Axit folic
Danh mục nội dung
Axit folic là gì?
Axit folic là một trong những vitamin tan trong nước và là thành viên của nhóm vitamin B. Chất này có nhiều trong các loại rau lá xanh như rau bina.
Axit folic có hiệu quả gì?
Axit folic đóng vai trò quan trọng trong việc tổng hợp axit nucleic như DNA cần thiết cho sản xuất protein và tế bào. Do đó, axit folic đóng những vai trò quan trọng như giúp hình thành các tế bào hồng cầu và giúp thúc đẩy sự phát triển bình thường của thai nhi với sự kích hoạt phân chia tế bào.
Vì axit folic kết hợp với vitamin B12 để tạo máu, nên nếu cơ thể thiếu axit folic sẽ giống như khi thiếu vitamin B12, tình trạng thiếu máu ác tính gọi là thiếu máu hồng cầu khổng lồ (megaloblastic anemia) sẽ xuất hiện. Người ta cũng cho biết rằng nếu một phụ nữ mang thai hấp thụ đủ axit folic ở giai đoạn đầu thai kỳ sẽ làm giảm nguy cơ phát triển dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Gần đây, nhiều nghiên cứu đã báo cáo rằng người trưởng thành hấp thụ đủ axit folic sẽ giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch như đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
Những loại thực phẩm nào chứa nhiều axit folic?
Axit folic có trong nhiều loại thực phẩm, nhưng đặc biệt ngoài có nhiều trong gan, axit folic còn có trong các loại rau củ màu xanh, vàng như đậu xanh, rau đay, rau bina, bông cải xanh và có trong dâu tây.
Hàm lượng axit folic có trong một số thực phẩm
Thực phẩm | Hàm lượng acid folic trong 100g (μg/100g) |
Măng tây | 100-250 |
Cà rốt, súp- lơ | 10-40 |
Mầm lúa | 50-100 |
Đậu hạt | 10-40 |
Khoai tây | 5-10 |
Sữa mẹ | 52 |
Sữa bò tươi | 55 |
Sữa dê tươi | 6 |
Men bia | 2000-5000 |
Thịt bò, lợn | 10-50 |
Thịt gà, trứng | 10-50 |
Gan lợn, bò | 30-35 |
Hàm lượng axit folic trong với sữa
Sữa | Hàm lượng acid folic trong 1 lit (μg/ lit) |
Sữa tươi | 55 |
Sữa tiệt trùng | 54 |
Sữa bột | 36 |
Sữa tươi đun sôi 5 phút | 31 |
Sữa bột đun 5 phút | 10 |
Sữa hấp đun sôi 5 phút | 15 |
Nên hấp thụ bao nhiêu axit folic thì tốt?
Theo kết quả khảo sát về sức khỏe và dinh dưỡng quốc gia, chế độ ăn uống của người dân Nhật Bản đã đầy đủ lượng axit folic cần thiết, do đó, trong chế độ ăn uống bình thường, không có nhiều lo lắng về việc thiếu lượng axit folic.
Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai cần phải bổ sung dưỡng chất nhiều hơn, lượng axit folic cần thiết gần gấp đôi so với bình thường nên phụ nữ mang thai có xu hướng dễ bị thiếu axit folic hơn. Đặc biệt nếu một phụ nữ trẻ bị thiếu axit folic do chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, điều lo lắng là có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi khi mang thai. Đối với phụ nữ trẻ có mong muốn mang thai, điều quan trọng là phải ăn nhiều rau củ màu xanh, vàng và chú ý đến sự cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn uống.
Trường hợp hấp thụ quá nhiều axit folic từ chế độ ăn bình thường là không nhiều. Tuy nhiên, nếu hấp thụ một lượng lớn axit folic từ các thực phẩm chức năng hoặc thuốc, các triệu chứng như rối loạn thần kinh, sốt, nổi mề đay,…sẽ xuất hiện. Hãy chú ý đến mục đích sử dụng, phương pháp, lượng dùng các thực phẩm chức năng,…bổ sung axit folic và sử dụng đúng cách.