Cholesterol

Cholesterol là gì?

Cholesterol là một loại lipid có thể được hấp thụ từ thực phẩm ăn hàng ngày và cũng được tạo ra trong cơ thể chúng ta. Đây là một thành phần dinh dưỡng quan trọng tham gia cấu tạo màng tế bào và hormone giới tính của cơ thể, nhưng nếu cholesterol có quá nhiều trong cơ thể do hấp thụ nhiều thì có thể dẫn đến các bệnh về lối sống.

HDL cholesterol và LDL cholesterol

Trong tổng lượng cholesterol có trong máu của cơ thể chúng ta gồm có HDL cholesterol và LDL cholesterol. Được biết, HDL cholesterol sẽ tiến hành làm sạch cơ thể bằng cách vận chuyển cholesterol dư thừa trong mạch máu đến gan để ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Mặt khác, LDL cholesterol có tác dụng vận chuyển cholesterol từ gan đến các mạch máu và mô. Nếu LDL cholesterol này và tổng lượng cholesterol tăng quá nhiều sẽ gây lắng đọng trên thành mạch máu và bị oxy hóa, mạch máu trở nên hẹp hơn hoặc có những mảng vữa dễ bong ra. Đây chính là bệnh xơ vữa động mạch, nguyên nhân gây ra bệnh tim thiếu máu cục bộ, bệnh mạch máu não,…

Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, điều quan trọng là giữ mức LDL cholesterol và HDL cholesterol bình thường. Theo Hướng dẫn điều trị rối loạn mỡ máu năm 2013 của Hiệp hội xơ vữa động mạch Nhật Bản, các giá trị sau đây được hiển thị cho tình trạng cholesterol trong máu là một tiêu chí chẩn đoán rối loạn mỡ máu.

LDL cholesterol trong máu cao LDL cholesterol 140 mg/dl trở lên
HDL cholesterol trong máu thấp HDL Cholesterol dưới 40 mg/dl

Làm thế nào để hấp thụ cholesterol với lượng thích hợp?

Khoảng hai phần ba lượng cholesterol được tạo ra trong cơ thể bằng cách sử dụng đường và lipid, phần còn lại được cho là lấy trực tiếp từ thực phẩm ăn uống hàng ngày. Nói cách khác, người ta cho rằng lượng cholesterol trong cơ thể cao hơn nhiều, và lượng cholesterol từ chế độ ăn uống không được phản ánh trực tiếp trong tổng lượng cholesterol trong máu. Do đó, việc tính toán giá trị mục tiêu cholesterol đã bị xóa khỏi tiêu chuẩn ăn uống của Nhật Bản (phiên bản 2015).

Các yếu tố như tập thể dục, phòng chống béo phì, không hút thuốc, …ảnh hưởng rất nhiều đến việc duy trì mức cholesterol trong máu phù hợp. Trong thói quen ăn uống, điều quan trọng là phải ăn uống cân bằng.

Mọi người cần phải có một chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng và cung cấp đủ lượng năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Những thói quen ăn uống như không ăn sáng, ăn gộp bữa và ăn tối muộn cũng sẽ làm rối loạn cholesterol trong máu, vì vậy cần chú ý.

Bảng tra cứu lượng dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày

Chia sẻ