【4-2】Các chỉ số cần lưu ý – Chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu
Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chỉ số đường huyết và đường trong nước tiểu nhé!
Chỉ số đường huyết
Đầu tiên, hãy cùng nói về chỉ số đường huyết.
Bệnh tiểu đường là bệnh mà lượng đường trong máu cao hơn mức bình thường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết, bằng cách tiến hành lấy mẫu máu và đo lượng đường trong máu, dù là khi đã được chẩn đoán bệnh tiểu đường hay đang duy trì kiểm soát đường huyết.
Kiểm tra đường huyết bằng bước kiểm tra cơ bản
Kiểm tra đường huyết vẫn luôn là bước kiểm tra cơ bản của bệnh tiểu đường.
Đơn vị đo chỉ số đường huyết
Đơn vị đo chỉ số đường huyết là mg/ dL. Hay nói cách khác chỉ số đường huyết là giá trị để chỉ trong 1 dL máu có chứa bao nhiêu mg glucose (đường) hay đường huyết.
Biến động trong ngày của chỉ số đường huyết
Ở người khỏe mạnh, chỉ số đường huyết lúc đói là dưới 110 mg/ dL. Ngay cả trong một thời gian dài sau khi ăn, chỉ số đường huyết ở người khỏe mạnh cũng không vượt quá 140 mg/ dL. Trong điều trị bệnh tiểu đường, bên cạnh việc phải chú ý về tác dụng phụ của thuốc, còn cần phải cố gắng đưa chỉ số đường huyết về gần với mức của người khỏe mạnh. Ngoài ra, bệnh nhân có thể tự đo chỉ số đường huyết của bản thân. Đặc biệt là những bệnh nhân điều trị bằng insullin.
Đường trong nước tiểu
Nào. Tiếp theo chúng ta hãy cùng nói về đường trong nước tiểu.
Bản thân tên gọi “Bệnh tiểu đường” thường bị một số người hiểu là bệnh đi tiểu ra đường. Vào thời điểm phát hiện bệnh tiểu đường, có bệnh nhân không biết rằng đường xuất hiện trong nước tiểu là do lượng đường trong máu cao nên có thắc mắc về tên bệnh như vậy. Khi biết nguyên nhân làm xuất hiện đường trong nước tiểu là do tăng đường huyết, nếu nói rằng việc đo lượng đường trong nước tiểu lúc này là không cần thiết thì không chính xác. Kiểm tra lượng đường trong nước tiểu có thể dễ dàng thực hiện đo mà không cần lấy máu, vì vậy bệnh nhân có thể tự kiểm tra.
Đo đường trong nước tiểu và kiểm soát đường huyết
Trong việc đo đường trong nước tiểu để kiểm soát đường huyết của bệnh tiểu đường, thời điểm lấy nước tiểu là rất quan trọng. Lượng nước tiểu được tạo ra trong khoảng thời gian đường huyết ở mức cao nhất phản ánh rõ nhất tinh trạng kiểm soát đường huyết hàng ngày.
Nếu tiến hành lấy và đo nước tiểu tại thời điểm trước khi ăn và lần đầu tiên sau khi ăn, đỉnh của lượng đường trong máu sẽ được phản ánh. Tại các thời điểm này, kết quả sẽ âm tính. Có thể phỏng đoán rằng, đường huyết đang được kiểm soát khá tốt.
Ngược lại, nếu lấy nước tiểu khi mới ngủ dậy và trước bữa sáng sẽ có kết quả dương tính.
Điều này có nghĩa là, khoảng thời gian đường huyết thường thấp nhất thì chỉ số đường huyết lại cao.
Vì vậy, cần xem xét lại việc điều trị.
Tóm tắt bài học
– Chỉ số đường huyết là nồng độ glocose có trong máu.
– Những đánh giá về lượng đường trong nước tiểu sẽ thay đổi tùy theo thời điểm lấy mẫu nước tiểu.
Bạn hay truy cập ngay Website: https://kienthuctieuduong.vn/ để tìm hiểu thông tin chi tiết về bệnh tiểu đường là gì, các nguyên nhân, biến chứng, cách điều trị bệnh tiểu đường.
Bạn đang xem video 4.2 chuỗi “Video 3 phút học về bệnh tiểu đường“. Bạn có thể xem video tiếp theo video 4.3.
https://kienthuctieuduong.vn/