Rối loạn lipid

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Rối loạn Lipid máu (mỡ máu cao) có là tình trạng cholesterol trong máu cao. Cholesterol là một dạng chất béo được sản xuất từ tế bào gan và được hấp thu một phần từ thức ăn. Cholesterol trong cơ thể có vai trò tạo màng tế bào và cân bằng hormon trong cơ thể. Khi dư thừa choslesterol trong máu gây nguy hiểm, đặc biệt dư thừa Triglycerid và LDL cholesterol (cholesterol xấu).

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Insulin là một hormone có vai trò quan trọng trong chuyển hóa glucose, nhưng nó cũng hoạt động trên các tế bào lipid và gan và cũng phục vụ cho việc chuyển hóa lipid. Khi tác dụng của insulin giảm, chuyển hóa glucose giảm và mức glucose trong máu tăng lên dẫn đến bệnh tiểu đường, đồng thời, nồng độ lipid huyết thanh tăng và tình trạng tăng lipid máu có thể xảy ra. Ngoài ra, phần lớn bệnh tăng lipid máu là bệnh liên quan đến lối sống gây ra bệnh tiểu đường như béo phì và thiếu tập thể dục, do đó bệnh tiểu đường và tăng lipid máu có xu hướng xảy ra cùng một lúc.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Lipid được hấp thụ từ thực phẩm ăn uống hoặc lipid được tổng hợp ở gan hoặc ruột được mang đến toàn bộ cơ thể trong khi thay đổi dần các tính chất theo dòng chảy của máu và được sử dụng như thành phần của màng tế bào, hormone và trở thành một nguồn năng lượng. Ngoài ra, lipid dư thừa ở ngoại vi sẽ quay về tích tụ trong gan và được xử lý lại. Những biến đổi và chu kỳ của lipid như vậy được gọi là chuyển hóa lipid.

Vì lipid là dầu nên không hòa lẫn với máu. Do đó, lipid được bao quanh bằng protein trở thành “lipoprotein” và chảy trong máu.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Xét nghiệm tăng lipid máu thường chỉ ra giá trị tổng cholesterol, LDL cholesterol, HDL cholesterol, chất béo trung tính.

Cholesterol là một loại lipid làm thành phần cấu tạo màng tế bào, hormone và rất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nếu quá nhiều cholesterol, máu trở nên đặc hơn, lưu lượng máu không tốt, gây ra chứng xơ vữa động mạch. Đặc biệt LDL cholesterol được gọi là “cholesterol xấu” đóng vai trò cung cấp cholesterol cho toàn bộ cơ thể và có liên quan mạnh mẽ đến sự tiến triển của bệnh xơ vữa động mạch vì nó dễ bám trong thành mạch máu. Ngược lại, HDL cholesterol được gọi là “cholesterol tốt” có tác dụng thu hồi cholesterol dư thừa.

Chất béo trung tính là một nguồn năng lượng được tạo ra từ carbohydrate và lipid. Chất béo trung tính không có liên quan chặt chẽ với sự tiến triển của xơ vữa động mạch nhiều như giá trị cholesterol, nhưng đó là một gánh nặng cho mạch máu. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, giá trị chất béo trung tính cao và mức HDL cholesterol tốt có xu hướng thấp. Các giá trị này có mối liên hệ theo công thức sau (điều này không áp dụng khi giá trị chất béo trung tính cực kỳ cao).

Tổng lượng cholesterol = LDL cholesterol + HDL cholesterol + (chất béo trung tính ÷ 5)

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hiệp hội xơ vữa động mạch Nhật Bản đặt ra các tiêu chuẩn chẩn đoán như trong bảng dưới đây.

Tiêu chuẩn chẩn đoán tăng lipid máu (nồng độ lipid huyết thanh: lấy mẫu máu lúc đói)
LDL cholesterol máu cao LDL cholesterol 140 mg/dL trở lên
HDL cholesterol máu thấp HDL cholesterol dưới 40 mg/dL
Triglyceride huyết thanh cao (chất béo trung tính) Triglyceride 150 mg/dL trở lên

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có nhiều người đưa ra những thông tin như “Số người ở Nhật Bản tử vong vì bệnh tim ít hơn nhiều so với ở châu Âu và Hoa Kỳ, vì vậy ngay cả khi cholesterol cao, không có vấn đề gì” hoặc “cholesterol thấp có xu hướng gây xuất huyết não”. Nếu những điều này là đúng, mọi người thường không chú ý đặc biệt đến bệnh tăng lipid máu.

Tóm lại, những thông tin này không sai, nhưng có thể gây hiểu lầm cho những người có lipid huyết tương cao. Các nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng những người trẻ tuổi ở Nhật Bản có lượng lipid huyết tương cao hơn những người trẻ tuổi ở Hoa Kỳ. Ngoài ra còn có một thống kê chỉ ra rằng những người có mức cholesterol thấp hơn thường dễ bị xuất huyết não hơn, tuy nhiên điều này có lẽ là bởi không có sự phân biệt giữa xuất huyết não ở những người có lipid huyết tương thấp do tình trạng dinh dưỡng kém và giảm lipid huyết thanh trong điều trị tăng lipid máu.

Tất nhiên, thực tế trong điều trị tăng lipid máu, mục tiêu điều trị được xác định dựa trên tình trạng thể chất của từng bệnh nhân. Nếu mức độ lipid huyết tương đã tăng lên kể từ khi có tuổi và xơ vữa động mạch không phát triển quá nhiều thì sự cần thiết của việc giảm lipid huyết tương không quá cao. Mặt khác, những người trẻ ở độ tuổi 30, 40 hoặc những người đã xác nhận có sự tiến triển của xơ vỡ động mạch thì nên giảm mức lipid huyết tương.

Và điều quan trong là ở những người bị tiểu đường và tăng lipid máu, tình trạng xơ vữa động mạch tiến triển nhanh hơn và tỷ lệ mắc bệnh tim cao hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong điều trị tăng lipid máu- một bệnh liên quan đến lối sống, điều quan trọng trước tiên là thay đổi lối sống. Trong những năm gần đây, các loại thuốc có tác dụng mạnh để hạ lipid huyết tương có thể được sử dụng trong điều trị tăng lipid máu, nhưng ngay cả khi đã dùng thuốc, bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải cải thiện lối sống.

Cách cụ thể để cải thiện lối sống về cơ bản giống như chế độ ăn uống và chế độ tập luyện điều trị tiểu đường. Trường hợp bệnh tiểu đường và lipid máu cao đồng thời khởi phát, nếu bệnh nhân duy trì thực hiện tốt chế độ ăn uốngchế độ tập luyện, chỉ số đường huyết sẽ cải thiện và giá trị lipid huyết tương cũng được cải thiện.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong các loại tăng lipid máu, trường hợp bệnh nhân tiểu đường bị tăng cholesterol máu thì không nên ăn loại thực phẩm có cholesterol cao như trứng. Bệnh nhân nên tìm hiểu và ghi nhớ lượng cholesterol có trong các loại thực phẩm. Trứng là loại thực phẩm đặc biệt có hàm lượng cholesterol cao. Do đó mọi người nên ăn khoảng 2 quả trứng mỗi tuần.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Vì những sản phẩm được bán dưới dạng thực phẩm tốt cho sức khỏe thường đã được xác nhận về hiệu quả một cách khoa học, nên chắc chắn loại dầu ăn này sẽ tốt khi so sánh với dầu ăn thông thường. Mọi người nên cố gắng giảm các món ăn kiểu phương Tây thường nhiều dầu mỡ càng nhiều càng tốt và tăng các món ăn kiểu Nhật với cá và rau là thực phẩm chính.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Hãy ăn nhiều rau củ. Chất xơ có trong rau củ giúp làm giảm cả lượng lipid huyết tương và lượng đường trong máu. Việc thay đổi gạo từ gạo trắng sang dùng gạo lứt với nhiều chất xơ cũng rất có hiệu quả.

Ngoài ra, dầu từ cá mình xanh có hiệu quả làm giảm nồng độ lipid huyết tương và giúp làm lưu lượng máu tốt hơn để ngăn ngừa xơ vữa động mạch. Người ta cho rằng người Nhật bị bệnh tim ít hơn vì họ ăn nhiều cá.

Trường hợp người có chất béo trung tính cao, hãy đo lượng năng lượng hấp thụ tiêu chuẩn và ăn uống phù hợp, nên hạn chế rượu và bánh kẹo càng nhiều càng tốt.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các loại thuốc sau đây chủ yếu được sử dụng để điều trị tăng lipid máu:

+ Thuốc ức chế men khử HMG-CoA (nhóm thuốc statin): Thuốc này ức chế quá trình cholesterol được sản xuất trong gan và làm giảm mức cholesterol. Mặc dù đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến nhất để điều trị tăng lipid máu và rất ít tác dụng phụ, nhưng người ta chỉ ra rằng khi kết hợp thuốc này với các thuốc điều trị tăng lipid máu khác có thể gây xuất hiện tác dụng phụ.

+ Fibrates: Đây là một loại thuốc làm giảm nồng độ triglyceride chủ yếu do sự tổng hợp chất béo trung tính ở gan và ức chế phân hủy chất béo trong tế bào mỡ. Loại thuốc mới này cũng làm giảm mức cholesterol.

+ Probucol: Đây là một loại thuốc để giảm mức cholesterol. Mặc dù hiệu quả dựa trên giá trị xét nghiệm lipid huyết tương không giống với nhóm thuốc statin, nhưng trong những năm gần đây, người ta đã phát hiện ra rằng thuốc giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol và ức chế xơ vữa động mạch.

+ Các loại thuốc khác: Có những loại thuốc thúc đẩy sự bài tiết cholesterol và thuốc ức chế sự hấp thụ lipid.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường (tiểu đường tuýp 2) và huyết áp cao (tăng huyết áp nguyên phát) là những bệnh liên quan đến lối sống. Cụ thể, các yếu tố như thiếu tập thể dục, ăn quá nhiều, uống quá nhiều, béo phì…là nguyên nhân gây ra những bệnh này. Ngoài ra các bệnh này còn liên quan đến “tính kháng insulin“, tình trạng insulin có được tiết ra nhưng hiệu quả của insulin bị giảm. Khi có tính kháng insulin, sẽ xuất hiện tình trạng “tăng insulin máu”, trong đó một lượng lớn insulin được tiết ra nhưng không hiệu quả. Lượng insulin dư thừa này sẽ tạo áp lực lên hệ thần kinh giao cảm, ức chế bài tiết natri, tăng thể tích máu, làm dày thành mạch máu và dẫn đến làm tăng huyết áp.

Một đặc điểm chung cho cả hai bệnh tiểu đường, huyết áp cao là đều tiến triển âm thầm và gây ra các biến chứng đáng sợ, các biến chứng của cả hai bệnh cũng liên quan đến tổn thương mạch máu ngoại biên. Bệnh lý võng mạc và bệnh thận xảy ra vừa là biến chứng của bệnh tiểu đường vừa là biến chứng của tăng huyết áp. Và tổn thương mạch máu do tăng đường huyết cũng sẽ làm huyết áp tăng cao và tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Đầu tiên bệnh nhân nên cải thiện lối sống. Bệnh nhân nên duy trì thực hiện chế độ ăn uống và chế độ tập luyện giống như trong bệnh tiểu đường, nhưng cần chú ý giảm lượng muối hấp thụ. Nếu hiệu quả giảm huyết áp của chế độ ăn uống và tập luyện không đủ, bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Các loại thuốc sau đây chủ yếu được sử dụng trong điều trị huyết áp cao:

◇Thuốc đối kháng thụ thể angiotensin II (Angiotensin II receptor antagonist), Thuốc ức chế ACE (Angiotensin-converting enzyme ihibitor)

◇Thuốc chẹn α1 (α1-blocker): Thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, làm giãn các mạch máu nhỏ ở ngoại vi và làm giảm huyết áp. Thuốc cũng làm giảm nồng độ lipid huyết tương và giảm nhẹ lượng đường trong máu. Những bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân bị bệnh thần kinh nên chú ý khi dùng thuốc vì có thể gây tác dụng phụ như tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.

◇Thuốc chẹn β (β-blocker): thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh giao cảm, điều hòa hoạt động của tim và giúp giảm huyết áp. Những người sử dụng thuốc hạ đường huyết hoặc insulin cần phải chú ý vì các triệu chứng hạ đường huyết sẽ khó nhận biết do hoạt động của hệ thần kinh giao cảm bị ức chế.

◇Thuốc chẹn canxi (Calcium antagonist): Nếu có quá nhiều canxi trong các tế bào của thành mạch máu, các mạch máu co lại và huyết áp tăng cao. Thuốc này có tác dụng ngăn ngừa tình trạng này xảy ra và làm giảm huyết áp.

◇Thuốc lợi tiểu (Diuretics): thuốc có tác dụng làm giảm thể tích máu và hạ huyết áp bằng cách thúc đẩy bài tiết natri. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như lượng đường trong máu, mức lipid huyết tương và nồng độ axit uric có thể tăng nhẹ.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Gout là bệnh xảy ra với các cơn đau, thường là ở ngón chân cái. Bệnh nhân dễ bị khởi phát bệnh gout khi hàm lượng axit uric đột nhiên biến động hoặc thay đổi lối sống. Tại thời điểm cơn đau gout khởi phát, bệnh nhân gần như đau dữ dội và có trường hợp không thể đi lại.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Bệnh tăng axit uric máu là tình trạng nồng độ axit uric trong máu cao (7,0 mg/dL trở lên). Axit uric giống như chất thải còn sót lại sau khi purin trong cơ thể được sử dụng để phá hủy các tế bào cũ trong quá trình trao đổi chất. Axit uric được hòa tan trong máu, được lọc qua thận và bài tiết qua nước tiểu.

Nếu để tình trạng tăng axit uric máu tiếp diễn, các tinh thể axit uric sẽ tăng dần. Vì axit uric là chất sẽ tan trong cơ thể và không tồn tại dưới dạng tinh thể, do đó bạch cầu cố gắng thực bào (hoạt động bao quanh và tiêu diệt vi khuẩn và vật chất lạ). Tinh thể axit uric được thực bào có tác dụng phá hủy bạch cầu. Do đó, gây tình trạng viêm và đem lại cảm giác đau đớn, sưng đỏ. Đây là bệnh gout. Tăng axit uric máu là bệnh gây ra bệnh gout.

https://kienthuctieuduong.vn/

 

Chia sẻ

Có hai lý do chính làm tăng nồng độ axit uric: tình trạng cơ thể sản sinh quá nhiều axit uric gọi là “sản sinh quá mức axit uric” và tình trạng sự bài tiết axit uric ở thận không đủ gọi là “suy giảm bài tiết axit uric”, trong đó . Những nguyên nhân này có liên quan đến tính di truyền, tuy nhiên ảnh hưởng của thói quen lối sống như ăn quá nhiều và thiếu tập thể dục cũng rất lớn. Lối sống như vậy cũng giống với nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Do đó, những người có axit uric cao thường là những người có lượng đường trong máu cao.

https://kienthuctieuduong.vn/

Chia sẻ

Kiểm soát đường huyết kém không có nghĩa là nồng độ axit uric sẽ tăng, nhưng nếu bệnh nhân gout mắc bệnh tiểu đường và có lượng đường trong máu cao, nồng độ axit uric sẽ có xu hướng khá thấp. Lý do được cho là bởi sự tăng bài tiết axit uric cùng với lượng nước tiểu tăng lên do bài tiết glucose.

Tăng axit uric máu và bệnh gout là những bệnh thường dễ đồng khởi phát hơn so với biến chứng của bệnh tiểu đường. Đặc biệt, những người bị rối loạn dung nạp glucose (tiền tiểu đường)-tình trạng đường huyết không tăng quá cao để được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường nhưng lại cao hơn một chút so với bình thường thường dễ bị tăng axit uric máu và bệnh gout.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tăng axit uric máu có các biến chứng như tổn thương thận, tính sỏi tiết niệu và xơ vữa động mạch (gout cũng là một biến chứng cấp tính của tăng axit uric máu). Trong số các biến chứng này, xơ vữa động mạch đặc biệt có liên quan đến rối loạn dung nạp glucose. Được biết, tình trạng xơ vữa động mạch bắt đầu tiến triển từ giai đoạn bất thường chuyển hóa glucose nhẹ trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường, và tăng axit uric máu cũng dễ dàng đồng khởi phát tại thời điểm bất thường chuyển hóa glucose nhẹ này.

Xơ vữa động mạch sẽ tiến triển ngay cả khi lượng đường trong máu và axit uric tăng cao một chút nhưng không được chẩn đoán bệnh tiểu đường và gout. Tất nhiên, nếu được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh gout, điều quan trọng là phải điều trị đồng thời cả hai bệnh.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Giới hạn nồng độ axit uric hoàn tan trong máu là 7.0 mg/dL, và nếu nhiều hơn mức này, bệnh nhân sẽ được chẩn đoán bị tăng axit uric máu. Trường hợp tiến hành điều trị thực tế, nên duy trì kiểm soát nồng độ axit uric với tiêu chuẩn 6.0 mg/dL hoặc ít hơn để đảm bảo rằng mức axit uric không vượt quá 7.0 mg/dL.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều trị dựa trên phương pháp cải thiện lối sống. Tuy nhiên trường hợp người bị rối loạn dung nạp glucose hoặc bị tiểu đường, nếu bệnh nhân có mức axit uric từ 8 mg/dL trở lên dù không bị gout thì cũng có thể dùng thuốc để kiểm soát mức axit uric.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nội dung của phương pháp cải thiện lối sống điều trị tăng axit uric máu và bệnh gout gần giống như trong điều trị bệnh tiểu đường cụ thể là kiểm soát cân nặng, chế độ ăn uống với lượng năng lượng phù hợp, tập thể dục vừa phải, hạn chế rượu.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng vậy. Nếu hấp thụ một lượng lớn purine, lượng axit uric- một chất chuyển hóa của purine sẽ tăng lên. Tuy nhiên, vì lượng purine trong máu cao hơn nhiều so với lượng lấy từ thực phẩm, việc giảm lượng purine hấp thụ không giúp giảm đáng kể nồng độ axit uric. Trong chế độ ăn uống, điều đầu tiên cần ghi nhớ là lượng năng lượng hấp thụ phù hợp để duy trì cân nặng và sau đó là chú ý tránh hấp thụ quá nhiều purine.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các loại thuốc giúp giảm axit uric bao gồm các loại thuốc làm giảm sản sinh axit uric, các loại thuốc thúc đẩy bài tiết axit uric và chúng sẽ được kê đơn tùy theo nguyên nhân gây ra tăng axit uric.

Ngoài ra, khi nồng độ axit uric cao, nước tiểu sẽ có tính axit và tình trạng sỏi tiết niệu có thể xảy ra. Để phòng ngừa tình trạng này, thuốc làm cho nước tiểu có tính kiềm sẽ được chỉ định.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu bệnh nhân tiểu đường dùng một loại thuốc gọi là colchicine ngay sau khi cơn gout bắt đầu thì có thể giảm mức độ nghiêm trọng của cơn gout. Thuốc hoạt động bằng cách làm suy yếu tạm thời chức năng của các tế bào bạch cầu để loại bỏ axit uric, do đó làm giảm mức độ đau. Sau khi cơn gout trở nên tồi tệ hơn, colchicine không còn hiệu quả, vì vậy dùng thuốc giảm đau sẽ là một giải pháp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ