【3-7】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc

Cỡ chữ:
A A

Bác sĩ: Đồng hồ cát, cháu đi đâu đấy?

Đồng hồ cát: Cháu đi tập bóng bàn ở nhà thể chất ạ!

Bác sĩ: Ồ thế à. Nhưng đây là thìa xới cơm mà. Đâu phải vợt bóng bàn nhỉ, phải không đồng hồ cát?

Đồng hồ cát: Ơ…đúng vậy ạ…Cháu lấy nhầm mất rồi!

Bác sĩ: Vì chúng giống nhau quá nên cháu lấy nhầm cũng phải thôi. Mà nói về nhầm lẫn thì thuốc chữa bệnh tiểu đường cũng phức tạp và dễ nhầm lẫn lắm.

Đồng hồ cát: Vâng. Cháu thấy có rất nhiều loại và tác dụng của từng thuốc cũng có vẻ khó nhớ bác nhỉ?

Bác sĩ: Ngày hôm nay chúng ta sẽ nói về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc.

Đồng hồ cát: Cháu không thích dài dòng đâu. Bác nói ngắn gọn trọng 3 phút thôi nhé!

Bác sĩ: Được rồi, được rồi, cứ để bác lo.

Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc đối với đường huyết cao

Người bị bệnh tiểu đường có thể rơi vào trạng thái đường huyết cao và kéo dài liên tục. Chúng ta không thể cải thiện hoàn toàn tăng đường huyết chỉ bằng việc vận độngăn uống hợp lý, mà bên cạnh đó còn cần dùng thêm các loại thuốc để kiểm soát đường huyết.

Các loại thuốc: Có 2 loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường là thuốc uống và thuốc tiêm. Mỗi loại có tác dụng khác nhau và sẽ được chia ra làm nhiều loại nhỏ hơn nữa. Chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn về các loại thuốc điều trị bệnh tiểu đường này trong các tập sau. Trong tập này, chúng ta sẽ tìm hiểu tổng quan về các loại thuốc dùng trong việc điều trị bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân đường huyết cao:

– Thiếu tác dụng của insulin

Nguyên nhân chính gây đường huyết cao là thiếu tác dụng của insulin. Insulin là loại hormon duy nhất giúp hạ đường huyết. Vậy thiếu tác dụng của insulin là như thế nào? Trước hết, hormon insulin được bài tiết từ tuyến tụy và nếu tụy không sản xuất ra được insulin nữa thì mức độ insulin trong cơ thể sẽ suy giảm dẫn đến tăng đường huyết.

– Nguyên nhân thứ hai gây đường huyết cao: Việc cơ thể quá nhạy cảm với insulin cũng sẽ khiến các tế bào chịu tác dụng của insulin giảm mức độ hoạt động. Đó chính là 2 nguyên nhân chính.

– Nguyên nhân thứ ba gây đường huyết cao là sự gia tăng của các hormone khác khiến đường huyết tăng cao. Khác với insulin, các hormon khác như hormon vỏ thượng thận, hormon tuyến thượng thận như adrenaline, hormon tuyến giáp, sự bài tiết glucagon từ tụy gia tăng quá mức cần thiết.

Thuốc điều trị bệnh tiểu đường hiện nay:

Chúng ta đã có các loại thuốc điều trị từng nguyên nhân gây bệnh trên.

Với phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc, mỗi biến động đường huyết của bệnh nhân tiểu đường cũng là một yếu tố quan trọng khi chọn thuốc. Vì lượng đường huyết tăng cao sau khi ăn sẽ giảm dần sau đó. Nên phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc lý tưởng nhất chính là gây tác dụng mạnh khi đường huyết cao và yếu đi khi đường huyết không còn cao. Dù nói đơn giản, tất cả các thuốc chữa bệnh tiểu đường…

Đồng hồ cát: Quá 3 phút mất rồi bác ơi.

Bác sĩ: Ừ bác biết rồi! Phần cuối này rất quan trọng nên cháu hãy cố gắng nhẫn nhịn một chút.

Mặc dù nói rằng thuốc trị tiểu đường lúc nào uống hay tiêm cũng được, nhưng thực ra tác dụng của thuốc sẽ có khác biệt rất lớn tùy thuộc vào thời điểm uống hay tiêm. Nếu cứ làm theo ý thích của bản thân thì không những không cải thiện bệnh mà cả tác dụng phụ của thuốc cũng rất dễ xảy ra. Vì vậy, hãy cố gắng tuân thủ thời gian và liều lượng của từng loại thuốc theo yêu cầu của bác sĩ.

Tóm tắt bài học hôm nay

Những điều cơ bản về phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc:

– Chọn thuốc điều trị bệnh tiểu đường dựa vào nguyên nhân gây ra tăng đường huyết và biến động đường huyết của từng cá nhân bệnh nhân.

– Tuân theo phương pháp điều trị của bác sĩ hoặc người có chuyên môn điều trị.

Bạn hay truy cập ngay Website: https://kienthuctieuduong.vn/ để tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường là gì, các nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị bệnh tiểu đường.

Bạn đang xem video 3-7 tại chuỗi video 3 phút học về bệnh tiểu đường. Bạn có thể xem video tiếp theo – video 3-8

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ
Video khác
【3-14】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc ức chế SGLT2
Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc ức chế SGLT2 Xin chào...
03:12
【3-4】Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn
Cách điều trị bệnh tiểu đường bằng chế độ ăn. Hôm nay tôi sẽ...
【4-5】Tìm hiểu về một xét nghiệm trong kiểm soát đường huyết 1,5 – AG
Kiểm soát đường huyết Chỉ số đường huyết luôn biến động mỗi ngày. Dù...
02:33
【3-5】Điều trị tiểu đường bằng phương pháp vận động
Tăng cường hiệu quả của insulin bằng phương pháp vận động Nếu là tiết...
02:42
【2-5】Cuộc sống thường nhật của bệnh nhân tiểu đường
Tất nhiên, nếu điều trị đúng cách, bệnh nhân tiểu đường có thể kiểm...
【4-4】Các chỉ số cần lưu ý – Glucoalbumin (GA)
Lần này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về 1 xét nghiệm trong kiểm...
Video theo chủ đề
1. Giới thiệu
【1-1】3 phút học về bệnh tiểu đường (bệnh đái tháo đường)
01:55
【1-2】Giới thiệu về loạt video 3 phút học về bệnh Tiểu đường
00:45
2. Kiến thức cơ bản về tiểu đường
【2-3】Các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tiểu đường
03:11
【2-2】Tình trạng dân số mắc bệnh tiểu đường hiện nay
02:26
【2-1】Bệnh tiểu đường là gì? Có những biến chứng nào?
02:38
【2-4】Phân loại bệnh tiểu đường
03:05
【2-5】Cuộc sống thường nhật của bệnh nhân tiểu đường
02:42
3. Phương pháp điều trị Tiểu đường
【3-11】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc Thiazolidine
【3-6】Phương pháp điều trị tiểu đường bằng vận động và những điểm cần lưu ý
02:49
【3-9】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc – Thuốc thúc đẩy bài tiết insulin cấp tốc
【3-8】Phương pháp điều trị bệnh Tiểu đường bằng thuốc – Thuốc Sunfonylurea (SU)
【3-7】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc
【3-10】Phương pháp điều trị bệnh tiểu đường bằng thuốc – Thuốc ức chế alpha glucosidase
【3-13】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc ức chế DPP – 4
【3-2】Phương pháp điều trị bệnh Tiểu đường bằng chế độ ăn uống
02:33
【3-3】Phương pháp điều trị Tiểu đường bằng chế độ ăn uống
03:21
【3-15】Thuốc uống điều trị bệnh tiểu đường – Thuốc đồng vận GLP-1
4. Các chỉ số cần lưu ý
【4-3】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số HbA1c
【4-5】Tìm hiểu về một xét nghiệm trong kiểm soát đường huyết 1,5 – AG
【4-6】Các chỉ số cần lưu ý – Cân nặng, huyết áp, lipid huyết tương
【4-2】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu
【4-4】Các chỉ số cần lưu ý – Glucoalbumin (GA)
【4-1】Các chỉ số cần lưu ý – Khám sức khỏe bệnh tiểu đường