Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao

Cỡ chữ:
A A
Đi bộ có thể giúp chúng ta giảm nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao, một trong những biến chứng nguy hiểm của tiểu đường. Đây là kết quả của một cuộc khảo sát ở Mỹ với 57.000 người trong độ tuổi 53.

1. Đi bộ hằng ngày giúp giảm huyết áp

Chỉ số huyết áp cao là: huyết áp trên (huyết áp tâm thu) từ 140 mmHg trở lên, hoặc huyết áp dưới (huyết áp tâm trương) là 90 mmHg hoặc cao hơn.

Giáo sư Moores của Đại học bang Wayne ở Michigan cho biết: “Nếu duy trì đi bộ hằng ngày, cố gắng tăng lượng tiêu hao có thể giảm được nguy cơ huyết áp cao”.

“Những người có thói quen tập luyện sẽ có huyết áp ổn định hơn so với người không tập luyện. Những người có thể trạng dễ mắc huyết áp cao nếu duy trì đi bộ hàng ngày sẽ có thể giảm được nguy cơ mắc bệnh” – giáo sư Moores nhấn mạnh.

Một nghiên cứu quy mô lớn mang tên “Bài kiểm tra tập thể dục Henry Ford” được thực hiện tại Michigan, Hoa Kỳ. Đối tượng khảo sát là 57.284 đàn ông và phụ nữ có độ tuổi trung bình 53 tuổi có thói quen tập thể dục. Đơn vị được sử dụng là METs – đơn vị đo cường độ tập luyện. 

Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao 2

Nếu coi năng lượng khi nghỉ ngơi (trạng thái ngồi hoặc nằm thư giãn) là 1 thì METs cho thấy cường độ vận động bằng cách so sánh năng lượng được tiêu thụ trong lúc vận động gấp bao nhiêu lần lúc nghỉ ngơi. 

Đi bộ với vận tốc 6km/h, 7km/h, 8km/h sẽ cho các giá trị lần lượt là 6METs, 7METs và 8METs.

Người tham gia vào nghiên cứu có chỉ số METs lúc cao nhất khi tập thể dục trung bình là 9METs. Cuộc khảo sát kéo dài hơn 4 năm, kết quả cho thấy có 35.175 người, tương đương với 61% số người tham gia, được xác định là bị huyết áp cao.

Bài tập được khuyến khích tập luyện để giảm huyết áp là đi bộ nhanh vì có thể làm cho mạch đập nhanh hơn một chút so với bình thường. Bài tập này tương đương 6METs.

Những người duy trì tập luyện ở 6METs giảm được nguy cơ mắc huyết áp cao tới 30%.

2. Tăng cường độ tập luyện mang lại hiệu quả cao hơn

Trong nghiên cứu này, những người duy trì tập luyện ở 12METs có thể giảm nguy cơ mắc huyết áp cao tới 50%. Bên cạnh đi bộ, nếu kết hợp những môn vận động khác như bơi, đạp xe hay tập tạ cũng nâng hiệu quả cao hơn.

Tập thể dục vừa phải có tác dụng cải thiện chức năng nội mô của mạch máu, làm suy yếu các dây thần kinh giao cảm làm tăng huyết áp và tạo điều kiện cho việc thoát muối từ thận trở nên dễ dàng hơn.

Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao 2 2

Theo nghiên cứu, chỉ cần duy trì mỗi tuần đi bộ trên 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút và 1 ngày đi bộ khoảng 8.000 bước cũng đã có thể giảm huyết áp.

Theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ, cứ 3 người Mỹ trưởng thành sẽ có 1 người mắc huyết áp cao. Huyết áp cao là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm như bệnh tim, đột quỵ hay bệnh thận và nếu cùng mắc những bệnh này cùng một lúc sẽ càng tăng chi phí khám chữa bệnh.

Giáo sư Moores kết luận: “Những điểm cần chú ý khi tập luyện là cần phải kiểm tra y tế để đảm bảo không có nguy cơ mắc bệnh tim như suy tim, sau đó đặt số lượng bài tập dựa trên sức mạnh thể chất cơ bản của từng cá nhân, tuổi, cân nặng, tình trạng sức khỏe…”.

Bạn đang xem bài viết: “Tích cực đi bộ và tăng cường độ vận động ngăn ngừa huyết áp cao” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Những loại thực phẩm nào tốt và không tốt cho người bị tiểu đường...
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện...
Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não
Trung tâm Ung thư Quốc gia Nhật Bản đã công bố kết quả nghiên...
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
Vận động đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị tiểu đường, nhiều...
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Nghiên cứu tại Trung tâm y tế Đại học Rush ở Hoa Kỳ đã...
Chỉ số đường huyết của mật ong
Mật ong là thức uống có vô vàn lợi ích tới sức khỏe. Nhưng...
Thực đơn dành cho người tiểu đường tuýp 2
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Uống quá nhiều nước ngọt tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và nhồi máu não
Có cần thiết phải đi đủ 10.000 bước/ngày trong điều trị tiểu đường?
“Chế độ ăn uống Mind” giúp phòng ngừa chứng suy giảm trí nhớ
Chỉ số đường huyết của mật ong
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường