Tác dụng phụ của insulin
Danh mục nội dung
1. Tiêm insulin có hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết
Ngoại trừ bệnh tiểu đường do sự bất thường của thụ thể insulin, tất cả các loại bệnh tiểu đường còn lại như bệnh tiểu đường tuýp 1, tiểu đường tuýp 2, bệnh tiểu đường khởi phát do thuốc steroid, bệnh tiểu đường khởi phát do các bệnh tuyến giáp đều có thể điều trị tiểu đường bằng insulin để kiểm soát đường huyết.
Nếu bệnh nhân đang điều trị tiêm insulin, nhưng không thể kiểm soát ổn định lượng đường máu, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để tìm hiểu xem vấn đề ở đâu.
Bạn có biết: “Những lầm tưởng trong việc điều trị bệnh tiểu đường bằng trị liệu insulin”. Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY
2.Tiêm insulin có gây tác dụng phụ không?
Dù nói rằng tiêm insulin có hiệu quả cao trong kiểm soát đường huyết nhưng trên thực tế việc tiêm insulin cũng có một số tác dụng phụ. Đó là những tác dụng phụ như thế nào?
Hạ đường huyết
Như mọi người đều biết, đây là bệnh mà lượng đường trong máu bị hạ thấp. Insulin có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu nên đương nhiên sẽ gây ra tình trạng lượng đường trong máu thấp, tuy nhiên việc lượng đường trong máu thấp được cho là một tác dụng phụ của việc tiêm insulin.
Điều này là do khi tiêm insulin, ngay cả khi không nghĩ rằng muốn giảm lượng đường trong máu thấp đến mức hạ đường huyết, lượng đường trong máu vẫn bị giảm, đây chính là một tác dụng phụ. Các tình trạng hạ đường huyết chậm sau khi vận động, hạ đường huyết gây mất ý thức,…cũng được cho là do tác dụng phụ này.
Trong một số ít trường hợp, có những người muốn hạ đường huyết nên tiêm insulin để gây hạ đường huyết. Đây được gọi là hạ đường huyết giả tạo. Những người này sẽ giấu bác sĩ, phòng khám và bệnh viện về việc cố tình tiêm insulin để hạ đường huyết. Khi mọi người gặp một tình huống khó khăn và không muốn đối diện giải quyết, chẳng phải phần lớn sẽ nghĩ cách trốn tránh bằng việc giả bệnh. Điều này tương tự cảm giác chợt nhớ ra ngày mai kiểm tra mà bản thân chưa học gì và muốn bị ốm để nghỉ học.
Tất nhiên, hạ đường huyết xảy ra trong trường hợp này không được coi là tác dụng phụ của việc tiêm insulin.
Dị ứng insulin
Sau khi tiêm insulin, nếu cảm thấy ngứa ngáy, phần da chỗ tiêm bị đỏ lên thì cần chú ý tình trạng dị ứng insulin cục bộ. Hiện tượng này sẽ không chỉ xảy ra 1 hoặc 2 lần mà lần nào tiêm, phần da chỗ tiêm cũng trở nên ngứa và đỏ, sau một thời gian sẽ cảm thấy đỡ hơn nhưng hiện tượng này vẫn sẽ lặp lại.
Nếu có những hiện tượng tác dụng phụ của insulin này, cần trao đổi với bác sĩ điều trị. Hiện tượng này sẽ xuất hiện từ khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi bắt đầu tiêm insulin hoặc từ khoảng 1 hoặc 2 tháng sau khi thay đổi loại insulin.
Người ta nói rằng nguyên nhân là do kháng thể insulin IgE được sản sinh ra, tuy nhiên đôi khi là do các tá dược (ví dụ như chất bảo quản) chứa trong insulin.
Hạ đường huyết và tăng đường huyết do kháng thể insulin
Khác với trước đây, sản phẩm insulin hiện tại giống như human insulin. Có thể nói loại insulin này giống như insulin vốn có trong cơ thể. Vì vậy, thông thường khi dùng insulin, cơ thể không tạo ra kháng thể.
Khi các kháng thể không có trong cơ thể xâm nhập vào cơ thể, hệ thống miễn dịch của cơ thể hoạt động và tạo ra các kháng thể liên kết với nó. Hệ thống miễn dịch tạo ra các kháng thể và kết hợp với những yếu tố xâm nhập từ bên ngoài để loại bỏ những yếu tố xâm nhập ra bên ngoài.
Tuy nhiên, như đã nêu ở phần dị ứng insulin, cũng có trường hợp kháng thể insulin được sản sinh. Dù đối với loại insulin nào: insulin tác dụng nhanh, insulin tác dụng trung bình, insulin hỗn hợp, kháng thể insulin cũng được sản sinh. Kháng thể ở đây không chỉ là kháng thể IgE- nguyên nhân gây dị ứng insulin mà còn là kháng thể đặc trị insulin IgG.
Thông thường các kháng thể không ảnh hưởng xấu đến việc kiểm soát lượng đường trong máu, nhưng đôi khi sẽ gây hạ đường huyết hoặc gây tăng đường huyết và dẫn đến việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên rất khó khăn. Trong bài viết này sẽ không nói về lý do tại sao xảy ra hiện tượng như vậy, nhưng một khi những hiện tượng này xảy ra, việc kiểm soát đường huyết trong ngày cũng sẽ trở nên khó khăn.
Gần đây, người ta thường sử dụng các chế phẩm tương tự insulin của “human insulin”. Nói cách khác, là các chế phẩm insulin không phải là human insulin. Khi thử nghiệm lâm sàng trước khi ra mắt, kết luận tại Nhật Bản cũng như nước ngoài đều cho rằng loại insulin này không có lo ngại về việc sản sinh kháng thể insulin, tuy nhiên vẫn chưa rõ nếu sử dụng lâu dài (khoảng 10 năm) thì có xảy ra vấn đề gì không.
Tất nhiên, không phải tất cả những người sử dụng chế phẩm tương tự insulin đều sản sinh kháng thể insulin, vì vậy bạn có thể yên tâm.
Việc liệu các chế phẩm tương tự insulin có nhiều khả năng tạo ra kháng thể insulin hơn human insulin hay không đến nay vẫn chưa được làm rõ.
Hội chứng loạn dưỡng mỡ insulin
Nói một cách dễ hiểu đây là hiện tượng (tac dung phu cua insulin) có sự biến đổi ở phần da chỗ tiêm insulin. Hiện tượng chỗ tiêm phì đại được gọi là insulin lipohypertrophy, hiện tượng chỗ tiêm teo lại được gọi là insulin lipoatrophy.
Hiện tượng insulin lipohypertrophy xảy ra thường xuyên khi tiêm lâu dài ở cùng một chỗ. Điều này sẽ khiến hiệu quả của insulin không tốt, lượng đường trong máu giảm thấp hơn bệnh nhân nghĩ. Nếu thay đổi vị trí tiêm insulin, hiệu quả mang lại tốt hơn.
Hiện tượng insulin lipoatrophy trước đây thường xuất hiện khi sử dụng chế phẩm insulin động vật, hiện nay đã ít hơn nhưng không phải là không xuất hiện. Mặc dù không xuất hiện quá nhiều ở Nhật Bản nhưng cũng có những báo cáo về hiện tượng này từ các luận văn ở nước ngoài.
Bệnh nhân tiểu đường chú ý những lưu ý về vị trí tiêm insulin từ A-Z để khi điều trị tiêm insulin tránh những tác dụng phụ không may mắn xảy ra.
3. Lưu ý về tác dụng phụ của insulin
Hãy quan sát kỹ các thay đổi của phần da chỗ tiêm insulin. Vị trí tiêm có thể bị sưng mủ. Một số trường hợp có thể xảy ra biến đổi sắc tố da.
Khi nhận thấy có sự khác biệt ở vùng da chỗ tiêm insulin so với những chỗ khác, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Và cuối cùng, hãy nhớ rằng chế phẩm insulin là một loại thuốc liều mạnh.
⇒ Gợi ý – Tìm Hiểu Chi Tiết:
Bạn đang xem bài viết: ” Tác dụng phụ của insulin” tại Chuyên mục: “Sống cùng bệnh“
https://kienthuctieuduong.vn/