Sắt

Sắt là gì?

Có 3~4 g sắt trong cơ thể, sắt là chất dinh dưỡng cần thiết chủ yếu để tạo hồng cầu.

Sắt có hiệu quả gì?

Khoảng 70% chất sắt trong cơ thể là một thành phần của huyết sắc tố (hemoglobin) tạo ra hồng cầu trong máu và khoảng 25% được lưu trữ trong gan. Huyết sắc tố (hemoglobin) gắn với oxy được đưa vào bằng hô hấp và có chức năng quan trọng là vận chuyển oxy từ phổi đến các bộ phận trong cơ thể.

Những loại thực phẩm chứa nhiều sắt?

Nói về thực phẩm giàu chất sắt, người ta thường nghĩ đến gan, tuy nhiên có nhiều loại thực phẩm giàu chất sắt khác như cá, động vật có vỏ, đậu nành, rau xanh và rong biển.

Các loại sắt có trong thực phẩm gồm sắt heme chứa trong các loại thực phẩm từ động vật như thịt, cá, gan,…và sắt không heme chứa trong các loại thực phẩm từ rau như rau, rong biển và đậu nành. Theo kết quả Khảo sát Sức khỏe và Dinh dưỡng Quốc gia, dường như phần lớn mọi người thường hấp thụ nhiều chất sắt không heme, tuy nhiên khuyến khích mọi người nên sử dụng nhiều chất sắt heme do sắt heme được hấp thụ tốt hơn nhiều so với sắt không heme. Ngoài ra còn có một phương pháp sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung sắt trong trường hợp khó hấp thụ sắt từ việc ăn uống. Mặt khác, nếu hấp thụ sắt không heme cùng với vitamin C và protein động vật thì sẽ tăng hiệu quả hấp thụ của sắt không heme hơn. Nói cách khác, sẽ rất tốt khi kết hợp trái cây, thịt và cá với các loại rau có chứa sắt, rong biển và đậu nành.

Dựa trên những điều trên, mọi người hãy cố gắng không tập trung vào một loại thực phẩm, mà hãy hấp thụ đủ chất sắt từ các loại thực phẩm khác nhau trong thói quen ăn uống hàng ngày.

Hàm lượng sắt có trong một số thực phẩm

Thực phẩm Hàm lượng (mg/100g)
Tiết bò 52
Chim bồ câu 20
Gan 8-18
Đậu hạt 11
Sò, hến, lòng đỏ trứng 6-7
Bột đậu nành 6
Thịt bò 3-6
Thịt gà 1-2

Nên hấp thụ bao nhiêu sắt thì tốt?

Nếu hấp thụ không đủ sắt, tình trạng thiếu máu do thiếu hụt chất sắt có thể xảy ra vì không có đủ nguyên liệu để tạo hồng cầu. Khi thiếu máu, máu không thể vận chuyển đủ oxy, do đó cơ thể bị thiếu oxy và gây ra các triệu chứng như đau đầu hoặc mệt mỏi. Ngoài ra, khi trái tim co bóp nhiều hơn để bù đắp cho tình trạng thiếu máu sẽ gây tình trạng mệt mỏi, hụt hơi. Phụ nữ cần bổ sung nhiều sắt hơn nam giới vì phụ nữ thường thiếu sắt do kinh nguyệt hoặc mang thai/ sinh con. Cứ trong 5 phụ nữ trưởng thành thì có 1 người được cho là bị thiếu máu do thiếu sắt và vì tỷ lệ thiếu máu ở nữ sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông đang ngày càng gia tăng, do đó điều quan trọng cần phải làm là xem lại thói quen ăn uống và đồng thời bổ sung sắt hợp lý.

Mặt khác, trường hợp hấp thụ quá nhiều sắt từ thực phẩm thông thường là không nhiều, tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều từ thực phẩm sức khỏe hoặc thực phẩm chức năng để bổ sung sắt, tình trạng lắng đọng sắt do dư thừa sắt sẽ xuất hiện, vì vậy nên chú ý về lượng sắt hấp thụ.

Bảng tra cứu lượng dinh dưỡng cần thiết cho 1 ngày

Chia sẻ