Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả

Cỡ chữ:
A A
Bên cạnh việc khuyến cáo cần có chế độ ăn giảm thiểu lượng tinh bột và đường, các bác sĩ khuyên bệnh nhân nên tập những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường để giảm thiểu những biến chứng nghiêm trọng có thể xảy đến.

1. Yoga ảnh hưởng tích cực đến người tiểu đường

Người bị tiểu đường tập thể dục đều đặn có thể kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Trong đó bệnh nhân chọn những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường vì:

– Yoga thực hiện các động tác nhẹ nhàng, chậm rãi, phù hợp với người bệnh

Phần lớn, người bị tiểu đường ở độ tuổi trung niên trở lên, sức khỏe đã hạn chế, lại ăn kiêng thường xuyên, không phù hợp với các bài tập nặng, tốn nhiều năng lượng. Yoga là một phương pháp luyện tập nhẹ nhàng, là sự lựa chọn thích hợp cho bệnh nhân.

– Yoga giúp kiểm soát lượng đường trong máu

Bị bệnh tiểu đường là do cơ thể thiếu insulin để điều tiết lượng đường huyết, tuyến tụy bị mất chức năng sản xuất insulin hoặc chức năng này hoặc động kém. Cách thở đặc biệt của Yoga có tác dụng massage các phần nội tạng ở ổ bụng và điều tiết đường trong máu. Yoga còn thực hiện các tư thế kéo căng giúp làm tăng tuần hoàn máu tới các tế bào, giúp tuyến tụy bài tiết insulin tốt hơn, nhờ đó giảm đường huyết hiệu quả.

– Yoga giúp người bệnh giảm cân, giảm mỡ máu

Tập luyện yoga thường xuyên sẽ giúp giảm cholesterol, ngăn ngừa các biến chứng cao huyết áp, tim mạch thường kèm theo ở người tiểu đường.

cta kiến thức tiểu đườngXem thêm chi tiết: Bài tập yoga cho người tiểu đường

2. Những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả

Động tác Kapalbhati

Bài tập thở Kapalbhati còn được gọi là bài tập hơi thở lửa, có tác dụng cải thiện chức năng của phổi, hệ hô hấp, hệ sinh sản, nâng cao khả năng hoạt động của tuyến tụy, góp phần sản sinh hormone insulin một các tự nhiên. Ngoài ra khi tập thở Kapalbhati còn giúp thanh lọc các cơ quan trong cơ thể, giải tỏa căng thẳng, giảm mỡ bụng, trị táo bón.

– Tư thế chuẩn bị

Ngồi thẳng lưng, khoanh chân bắt chéo lên nhau. Hai tay đặt thả lỏng trên đầu gối.

– Các bước thực hiện

+ Hít hơi sâu rồi đẩy mạnh không khí qua mũi một cách thoải mái, chậm rãi. Trọng tâm bài tập tập trung vào quá trình thở ra, sau khi thở ra cơ thể sẽ tự động hít vào.

+ Khi hít vào bụng nở ra, khi thở ra thì hóp bụng lại.

+ Làm 10 lần, mỗi lần làm từ 20 – 25 nhịp thở.

– Chú ý

+ Những người bị bệnh tim hoặc cao huyết áp nên hạn chế thực hiện bài tập này hoặc chỉ nên tập với cường độ vừa phải.

+ Những người mới trải qua phẫu thuật bụng hoặc đang bị đau lưng nghiêm trọng cũng không nên tập thở Kapalbhati.

+ Tập vào lúc bụng rỗng sáng hoặc tối.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 1
Động tác Kapalbhati – bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Động tác Vajrasana

Còn gọi là bài tập tư thế sấm sét, giúp thúc đẩy hoạt động của dạ dày và kích thích hoạt động của tuyến tụy.

– Tư thế chuẩn bị

+ Quỳ xuống sàn, 2 đầu gối mở rộng ngang với chiều rộng của 2 bắp đùi, ép 2 mu bàn chân chạm sát xuống sàn.

+ Giữ cột sống và cổ thẳng, đặt thoải mái 2 lòng bàn tay lên đầu gối.

– Sẵn sàng luyện tập

+ Hít vào, bụng nở ra, sau đó thở ra một cách chậm rãi, đồng thời hóp bụng.

+ Lặp lại hít thở từ 10 – 15 lần.

– Chú ý

+ Sau khi tập tư thế này, nên có những động tác thư giãn cho đầu gối, mắt cá và bàn chân, bạn có thể duỗi thẳng chân và lắc nhẹ.

+ Nên dùng thảm tập hoặc chân dưới sàn.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 2
Động tác Vajrasana – tác động tốt tới người tiểu đường (ảnh: Internet)

Động tác Sarvangasana

Động tác còn gọi là tư thế đứng bằng vai, giúp cải thiện lưu thông máu khắp cơ thể, ngăn ngừa giãn tĩnh mạch ở chân và cải thiện sức khỏe cho phổi. Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường này có thể kết hợp với đi bộ để mang lại hiệu quả cao, giúp chuyển hóa đường trong máu và đốt cháy calo.

– Tư thế chuẩn bị

Nằm ngửa, hai đầu gối gập lại, đặt hai cánh tay xuôi bên thân người. Lòng bàn tay trong trạng thái úp xuống mặt đất.

– Cách thực hiện

+ Thở ra và đồng thời nâng cao chân một góc 30 độ và sau đó nâng lên góc 60 độ. Hít sâu rồi từ từ nâng chân của bạn thẳng đứng cho đến khi ngón chân trỏ đến trần nhà.

+ Giữ tư thế này vài giây và hít thở chậm và sâu.

+ Uốn cong đầu gối và đặt lòng bàn tay lên sàn nhà, dần dần hạ đường cong cột sống, đưa cơ thể nhẹ nhàng xuống thảm, trở về tư thế chuẩn bị.

– Chú ý

 Những người đang bị chấn thương cổ, phụ nữ trong những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt và phụ nữ mang thai nên hạn chế thực hiện động tác này.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 3
Tư thế đứng bằng vai (ảnh: Internet)

cta kiến thức tiểu đườngNhững tư thế yoga trị bệnh tiểu đường mà bệnh nhân có thể tham khảo thêm

3. Chữa tiểu đường bằng các bài tập khác

Ngoài những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường hiệu quả, dưới đây gồm 5 bài tập chữa tiểu đường khác cũng có những tác động tốt đối với người bệnh.

Đi bộ

Có 4 phương pháp đi bộ mà người tiểu đường có thể lựa chọn phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.

– Loại 1: Thời gian đi bộ trong khoảng 30 – 60 phút tùy thể lực của mỗi người, nên bước từ 60 – 90 bước trong một phút. Loại này phổ biến với mọi người, cải thiện tuổi thọ, tốt cho sức khỏe.

– Loại 2: Đi bộ kết hợp với động tác vung tay. Phải vung tay thật mạnh mẽ đến vai và ngực ra trước, sau. Loại này có tác dụng tốt đối với bệnh nhân có những bệnh mãn tính về đường hô hấp.

– Loại 3: Xoa bóp bụng trong lúc đi bộ. Những người ăn không tiêu, hay bị đầy bụng và các bệnh mãn tính khác của hệ tiêu hóa nên tập đi bộ loại này.

– Loại 4: Nhịp đi bộ tùy thuộc vào nhịp mạch của người đó. Một người ngoài 60 tuổi, có nhịp tim là 119 nhịp/ phút thì nhịp đi bộ sẽ là 110 bước/ phút. Thời gian đi bộ từ 30 – 60 phút tùy theo thể trạng của mỗi người. Những người lớn tuổi bị chứng béo phì, cao huyết áp và bệnh tim nên tập theo nhịp độ này, đốt cháy được 300 – 500 calo.

Nên đi bộ lúc đường trong máu có khuynh hướng cao, nghĩa là nên đi bộ sau 1 – 2 tiếng sau bữa ăn hoặc đi bộ vào buổi sáng trước khi uống thuốc và ăn sáng.

Thường thì nên đi bộ cách ngày nhưng đối với những người đang trong giai đoạn cần kiểm soát cân nặng, bị béo phì thì nên đi bộ nhiều hơn, tức là 5 – 6 lần một tuần.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 4
Lựa chọn loại đi bộ phù hợp với mục đích sức khỏe (ảnh: Internet)

>> Bạn có biết: “Đi bộ 15 phút sau khi ăn giúp hạn chế nguy cơ đường huyết cao” XEM NGAY

Thái Cực quyền

Đối với bài tập này giúp người tiểu đường thư giãn đầu óc và cơ thể tốt. Những động tác di chuyển chậm rãi và nhẹ nhàng, không quá khó khăn đối với bệnh nhân.

Trong một nghiên cứu năm 2009, ở phụ nữ trên 62 tuổi khi tham gia bài tập Thái Cực quyền này có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe – tràn đầy sức sống, năng lượng, kiểm soát mức đường trong máu, sức khỏe tinh thần được cải thiện.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 5
Thái Cực quyền gồm những động tác di chuyển chậm rãi (ảnh: Internet)

Nhảy múa, khiêu vũ

Những động tác này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ. Khi tập nhảy, bạn sẽ phải ghi nhớ các bước nhảy và chuỗi động tác, từ đó, bộ não hoạt động nhiều hơn, giúp cải thiện khả năng tập trung, ghi nhớ ở người lớn tuổi.

Đối với những người bị bệnh tiểu đường, bài tập này còn là một hoạt động thể chất vui vẻ, thực hiện thường xuyên mang đến cho bệnh nhân tinh thần lạc quan, yêu đời.

Người tập có thể giảm cân, độ linh hoạt được cải thiện, xua tan căng thẳng và kiểm soát mức đường huyết. Bài tập này có một ưu điểm lớn là đối với những người bị hạn chế khả năng thể chất cũng có thể thử các bài tập nhảy với ghế. Vì vậy, nhảy múa là bài tập mà tất cả mọi người có thể lựa chọn, là một hình thức đốt calo tuyệt vời.

Đạp xe

Đạp xe được xếp vào là một trong những bài tập cardio phù hợp với bệnh nhân tim mạch, bạn có thể lựa chọn đạp xe ngoài trời hoặc mua một chiếc xe đạp cố định để luyện tập trong nhà.

Đạp xe giúp tăng cường lưu lượng máu về chân, có tác dụng tốt đối với đôi chân trước những biến chứng nghiêm trọng của bệnh tiểu đường, một lợi ích mà không có loại thuốc nào có thể làm được.

Bệnh nhân tiểu đường đạp xe có những lợi ích sau đây:

– Khi tập vận động đều đặn, có thể kích thích khả năng tiết insulin của tuyến tụy.

– Giảm lượng đường trong máu của người bệnh.

– Giảm cholesterol xấu (LDL), qua đó giảm nguy cơ bệnh tim mạch, xơ vữa làm tắc nghẽn mạch máu. Đồng thời hoạt động có thể làm tăng cholesterol tốt (HDL) bảo vệ tim mạch.

– Cải thiện huyết áp: huyết áp của người bệnh có thể giảm xuống mức nhẹ và trung bình.

– Cải thiện khả năng vận chuyển oxy làm tăng sức bền và sức chịu đựng của cơ thể.

– Duy trì và tăng cường sự linh hoạt của khớp, giúp cơ thể dẻo dai và xương chắc khỏe.

– Giữ ổn định trọng lượng cơ thể: đốt bỏ năng lượng dư thừa (dự trữ ở tế bào mỡ), giúp người bệnh giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể.

– Giảm stress, qua vận động giúp bạn có nhiều năng lượng hơn, thấy thư giãn và ít mệt mỏi.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 6
Đạp xe là loại hình thể thao nhẹ nhàng mà đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (ảnh: Internet)

Bơi lội

Bơi lội là bài tập tác động tốt đến cơ, khi bơi, các bó cơ sẽ được giãn ra và nghỉ ngơi, các khớp cũng không phải chịu nhiều áp lực.

Bơi lội là hoạt động cực kỳ thích hợp cho người có khả năng bị bệnh tiểu đường, giúp cải thiện nồng độ cholesterol, đốt cháy nhiều calo hơn, giảm stress,..

Nên bơi ít nhất 3 lần/ tuần, mỗi lần bơi kéo dài ít nhất 10 phút để đạt hiệu quả cao nhất. Bạn có thể tăng lượng thời gian dần lên theo tình trạng cơ thể của bạn.

Ăn uống đầy đủ và kiểm tra mức đường huyết, nên lưu ý với đội cứu hộ về tình trạng bệnh của bạn trước khi bơi.

cta kiến thức tiểu đườngChi tiết “7 bài tập thể dục cho người tiểu đường” giúp bệnh nhân kiểm soát tốt lượng đường trong máu

4. Những lưu ý khi vận động

Những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường và 5 bài tập chữa tiểu đường trên đều cải thiện sức khỏe đáng kể cho người tiểu đường, nhưng nên có những lưu ý dưới đây để tập thể dục an toàn:

– Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo bài tập đó an toàn và thích hợp với tình trạng của bệnh nhân. Bắt đầu những bài tập thật chậm rãi để cơ thể có thể thích ứng.

– Kiểm tra mức đường huyết trước và sau khi tập cho tới khi nắm rõ được phản ứng tích cực của cơ thể. Dù bạn bị tiểu đường tuýp 1 hay tiểu đường tuýp 2 phải đảm bảo mức đường huyết luôn thấp hơn 250 mg/dl trước khi tập. Vì nếu như người tiểu đường tuýp 1 tập thể dục khi nồng độ đường trong máu cao hơn 250 mg/dl nguy cơ cao dẫn tới biến chứng nhiễm acid ceton – suy giảm insulin và có thể nguy hiểm đến tính mạng.

– Có những bài tập khởi động trước khi tập, sau khi tập, dành thời gian thả lỏng cơ thể.

– Uống đủ nước trước, trong và sau quá trình tập để tránh tình trạng mất nước ở người bệnh.

Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường 7
Uống đủ nước (ảnh: Internet)

– Luôn mang những thứ có thể giúp tăng đường huyết như kẹo cứng, thuốc đường để phòng bị cho những trường hợp tụt đường huyết bất ngờ.

– Nên chuẩn bị cả máy theo dõi sức khỏe đề phòng những trường hợp khẩn cấp, dịch vụ cấp cứu có thể áp dụng các biện pháp chữa trị thích hợp và kịp thời cho bạn.

– Nên mang điện thoại khi đi tập, để có thể gọi cấp cứu và người thân kịp thời.

– Không nên tập thể dục trong điều kiện nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh, hoặc khi thời tiết xấu nên tập trong nhà.

– Luôn chú ý tình trạng cơ thể, báo với bác sĩ những triệu chứng bất thường bạn gặp phải để được nhận tư vấn tốt nhất.

>> Nhiễm toan ceton do tiểu đường (đái tháo đường) là gì?

Hiện nay vẫn chưa có phương pháp nào chữa trị dứt điểm căn bệnh tiểu đường. Điều quan trọng nhất trong điều trị bệnh tiểu đường là bệnh nhân phải ý thức tầm quan trọng của sức khỏe và cân bằng dinh dưỡng, thời gian nghỉ ngơi, tập luyện và làm việc để hạn chế biến chứng của bệnh xuống mức thấp nhất. Người bệnh có thể lựa chọn những bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường hoặc 5 bài tập chữa tiểu đường đã nêu trên để cải thiện tình trạng bệnh của mình.

Bạn đang xem bài viết:Bài tập yoga chữa bệnh tiểu đường mang lại hiệu quả” tại Chuyên mục:Ăn uống & Vận động“.

https://kienthuctieuduong.vn/

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường không chỉ gặp các vấn đề về chế độ...
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thời tiết nắng nóng, oi bức khiến mọi người trở nên ngại tập luyện...
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu nên có những lưu ý đặc...
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Khi sự cân bằng chuyển hóa xương bị mất đi do các yếu tố...
Chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Bài viết giới thiệu khái quát các loại thực phẩm cần chú ý và...
Đồ uống ngọt gây tác động xấu đến bệnh tiểu đường và tăng chất béo trung tính
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, uống quá nhiều đồ uống nhiều...
Những cách cải thiện giấc ngủ cho người bị bệnh tiểu đường
Phương thức giúp vận động an toàn trong những ngày nắng nóng dành cho người tiểu đường
Thực đơn cho người tiểu đường mỡ máu
Chế độ ăn uống cải thiện tình trạng loãng xương ở bệnh nhân tiểu đường
Chế độ ăn uống cho người tiểu đường
Đồ uống ngọt gây tác động xấu đến bệnh tiểu đường và tăng chất béo trung tính
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường