Carbohydrate, đường
Danh mục nội dung
Mối quan hệ giữa carbohydrate, đường và chất xơ là gì?
Phần lớn trên các loại thực phẩm được bày bán trên thị trường, các thành phần dinh dưỡng được hiển thị trên bao bì sản phẩm. Trong các yếu tố dinh dưỡng được in trên bao bì sản phẩm sẽ ghi là “carbohydrate” hoặc “đường” và “chất xơ”, tuy nhiên đôi khi “carbohydrate” được biểu thị bằng tổng “carbohydrate” và “chất xơ”.
Đường là gì?
Đường không chỉ là “những thứ ngọt ngào” như đường bột mà cả các loại tinh bột có trong gạo và khoai tây cũng là một nhóm đường.
Đường có hiệu quả gì?
Đường là nguồn năng lượng chính của cơ thể. Đường được tiêu hóa, hấp thụ và được vận chuyển đi khắp cơ thể bằng máu, 1g đường trở thành 4 kcal năng lượng trong cơ thể. Vì đường (glucose) trong máu là nguồn năng lượng chính, đặc biệt là đối với não bộ, sự thiếu hụt đường nghiêm trọng có thể gây rối loạn ý thức (thông thường tình trạng này không hay xảy ra). Ngoài ra, đường có đặc trưng là có thể được chuyển hóa nhanh chóng hơn so với lipid và protein. Vì lý do này, lipid chủ yếu được bổ sung khi thực hiện các bài tập dài như chạy marathon và ba môn phối hợp đầy đủ, nhưng năng lượng từ đường được sử dụng cho các bài tập ngắn như chạy cự ly ngắn và trung bình 400m hoặc 800m.
Lượng đường có trong cơ thể thường rất thấp, chỉ một lượng nhỏ được lưu trữ dưới dạng glycogen trong gan và cơ, bên cạnh glucose trong máu. Lượng đường hấp thụ dư thừa ngay lập tức sẽ tích lũy dưới dạng chất béo trong cơ thể.
Nên hấp thụ bao nhiêu đường thì tốt?
Thực phẩm chứa nhiều đường là gạo, bánh mì, mì, khoai tây, trái cây, đường bột, mật ong,… Người ta nói rằng những người cần 2.000 kcal mỗi ngày nên hấp thụ 1.200 kcal từ đường nghĩa là khoảng 60%. Lượng này tương đương khoảng 5 chén cơm.
Hấp thụ quá nhiều đường có thể dẫn đến béo phì và các bệnh về lối sống. Mặt khác, nếu sự thiếu hụt đường kéo dài sẽ làm sức mạnh thể chất bị suy giảm, trở nên dễ mệt mỏi và gây cản trở cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nên chú ý hấp thụ đường với lượng thích hợp với bản thân.