【2-4】Phân loại bệnh tiểu đường

Cỡ chữ:
A A
Hôm nay chúng ta sẽ nói về các dạng bệnh tiểu đường. Bệnh Tiểu đường có thể phân ra thành 2 loại tùy thuộc vào nguyên nhân dẫn đến lượng đường huyết cao – đó là bệnh Tiểu đường tuýp 1 và Tiểu đường tuýp 2.

Phần lớn số bệnh nhân mắc Tiểu đường thuộc tuýp 2. Nguyên nhân của Tiểu đường tuýp 2 là do chỉ số đường huyết trong cơ thể dễ bị tăng cao, hoặc người bệnh có thói quen sinh hoạt có hại cho sức khỏe trong thời gian dài, hoặc do ảnh hưởng của tuổi già hoặc stress.

Vì vậy, bệnh Tiểu đường tuýp 2 được gọi là bệnh điển hình phát sinh do thói quen sinh hoạt hằng ngày. Cũng vì vậy, dạng bệnh này thường phát sinh ở những người trong độ tuổi trung niên.

Những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của những thay đổi trong môi trường sống mà số lượng người trẻ mắc Tiểu đường tuýp 2 đang ngày càng gia tăng.

Tuy nhiên, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đường huyết cao ở bệnh nhân Tiểu đường. Một là do hormone insulin – một loại hormone được bài tiết từ tụy có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu – bị suy giảm. Và thứ hai là do độ nhạy cảm của các tế bào trong cơ thể với insulin bị giảm đi. Đó là 2 nguyên nhân chính dẫn đến tiểu đường tuýp 2.

Khi tụy bài tiết không đủ lượng insulin cần thiết thì sẽ dẫn đến tình trạng đường huyết cao. Vì vậy, để kiểm soát chỉ số đường huyết của cơ thể, người bệnh cần tăng lượng bài tiết insulin và tăng độ nhạy cảm của insulin.

Để thực hiện phương pháp điều trị này, bệnh nhân cần điều trị thông qua chế độ ăn uống, qua các bài tập vận động và sử dụng thuốc.

Về tiểu đường tuýp 1, đây là bệnh mà tuyến tụy hầu như không thể bài tiết ra insulin. Vì vậy, tác dụng tăng insulin và tính nhạy cảm của insulin hoàn toàn thiếu ở bệnh Tiểu đường tuýp 1.

Ngoài ra, những biểu hiện bất thường trong cơ chế tự miễn dịch của người bệnh do yếu tố di truyền cũng là 1 nguyên nhân. Do đó có thể nói, bệnh Tiểu đường tuýp 1 là bệnh có thể phát sinh mà không liên quan đến thói quen sinh hoạt.

Do sự thiếu hụt quá nhiều insulin, nên bệnh nhân cần phải tiêm insulin trong quá trình điều trị bệnh.

Bệnh Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 có đặc trưng sau: Nếu Tiểu đường tuýp 2 dễ xảy ra với người trưởng thành, thì Tiểu đường tuýp 1 có thể xảy ra ngay cả với trẻ em.

Ngoài các dạng Tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bệnh Tiểu đường còn…

+ Ngoài 2 tuýp 1 và 2, bệnh Tiểu đường còn có các loại được chia dựa vào độ bất thường trong việc bài tiết hormone, hoặc dựa vào độ bất thường trong di truyền.

+ Thêm vào đó, loại thứ 4 có liên quan đến việc mang thai, được gọi là bệnh Tiểu đường thai kì.

Tóm tắt: Bệnh Tiểu đường được chia làm 2 loại: tuýp 1 và tuýp 2. Phần lớn bệnh nhân mắc Tiểu đường tuýp 2. Bệnh Tiểu đường tuýp 2 phát sinh do thói quen ăn uống. Vì vậy, ăn uống cân bằng và vận động hợp lí là phương pháp điều trị hiệu quả nhất.

Bạn đang xem video 2-4 tại chuỗi video 3 phút học về bệnh tiểu đường. Bạn có thể xem video tiếp theo – video 2.5 tại đây

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Video khác
01:55
【1-1】3 phút học về bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)
Bệnh đái tháo đường hay bệnh tiểu đường là một căn bệnh ngày càng...
03:12
【3-4】Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn
Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn. Hôm nay tôi sẽ...
【3-9】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc – Thuốc thúc đẩy bài tiết insulin cấp tốc
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc thúc đẩy bài tiết insulin...
【4-2】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số đường huyết và...
02:42
【2-5】Cuộc sống thường nhật của bệnh nhân tiểu đường
Tất nhiên, nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm...
【3-7】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc
Bác sĩ: Đồng hồ cát, cháu đi đâu đấy? Đồng hồ cát: Cháu đi...
Video theo chủ đề
1. Giới thiệu
【1-1】3 phút học về bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)
01:55
【1-2】Giới thiệu về loạt video 3 phút học về bệnh Tiểu đường
00:45
2. Kiến thức cơ bản về tiểu đường
【2-3】Các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường
03:11
【2-2】Tình trạng dân số mắc bệnh tiểu đường hiện nay
02:26
【2-1】Bệnh tiểu đường là gì? Có những biến chứng nào?
02:38
【2-4】Phân loại bệnh tiểu đường
03:05
【2-5】Cuộc sống thường nhật của bệnh nhân tiểu đường
02:42
3. Phương pháp điều trị Tiểu đường
【3-11】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc Thiazolidine
【3-6】Phương pháp điều trị tiểu đường bằng vận động và những điểm cần lưu ý
02:49
【3-9】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc – Thuốc thúc đẩy bài tiết insulin cấp tốc
【3-8】Phương pháp điều trị bệnh Tiểu đường bằng thuốc – Thuốc Sunfonylurea (SU)
【3-7】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc
【3-10】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc – Thuốc ức chế alpha glucosidase
【3-13】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc ức chế DPP – 4
【3-2】Phương pháp điều trị bệnh Tiểu đường bằng chế độ ăn uống
02:33
【3-3】Phương pháp điều trị Tiểu đường bằng chế độ ăn uống
03:21
【3-15】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc đồng vận GLP-1
4. Các chỉ số cần lưu ý
【4-3】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số HbA1c
【4-5】Tìm hiểu về một xét nghiệm trong kiểm soát đường huyết 1,5 – AG
【4-6】Các chỉ số cần lưu ý – Cân nặng, huyết áp, lipid huyết tương
【4-2】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu
【4-4】Các chỉ số cần lưu ý – Glucoalbumin (GA)
【4-1】Các chỉ số cần lưu ý – Khám sức khỏe bệnh tiểu đường