Thận
Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.Thận nằm sát thành sau của bụng, ở hai bên cột sống gần cơ thắt lưng chính và gồm hai quả thận kích thước như nắm tay. Vai trò chủ yếu của thận là (1) lọc máu để và tạo nước tiểu, duy trì cân bằng lượng nước tối ưu trong cơ thể, (2) tiết ra các hormon điều hòa huyết áp, (3) tiết ra hormon tạo hồng cầu, (4) kích hoạt vitamin D cần thiết để duy trì sức mạnh của xương.
Tình trạng đường xuất hiện trong nước tiểu trong bệnh tiểu đường không phải do bệnh thận. Do có quá nhiều glucose trong máu (lượng đường trong máu quá cao), đường sẽ xuất hiện trong nước tiểu do thận cố gắng bài tiết glucose trong máu ra ngoài. Chính vì vậy chỉ với tình trạng đường xuất hiện trong nước tiểu thì không thể khẳng định rằng bệnh thận đã xảy ra nhưng cũng không thể khẳng định rằng bệnh thận không xảy ra. Khi bệnh thận xảy ra, protein cũng sẽ xuất hiện lẫn trong nước tiểu.
Có. Khi bệnh thận do tiểu đường tiến triển và chức năng của thận suy giảm, lượng nước có xu hướng dễ tích tụ trong cơ thể và xuất hiện triệu chứng phù. Tuy nhiên, triệu chứng phù này xuất hiện khi bệnh thận đã tiến triển đáng kể. Do đó việc điều trị trước khi triệu chứng phù xuất hiện là rất quan trọng.
Cho đến khi triệu chứng phù xuất hiện thì các triệu chứng triệu chứng cơ năng đặc trưng của bệnh thận tiểu đường sẽ không xuất hiện trước. Mặc dù huyết áp tăng nhưng nhiều người nghĩ rằng đó là triệu chứng của những bệnh thông thường mà không nhận thức đó là dấu hiệu của bệnh thận.
Thận là một bộ phận có nhiều khả năng dự phòng để có thể nói rằng các triệu chứng không xuất hiện cho đến khi 80% chức năng của thận bị mất đi. Để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh thận thì cần phải kiểm tra phát hiện và điều trị bệnh thận sớm trước khi các triệu chứng phù xuất hiện.
Nếu bệnh thận càng tiến triển lâu thì việc điều trị càng khó khăn. Ví dụ, huyết áp tăng khi bệnh thận tiến triển, nhưng khi huyết áp tăng, các mạch máu ở thận bị tổn thương và sự tiến triển của bệnh thận lại được đẩy nhanh hơn. Người ta cũng biết rằng tình trạng protein xuất hiện trong nước tiểu cũng là do bệnh thận, đồng thời, chính protein trong nước tiểu làm tăng tốc độ tiến triển của bệnh thận.
Thông thường sẽ điều trị bằng thuốc hạ huyết áp và thuốc làm giảm protein nước tiểu,…, nhưng khi bệnh thận tiến triển hơn, các loại thuốc cần được sử dụng (uống) cẩn thận hơn. Ngoài ra, chế độ ăn uống điều trị trở nên phức tạp, lượng vận động (lượng hoạt động và làm việc) bị hạn chế và sinh hoạt hàng ngày cũng bị hạn chế.
Nếu bệnh thận tiểu đường tiến triển thêm dẫn đến suy thận và xuất hiện lo lắng về tình trạng Uremia, biện pháp lọc máu là cần thiết trong điều trị. Khi bắt đầu điều trị lọc máu, sẽ có nhiều hạn chế hơn trong cuộc sống và sự thoải mái trong cuộc sống (QOL) cũng bị giảm.
Suy thận là tình trạng chức năng của thận bị suy giảm và không thể thực hiện được vai trò bình thường. Chất thải trong máu sẽ không được lọc, nước sẽ tích tụ trong tế bào và triệu chứng phù sẽ xuất hiện. Trong giai đoạn suy thận, bệnh nhân phải quản lý lượng protein, nước, kali,…chặt chẽ hơn.
Uremia là nói đến các triệu chứng khác nhau xảy ra trên khắp cơ thể do suy thận. Các triệu chứng thường gặp bao gồm buồn nôn và nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn, khó thở, ngứa và tê da, co thắt cơ, thiếu máu, dễ chảy máu, bong võng mạc, mệt mỏi, rối loạn ý thức, hôn mê,…Do những triệu chứng này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân nên điều trị lọc máu là cần thiết. Tại Nhật Bản, số bệnh nhân bắt đầu điều trị lọc máu do bệnh thận tiểu đường đang tăng lên mỗi năm.
Nếu bị bệnh thận ở giai đoạn đầu, bệnh nhân có thể điều trị hồi phục bằng cách duy trì kiểm soát đường huyết ở mức độ giống như một người khỏe mạnh không mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, việc duy trì kiểm soát đường huyết như vậy trong một thời gian dài là khá khó khăn. Mục tiêu của điều trị bệnh thận là làm giảm tốc độ tiến triển của bệnh trong thực tế. Người bệnh càng phát hiện sớm bệnh thận sẽ giảm được khó khăn cho việc điều trị và có thể ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
Để phát hiện sớm bệnh thận, xét nghiệm microalbumin niệu được tiến hành.
Albumin là một loại protein. Trong bệnh thận, lượng protein trong nước tiểu là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trong đó, vì albumin có trọng lượng phân tử nhỏ nên nó được trộn lẫn với nước tiểu từ giai đoạn sớm nhất trước khi xét nghiệm protein nước tiểu bình thường cho kết quả dương tính, vì vậy có thể giúp phát hiện sớm bệnh thận. Đó là xét nghiệm microalbumin niệu để phát hiện ra rằng albumin này được trộn lẫn chỉ với một lượng nhỏ trong nước tiểu.
Cơ bản của điều trị bệnh thận là ba điểm chính bao gồm kiểm soát đường huyết và kiểm soát huyết áp và chế độ ăn uống để bảo vệ thận. Kiểm soát đường huyết và kiểm soát huyết áp rất quan trọng trong bất kỳ giai đoạn nào (mức độ nghiêm trọng, mức độ tiến triển) của bệnh thận. Chế độ ăn uống sẽ thay đổi từng chút một tùy theo giai đoạn của bệnh.
Một chức năng quan trọng của thận là lọc máu. Lọc máu được thực hiện bởi cầu thận- là tế bào tồn tại khoảng 1 triệu trong một quả thận. Cầu thận là tập hợp của các mạch máu rất mỏng. Thông qua thành mạch của cầu thận, những chất không cần thiết được bài tiết dưới dạng nước tiểu và những gì cần thiết cho cơ thể tiếp tục chảy qua máu như hiện tại. Hiện tượng các mạch máu của cầu thận này bị suy yếu do tăng đường huyết và chức năng lọc máu giảm được gọi là bệnh thận.
Mặt khác, thận cũng chịu trách nhiệm kiểm soát huyết áp. Khi lưu lượng máu giảm do tổn thương mạch máu ở cầu thận, thận cố gắng giữ lưu lượng máu trong thận bằng cách tiết ra các hormon làm tăng huyết áp, để thực hiện đầy đủ chức năng lọc máu. Thoáng qua thì đây là một cơ chế có vẻ hợp lý, nhưng nếu tình trạng huyết áp cao tiếp tục tiếp diễn cũng sẽ gây tiến triển tổn thương mạch máu tiểu cầu thận. Nói cách khác, ngoài việc tăng đường huyết, tăng huyết áp cũng là một yếu tố làm bệnh thận chuyển biến xấu hơn.
Mọi người đều biết rằng huyết áp nên cố gắng kiểm soát huyết áp tốt để huyết áp sẽ không tăng cao nhất là từ khi còn trẻ. Giá trị huyết áp tiêu chuẩn khi đo huyết áp trong những lần khám sức khỏe (huyết áp được đo bởi bác sĩ/ y tá tại bệnh viện/ phòng khám,…) cụ thể là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) 140 mmHg, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) 90 mmHg, giá trị huyết áp tiêu chuẩn khi đo tại nhà là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa) 130 mmHg, huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu) 85 mmHg, trong trường hợp người mắc bệnh tiểu đường, giá trị tiêu chuẩn là 130 mmHg/ 80 mmHg để ngăn ngừa bệnh lý vi mạch. Trường hợp xuất hiện đạm niệu do bệnh thận thì giá trị tiêu chuẩn thấp hơn 125 mmHg/ 75 mmHg. Tuy nhiên, vì cần phải xem xét cẩn thận theo độ tuổi và tình trạng của bệnh nhân nên vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ thường xuyên.
Cần quản lý lượng protein hấp thụ vì protein này tạo gánh nặng cho cầu thận của thận. Ban đầu protein không đi qua cầu thận, nhưng khi bệnh thận tiến triển và protein đi qua cầu thận, cầu thận sẽ bị tổn thương. Vì vậy, không nên hấp thụ nhiều protein hơn mức cần thiết để làm giảm gánh nặng lên thận. Để kiểm soát huyết áp thì cần chú ý đến lượng muối hấp thụ.
Ngoài ra trong chế độ ăn uống cũng cần kiểm soát lượng kali tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh thận. Nếu chức năng thận giảm và nồng độ kali trong cơ thể trở nên quá cao, các chi trở nên tê liệt, sức mạnh giảm và gây rối loạn nhịp tim nguy hiểm đến tính mạng. Ngoài ra, nếu có triệu chứng phù, cần hạn chế hấp thụ nước.
Việc phân chia quá trình tiến triển bệnh theo các đặc trưng của từng giai đoạn được gọi là phân chia giai đoạn bệnh và việc phân chia này được thực hiện để điều trị đúng cách và điều trị đúng tình trạng bệnh. Bệnh thận tiểu đường được phân thành giai đoạn thứ nhất (giai đoạn trước khi bị bệnh thận), giai đoạn thứ hai (giai đoạn đầu của bệnh thận), giai đoạn thứ ba A (Giai đoạn đầu khi bệnh thận đã tiến triển một thời gian), giai đoạn thứ ba B (Giai đoạn bệnh thận đã tiến triển một thời gian dài) giai đoạn thứ tư (giai đoạn suy thận), giai đoạn thứ năm (giai đoạn điều trị lọc máu).
Đó là một giá trị kiểm tra cho thấy mức độ hoạt động của cầu thận, thông thường xét nghiệm độ thanh thải creatinin (Ccr) được sử dụng. Đây là một xét nghiệm tiến hành tích tụ nước tiểu trong một khoảng thời gian nhất định và kiểm tra xem có bao nhiêu creatinin- chất thải trong máu được bài tiết trong đó. Giá trị tiêu chuẩn là khoảng 70~130 mL/ phút và giá trị này giảm dần theo sự tiến triển của bệnh thận (và cũng do lão hóa).
Là giai đoạn phát hiện những bất thường trong xét nghiệm microalbumin niệu. Độ lọc cầu thận là trong phạm vi bình thường. Nhiều bệnh nhân bị huyết áp tăng kể từ giai đoạn này. Người ta tin rằng việc tìm ra bệnh thận và điều trị đúng cách trong giai đoạn này đặc biệt quan trọng trong việc trì hoãn sự tiến triển của bệnh thận.
Bệnh nhân cần quản lý chặt chẽ lượng đường trong máu. Ngoài ra, nếu huyết áp tăng cao, bệnh nhân có thể kiểm soát bằng cách giảm lượng muối và sử dụng thuốc giảm hạ huyết áp một cách đầy đủ. Lượng hấp thụ protein mỗi ngày không được vượt quá 1,0~1,2 g * ứng với mỗi kg cân nặng cơ thể (cân nặng tiêu chuẩn). Nếu bệnh nhân duy trì chế độ ăn uống điều trị tiểu đường đúng cách và chú ý đến việc không ăn quá nhiều thực phẩm giàu protein thì có thể dễ dạng thực hiện theo giá trị này.
* Vì bác sĩ điều trị sẽ quyết định toàn bộ dựa trên tình trạng của từng bệnh nhân cụ thể cách thực hiện chế độ ăn uống bao gồm cả lượng hấp thụ protein, do đó bệnh nhân nên làm theo hướng dẫn của bác sĩ.
Bệnh nhân nên tiếp tục tập trung vào các phương pháp điều trị để bảo vệ thận trong khi duy trì kiểm soát đường huyết nghiêm ngặt. Mặc dù nhiều trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp nhưng vẫn cần kiểm soát chặt chẽ hướng đến mục tiêu quản lý bằng việc điều trị bằng thuốc và giảm lượng muối hấp thụ.
Suy nghĩ chế độ ăn uống giảm gánh nặng cho thận với tiêu chuẩn để lượng protein hấp thụ mỗi ngày không vượt quá 0,8~1,0g mỗi kg cân nặng cơ thể (cân nặng tiêu chuẩn). Hãy duy trì chế độ ăn uống trong khi tính toán lượng protein của thực phẩm. Ngoài ra, hãy hạn chế lượng muối hấp thụ khoảng 7g để không làm tăng huyết áp.
Hạn chế vận động mạnh với cường độ cao vì sẽ làm tăng lưu lượng máu và tạo áp lực lên thận.
Cùng với kiểm soát đường huyết, bệnh nhân tiến hành điều trị chú trọng hơn trong việc bảo vệ thận. Cụ thể, về cơ bản, kết hợp điều trị hạ huyết áp đầy đủ và chế độ ăn uống tuân thủ lượng protein được chỉ định.
Điều trị bằng chế độ ăn uống trong giai đoạn này có thể không cung cấp đủ cho bệnh nhân lượng năng lượng cần thiết do cần hạn chế lượng protein. Trong trường hợp đó, có thể tăng lượng carbohydrate hoặc lipid để bù lượng năng lượng thích hợp. Nếu bổ sung năng lượng bằng carbohydrate là không đủ, protein sẽ được sử dụng làm nguồn năng lượng và tình trạng dinh dưỡng của cơ thể sẽ tồi tệ hơn. Nếu lượng đường trong máu tăng do tăng lượng carbohydrate, hãy điều chỉnh lượng insulin (hoặc thuốc uống giảm đường huyết).
Ngoài ra, vì sự bài tiết kali sẽ có xu hướng bị ngưng trệ nên hãy chú ý đến việc không hấp thụ quá nhiều kali. Nếu có triệu chứng phù nên quản lý lượng nước hấp thụ vào cơ thể. Nếu suy nghĩ về những áp lực lên thận thì cần xem xét đến lượng vận động (lượng hoạt động và làm việc). Tránh làm việc lâu dài trong tư thế đứng và những bài vận động gây mệt mỏi. Hãy giải tỏa sự mệt mỏi trong ngày và đừng để những mệt mỏi đó ảnh hưởng đến ngày hôm sau.
Giá trị độ lọc của cầu thận (độ thanh thải creatinin) tiếp tục giảm và creatinin huyết thanh tăng. Nhiều bệnh nhân bắt đầu nhận thấy các triệu chứng cơ năng chẳng hạn như triệu chứng phù và thiếu máu. Vì lượng nước và kali tích lũy trong cơ thể sẽ gây áp lực lên tim và tăng nguy cơ mắc bệnh uremia, nên bệnh nhân cần phải chú ý đến quá trình tiến triển của bệnh thận. Một số bệnh nhân ở trong tình trạng gọi là hội chứng thận hư.
Creatinin là một loại chất thải trong máu. Ban đầu nó được bài tiết nhanh hơn vào nước tiểu, nhưng nếu chức năng của thận suy giảm, creatinin sẽ tích tụ trong máu và creatinin huyết thanh sẽ tăng lên. Nếu chức năng thận là bình thường, giá trị creatinin là 1,2 mg/ dL hoặc ít hơn, nhưng đối với phụ nữ và người cao tuổi, giá trị này sẽ thấp hơn, là giới hạn trên của giá trị tiêu chuẩn. Creatinin là một chất được làm chủ yếu từ cơ bắp, vì vậy ở phụ nữ và người già có ít cơ bắp, giá trị creatinin huyết thanh ban đầu thấp.
Hội chứng thận hư là tình trạng một lượng lớn protein được bài tiết qua nước tiểu và nồng độ protein trong máu giảm bất kể nguyên nhân gây bệnh. Hội chứng này rất dễ đi kèm với tình trạng máu nhiễm mỡ và triệu chứng phù nên rất khó khăn trong điều trị. Trong bệnh thận do tiểu đường, số người mắc hội chứng thận hư tăng ở giai đoạn bệnh thận đã tiến triển một thời gian dài và giai đoạn suy thận đang ngày càng tăng lên.
Bệnh nhân nên tiếp tục quản lý chặt chẽ huyết áp và lượng protein, duy trì chức năng hoạt động của thận tốt. Những bệnh nhân đang uống thuốc để kiểm soát lượng đường trong máu cho đến giai đoạn này sẽ chuyển sang điều trị bằng insulin. Điều này là do chức năng thận đang suy giảm nên nếu uống thuốc, sự bài tiết các thành phần thuốc trở nên không ổn định và việc kiểm soát trở nên khó khăn hơn. Ngay cả những bệnh nhân đã điều trị bằng insulin trong một thời gian dài, do sự phân giải và bài tiết insulin bị chậm lại vì chức năng thận suy giảm, tình trạng hạ đường huyết có xu hướng dễ xảy ra khi dùng số lượng đơn vị insulin như trước đây, nên bệnh nhân cần điều chỉnh số lượng đơn vị insulin.
Trong chế độ ăn uống điều trị, bệnh nhân nên tiếp tục duy trì chế độ ăn ít protein (mục tiêu kiểm soát mỗi ngày là 0,6~0,8 g ứng mỗi kg cân nặng tiêu chuẩn) và hạn chế lượng muối (5~7 g mỗi ngày). Sau đó, cung cấp đủ lượng calo và giữ lượng muối kali không vượt quá 1,5 g mỗi ngày. Hạn chế lượng nước hấp thụ theo tình trạng của tim và triệu chứng phù. Có thể dùng thuốc lợi tiểu được kê đơn nếu cần thiết. Tránh làm thêm giờ và làm ca đêm,…, nên bảo vệ thận và cơ thể. Hãy vận động bằng cách đi bộ nhẹ nhàng.
Dù đã duy trì điều trị như trên, nhưng khi creatinin huyết thanh vẫn tăng lên gây lo lắng về bệnh uremia, khi điều trị hội chứng thận hư không có hiệu quả và khi tình trạng của tim xấu đi, bệnh nhân nên bắt đầu điều trị lọc máu.
Vì chức năng thận được thay thế bằng liệu pháp lọc máu, nên mục đích chính của điều trị là ngăn ngừa tiến triển của các biến chứng khác. Kiểm soát lượng đường trong máu và kiểm soát huyết áp cũng rất quan trọng.
Nếu bắt đầu điều trị lọc máu, bệnh nhân có thể nới lỏng việc hạn chế lượng protein. Tuy nhiên, lượng kali và nước vẫn cần phải được kiểm soát. Ngoài ra, có thể cần phải điều chỉnh lượng hấp thụ phốt pho. Trong điều trị lọc máu, rất khó để loại bỏ phốt pho, dẫn đến chứng cường giáp (xuất hiện những tổn thương như yếu xương). Có hai phương pháp điều trị lọc máu là chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng và chế độ ăn uống cũng khác nhau tương ứng với từng phương pháp.
Điều trị lọc máu không thể thay thế cho tất cả các chức năng của thận, nên việc bài tiết hormon tạo hồng cầu, kích hoạt vitamin D,…không được thực hiện. Vì vậy, bệnh nhân cần được bổ sung thuốc hỗ trợ những chức năng này.
Phương pháp điều trị cơ bản cho giai đoạn điều trị lọc máu (hoặc giai đoạn bệnh thận đã tiến triển một thời gian dài) là ghép thận. Không chỉ có thể ghép thận của người chết não mà còn từ người chết tim, nhưng hiện tại đây là những trường hợp chưa được thực hiện nhiều ở Nhật Bản.
Trước hết, bệnh nhân cần biết loại thực phẩm nào chứa protein. Hãy bắt đầu với việc không dùng nhiều thực phẩm giàu protein, sau đó hãy kiểm tra xem có bao nhiêu protein trong thực phẩm thường ăn. Những bệnh nhân bị bệnh thận tiểu đường đang thực hiện chế độ ăn uống điều trị tiểu đường có thể hiểu nhanh hơn những người bị bệnh thận khác đột nhiên bắt đầu chế độ ăn uống vì những bệnh nhân tiểu đường có thể biết rõ những thực phẩm giàu protein hơn.
Hãy tham khảo những hướng dẫn về chế độ ăn uống và tham khảo bảng thành phần được hiển thị trong thực phẩm để biết rõ lượng protein có trong mỗi loại thực phẩm. Nếu có điều gì đó không hiểu, xin đừng ngần ngại hỏi bác sĩ, y tá hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
Gần đây, nhiều loại thực phẩm khác nhau như gạo, bánh mì và udon giúp giảm lượng hấp thụ protein cho bệnh thận đang trở nên phổ biến. Bằng cách sử dụng những loại thực phẩm này, bệnh nhân có thể thưởng thức nhiều thực đơn ăn uống đa dạng.
Bệnh nhân nên tăng lượng carbohydrate và lipid. Đối với những người đang thực hiện chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, có thể cảm thấy tính kháng với việc tăng carbohydrate và lipid. Tuy nhiên việc tăng thêm này rất quan trọng. Trong giai đoạn thực hiện chế độ ăn uống điều trị tiểu đường, bệnh nhân cần cố gắng không sử dụng thực phẩm có năng lượng cao như dầu ăn, tuy nhiên, trường hợp bệnh nhân có xu hướng không đủ năng lượng do việc hạn chế lượng protein, hãy sử dụng dầu ăn một cách thích hợp. Do có nhiều loại thực phẩm có thể cung cấp lượng lớn năng lượng chỉ với một lượng nhỏ dùng trong điều trị bệnh thận đang được bày bán trên thị trường, vì vậy hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng cách để sử dụng những thực phẩm này trong chế độ ăn uống. Ngoài ra, cũng có một số loại thực phẩm chế biến với lượng protein thấp nhưng có hàm lượng năng lượng cao.
Không giống như protein, muối có vị mặn nên bệnh nhân có thể tự điều chỉnh nhờ vào vị giác của bản thân. Khi bệnh nhân đã quen với chế độ ăn giảm muối, họ có thể cảm nhận được sự khác biệt trong hương vị món ăn và có thể thưởng thức hương vị tự nhiên của các thành phần. Nếu người bệnh có suy nghĩ rằng đồ ăn bên ngoài và cơm hộp mua ngoài có vị “quá cay” hoặc “vị quá đậm” thì đó là bước thành công đầu tiên của việc giảm muối. Và giống như bạn kiểm soát lượng protein, hãy cố gắng nhớ lượng muối của từng loại thực phẩm.
Dưới đây là một số ý tưởng gợi ý việc giảm muối, hãy cố gắng tham khảo.
◆ Gia vị (muối, nước tương, miso)
+ Khi nấu ăn: Đo lượng gia vị bằng thìa đo,…
Hãy cố gắng tạo một hương vị mới trong thực đơn ăn uống (Hãy tập trung nêm nếm gia vị vào một món ăn)
Dùng nước tương ít muối, miso ít muối
+ Khi ăn: Không để muối trên bàn ăn
Có thể dùng lượng nhỏ nước tương khi ăn nhưng vẫn phải kiểm tra và dùng lượng phù hợp
Có thể tạo điểm nhấn cho món ăn bằng cách sử dụng vị chua của cam quýt, gia vị, giấm,…
◆ Hãy chú ý đến những loại thực phẩm với nhiều muối
+ Không ăn nhiều nước phở
+ Không nêm nếm thêm gia vị vào súp miso
+ Hạn chế ăn dưa muối
+ Hạn chế ăn đồ ăn nhanh và việc ăn ngoài
Kali có trong nhiều loại rau và rong biển, nhưng mọi người có thể giảm lượng hấp thụ vào bằng cách sử dụng các đặc tính dễ hòa tan trong nước của kali. Hãy luộc rau với càng nhiều nước càng tốt rồi bỏ nước luộc đi và có thể ăn rau. Ngoài ra cũng cần biết các loại thực phẩm giàu kali khác trừ rau.
Bệnh nhân cần chú ý về lượng muối và lượng protein từ giai đoạn đầu của bệnh thận, nhưng về lượng kali thì không cần phải lo lắng cho đến khi bệnh thận tiến triển đến một mức độ nào đó.
Trong trường hợp hạn chế nước vừa phải, bệnh nhân có thể giảm lượng uống nước, trà, súp,…, nhưng trong trường hợp hạn chế lượng nước nghiêm ngặt, cần phải xem xét lượng nước trong thực phẩm. Lượng nước cần hạn chế bao nhiêu sẽ tùy thuộc vào giai đoạn tiến triển của bệnh thận và tình trạng của tim, vì vậy bệnh nhân hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, giống với kali, việc hạn chế lượng nước được thực hiện sau khi bệnh thận đã tiến triển đến một mức độ nhất định. Vì vậy khi chưa cần thiết phải hạn chế lượng nước, bệnh nhân có thể uống nước thoải mái mà không cần lo lắng.
Thuốc giảm huyết áp, thuốc kháng tiểu cầu, thuốc lợi tiểu,…thường được chỉ định cho bệnh thận tiểu đường. Đặc biệt là thuốc giảm huyết áp có thể được chỉ định trước khi bệnh thận được phát hiện. Điều này là bởi nếu kiểm soát huyết áp một cách nghiêm ngặt nhất có thể thì sẽ có hiệu quả để ngăn ngừa không chỉ bệnh thận mà các biến chứng khác của bệnh tiểu đường. Được biết, các loại thuốc giảm huyết áp tương đối mới như thuốc ức chế ACE và A2B không chỉ giúp giảm huyết áp mà còn bảo vệ thận.
Thuốc ức chế ACE là viết tắt của thuốc ức chế men chuyển angiotensin (Angiotensin Coverting Enzyme Inhibitor) và A2B là viết tắt của thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (AngiotensinII Receptor Blocker). Cơ chế tác dụng của hai loại thuốc khác nhau, nhưng cả hai đều giúp hạ huyết áp bằng cách cản trở hoạt động của các chất gây tăng huyết áp và co mạch máu như angiotensin II. Thuốc ức chế ACE có thể gây tác dụng phụ như ho khan (ho nhẹ).
Tiểu cầu là một thành phần của máu, có chức năng làm đông máu và cầm máu khi bị thương và xuất huyết. Tiểu cầu này có đặc tính sẽ làm đông máu không chỉ khi xuất huyết mà còn làm đông máu bên trong mạch máu. Đặc biệt là nơi tập hợp nhiều các mạch máu nhỏ như cầu thận, hoạt động của tiểu cầu trở nên quá mức, dễ gây ra tắc nghẽn cầu thận. Thuốc chống tiểu cầu là một loại thuốc làm giảm gánh nặng cầu thận bằng cách ức chế hoạt động của tiểu cầu và giảm protein trong nước tiểu.
Đúng vậy. Thuốc lợi tiểu là thuốc giúp bài tiết lượng muối dư thừa và độ ẩm trong cơ thể thông qua nước tiểu. Thuốc này được chỉ định khi chức năng thận suy giảm và lượng nước được tích lũy nhiều trong cơ thể. Thuốc cũng có thể được chỉ định cho mục đích hạ huyết áp. Tác dụng phụ của thuốc là có thể dẫn đến chỉ số đường huyết tăng cao hơn một chút.
Những phụ nữ mắc bệnh thận cũng như bệnh thận tiểu đường cần phải cẩn thận khi mang thai và tùy thuộc vào tình trạng bệnh, đôi khi họ có thể phải từ bỏ việc mang thai. Hiện nay, đối với phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường, tiêu chuẩn để có thể mang thai là protein niệu dưới 1g/ ngày, độ thanh thải của creatinine là 70 ml/phút trở lên và huyết áp không cao.
>> Xem thêm câu hỏi: Thuốc lợi tiểu là thuốc giúp cho nước tiểu dễ bài tiết ra ngoài đúng không?
https://kienthuctieuduong.vn
Lý do chính là nếu thai phụ bị bệnh thận, hội chứng tăng huyết áp thai kỳ có khả năng dễ xảy ra và sự phát triển của thai nhi sẽ bị cản trở.
>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị bệnh thận tiểu đường có khó mang thai không?
https://kienthuctieuduong.vn