rối loạn thần kinh, suy giảm thị lực,mất thị giác do bệnh võng mạc, đục thủy tinh thể,…người bệnh dễ bị vấp ngã hơn. Nếu được chẩn đoán với bệnh loãng xương, cần đồng thời chú ý duy trì điều trị và đề phòng việc vấp ngã.

Bên cạnh đó, tình trạng loãng xương được điều trị theo nội khoa và ngoại khoa phẫu thuật chỉnh hình. Bệnh nhân bị loãng xương có bệnh tiểu đường phần lớn sẽ thường điều trị nội khoa, tuy nhiên nếu đến khám tại khoa phẫu thuật chỉnh hình, hãy cho bác sĩ biết về loại thuốc điều trị tiểu đường đang sử dụng.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Một số cách để bệnh nhân tiểu đường bị loãng xương phòng ngừa việc té ngã như sau:

+ Thiết kế sàn chống trượt/ tay vịn…trên cầu thang, phòng tắm, sàn nhà.

+ Không mang giày dễ tuột ra như dép lê và sandals, không đi giày quá to.

+ Loại bỏ các bậc cao trong nhà như bậc ở cửa ra vào.

+ Cố định dây điện và thảm xuống sàn nhà.

+ Để công tắc điện của từng phòng ở lối vào để tránh đi trong bóng tối.

+ Không để đồ đạc bừa bộn trên sàn nhà.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ