Biến chứng chung

Thông tin trong phần Hỏi & Đáp chỉ mang tính chất tham khảo. Vui lòng kiểm tra tình trạng bệnh kĩ càng với bác sĩ điều trị trực tiếp để biết thêm chi tiết. Website Kiến thức Tiểu đường không chịu trách nhiệm cho bất cứ trường hợp nào không tìm hiểu kĩ thông tin. Các thông tin tại mục này được đăng tải với mục đích hỗ trợ quá trình điều trị của bệnh nhân. Không dùng để thay thế cho chỉ dẫn của bác sĩ điều trị trực tiếp.

Một khi biến chứng xảy ra thì bệnh tiểu đường đã tiến triển tới mức khó khăn để chữa trị, việc điều trị để hạn chế sự tiến triển của bệnh rất vất vả và lâu dài. Ngoài ra, do nhiều biến chứng thường xảy ra đồng thời, nên cần phải điều trị nhiều, trong khi các phương pháp điều trị sẽ dần trở nên hạn chế. Điều trị sau khi biến chứng xảy ra tất nhiên rất quan trọng, nhưng dễ dàng hơn và hiệu quả hơn là điều trị để phòng ngừa các biến chứng không xảy ra.

Chia sẻ

Đó là duy trì điều trị bệnh tiểu đường. Nói cách khác, giữ cho mức đường huyết ở mức gần với một người khỏe mạnh, cố gắng không làm tăng đường huyết.

Chia sẻ

Các biến chứng cụ thể bao gồm bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh, hoại tử,…Mặt khác, bệnh nhân tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành (đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim), bệnh mạch máu não (nhồi máu não hoặc xuất huyết não). Ngoài ra, khi không kiểm soát lượng đường máu tốt, cũng dễ dàng gặp các bệnh nhiễm trùng như viêm phổi, viêm bàng quang, xương cũng trở nên giòn hơn,…
Trong số các biến chứng trên mà bệnh nhân tiểu đường có thể gặp phải trên, bệnh võng mạc, bệnh thận và bệnh thần kinh được gọi là “ba biến chứng chính” của bệnh tiểu đường.

Chia sẻ

Nhiều biến chứng phát sinh chủ yếu do tắc nghẽn mạch máu và dây thần kinh. Khi glucose trong máu tăng lên, lưu lượng máu trở nên đặc hơn làm trì trệ tuần hoàn máu, glucose kết hợp với hàm lượng chất béo trong máu, tích tụ trên thành mạch máu làm mạch máu hẹp lại, mạch máu trở nên giòn và dễ dàng chảy máu hơn. Ngoài ra, glucose trong máu cao còn ảnh hưởng xấu đến chức năng hoạt động của tế bào thần kinh. Bởi vì các mạch máu và dây thần kinh kéo dài khắp trên toàn bộ cơ thể, nên các biến chứng có thể xảy ra ở các bộ phận khác nhau. Đặc biệt khi tăng đường huyết thì có tác động rõ ràng trên các mạch máu nhỏ.

Chia sẻ

Điều đó không đúng. Bên cạnh tăng đường huyết, có nhiều nguyên nhân khác nhau như tăng lipid máu, tăng huyết áp, tăng insulin máu,…gây tổn hại cho mạch máu lớn. Và bởi vì những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp đồng thời các vấn đề trên, nên dễ dàng bị rối loạn mạch máu lớn (xơ vữa động mạch). Trong trường hợp bệnh tiểu đường tuýp 2, người bệnh có thể ở trong tình trạng tăng lipid máu, tăng huyết áp, tăng insulin máu trước khi được chẩn đoán, nên bệnh xơ vữa động mạch có thể đang hình thành âm thầm nhưng chưa có biến chứng lớn. Bệnh xơ vữa động mạch cũng có thể xuất hiện ở tim và não.
Để ngăn ngừa xơ vữa động mạch, hãy kiểm soát mỡ máu (cholesterol và chất béo trung tính), huyết áp cũng như mức đường huyết.

Chia sẻ

Bệnh võng mạc tiểu đường, bệnh thận tiểu đường, bệnh thần kinh tiểu đường là ba biến chứng nghiêm trọng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh võng mạc là tình trạng có những bất thường xảy ra với võng mạc của mắt, người bệnh có nguy cơ dẫn đến mù lòa, khoảng 3000 người mỗi năm ở Nhật Bản bị mù lòa do bệnh tiểu đường. Tiểu đường là nguyên nhân gây mù lòa số một ở người lớn.
Bệnh về thận là căn bệnh trong đó chức năng bài tiết thải độc tố trong máu ra ngoài bằng đường nước tiểu bị suy giảm, suy thận sẽ dẫn đến thiếu máu và bệnh nhân sẽ không thể tiếp tục cuộc sống nếu không được lọc máu. Người bệnh phải duy trì lọc máu ảnh hưởng đến cuộc sống và chi phí điều trị rất cao. Tại Việt Nam, hơn 10000 người mỗi năm điều trị lọc máu do tiểu đường, nguyên nhân bệnh tiểu đường được liệt kê ở vị trí đầu tiên dẫn đến người bệnh phải điều trị lọc máu.

Bệnh nhân bị bệnh thần kinh do tiểu đường bị suy yếu chức năng thần kinh của toàn bộ cơ thể. Bệnh sẽ tác động tới toàn bộ cơ thể chẳng hạn như bàn tay và bàn chân bị tê, đau, khi đứng đứng lên dễ bị chóng mặt, tình trạng tiêu chảy, táo bón, những vấn đề bất thường ở dạ dày-ruột, hoại thư bàn chân, rối loạn chức năng cương dương (liệt dương),…Bệnh gây đau đớn cho bệnh nhân với nhiều triệu chứng khác nhau.
Ngoài ba biến chứng lớn, xơ vữa động mạch cũng là một biến chứng của bệnh tiểu đường, dẫn đến đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ. Ngoài ra, bệnh làm giảm chức năng miễn dịch và ảnh hưởng tới hệ thống xương, xương giòn, yếu.

Chia sẻ

Đàn ông mắc bệnh tiểu đường không phải ai cũng sẽ bị rối loạn chức năng cương dương. Cũng giống như các biến chứng khác, tình trạng này là do kiểm soát đường huyết kém. Ngoài ra, nguyên nhân của rối loạn chức năng cương dương không phải chỉ do bệnh tiểu đường mà ảnh hưởng lớn nhất là tình trạng lão hóa. Ngay cả khi không bị tiểu đường, chức năng cương dương sẽ giảm dần theo tuổi tác. Mặc dù lượng đường trong máu được kiểm soát đúng cách trong bệnh tiểu đường, nhưng vẫn không thể tránh khỏi tình trạng này.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Thuốc giúp cải thiện chức năng cương dương là một loại thuốc giúp cương cứng, tăng lưu lượng máu bằng cách kéo căng mạch máu của dương vật. Những người mắc bệnh tiểu đường được cho là có tỷ lệ hiệu quả thấp hơn một chút so với những người khỏe mạnh vì các tổn thương mạch máu thường tiến triển. Nhưng nếu thuốc không hiệu quả thì cũng có cách chữa khác ngoài thuốc. Xin đừng ngại và hỏi ý kiến ​​bác sĩ.

Nếu đang dùng thuốc làm giãn mạch máu tim trong điều trị bệnh như đau thắt ngực thì không nên dùng thuốc cải thiện chức năng cương dương. Bởi nếu dùng cả hai loại thuốc, huyết áp giảm bất thường và có thể gây ra cơn đau tim. Ngoài ra, ngay cả khi không sử dụng các loại thuốc này, trường hợp bị xơ vữa động mạch tim vẫn cần lưu ý khi quan hệ tình dục. Nếu có các triệu chứng như sự cương cứng dường như là không đủ, cảm thấy muốn cương cứng nhưng không thể, xin vui lòng tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ngoài ba biến chứng lớn và bệnh xơ vữa động mạch, các biến chứng và bệnh đồng khởi phát sau đây cũng thường gặp ở bệnh nhân tiểu đường.

+ Bệnh truyền nhiễm

+ Viêm gan

+ Bệnh ngoài da

+ Bệnh nha chu

+ Loãng xương

+ Tăng lipid máu

+ Huyết áp cao

+ Gout · tăng axit uric máu

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Trong tình trạng đường huyết tăng cao, chức năng của hệ thống miễn dịch ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút suy giảm. Ngoài ra, nếu tình trạng rối loạn lưu lượng máu do tăng đường huyết xảy ra, oxy và chất dinh dưỡng không thể được cung cấp đầy đủ, do đó chức năng của các tế bào sẽ kém và các tế bào bạch cầu giúp đẩy lùi vi khuẩn và vi rút không thể được cung cấp đầy đủ đến các tế bào. Ngoài ra, tùy thuộc vào các loại vi khuẩn, một vài loại vi khuẩn có xu hướng sử dụng glucose làm nguồn dinh dưỡng, vì vậy trong tình trạng lượng đường trong máu cao, vi khuẩn có thể tăng trưởng mạnh hơn.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Có tương đối nhiều loại bệnh truyền nhiễm mà bệnh nhân tiểu đường thường hay mắc phải. Ví dụ như cảm lạnh và cúm, nhiễm trùng đường tiết niệu như viêm bàng quang, nhiễm trùng da như nấm chân, bệnh nha chu, bệnh lao, viêm phổi, viêm túi mật,…Nếu việc kiểm soát đường huyết không tốt, người bệnh dễ bị các bệnh truyền nhiễm này và cần có thời gian để điều trị.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Khi bệnh nhân tiểu đường mắc các bệnh truyền nhiễm, tình trạng kháng insulin trở nên mạnh hơn (hiệu quả của insulin không tốt), lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường. Tình trạng như vậy sẽ làm giảm chức năng miễn dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn và vi rút và kéo dài quá trình điều trị. Hơn nữa, do rối loạn lưu lượng máu khi tăng đường huyết nên dù đã điều trị bằng thuốc như kháng sinh, các thành phần của thuốc sẽ khó lan sang phần bị ảnh hưởng. Ngoài ra, có những trường hợp bệnh nhân khó nhận thấy các triệu chứng ban đầu của bệnh viêm nhiễm do có rối loạn thần kinh tiểu đường và đôi khi bệnh nhân không nhận thấy bệnh dù bệnh đã tiến triển.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Cách tốt nhất để kiểm soát các bệnh truyền nhiễm ở bệnh nhân tiểu đường là tiếp tục kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn. Bên cạnh đó, hãy chú ý đến các bệnh truyền nhiễm phổ biến như cảm lạnh và cúm (ví dụ tập thói quen súc miệng, tiêm phòng ngừa cúm,…), duy trì thể lực bằng cách ngủ đủ giấc.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Điều quan trọng là bệnh nhân tiểu đường nên đến khám bệnh tại sở y tế sớm và nhận chẩn đoán và điều trị. Điều trị bệnh truyền nhiễm ở bệnh nhân tiểu đường không khác nhiều so với những người bình thường, nhưng tần suất sử dụng kháng sinh và thuốc kháng vi-rút thường nhiều hơn.

Ngoài ra, chỉ số đường huyết của bệnh nhân tiểu đường dễ bị rối loạn khi có các bệnh truyền nhiễm, vì vậy hãy cẩn thận hơn trong việc kiểm soát đường huyết. Đặc biệt là khi bệnh nhân bị sốt thì cần phải chú ý đến tình trạng không thèm ăn, không thể ăn mà không thèm ăn và bị tiêu chảy kéo dài.

Đối với bệnh nhân tiểu đường đang điều trị bằng insulin, bệnh nhân có thể cần phải thay đổi liều lượng tiêm insulin tùy theo tình trạng bệnh. Nếu bệnh nhân không biết cách giải quyết vấn đề này nên tham khảo và nghe theo lời khuyên của bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, ngay cả những người không điều trị bằng insulin cũng có thể yêu cầu insulin tùy thuộc vào mức độ của bệnh truyền nhiễm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Trong viêm gan có các loại khác nhau như viêm gan virus, viêm gan do rượu, viêm gan tự miễn,…,nhưng phổ biến nhất trong số đó là viêm gan virus. Bệnh nhân bị viêm gan virus phần lớn là bệnh nhân tiểu đường, người ta cho rằng lý do có liên quan đến việc tăng kháng insulin do nhiễm virus. Mặc dù hầu hết các loại virus viêm gan ở Nhật Bản là loại C hoặc loại B, nhưng do những loại virus này lây nhiễm qua máu nên trong cuộc sống hàng ngày thông thường, virus có thể lây nhiễm từ người này sang người khác qua nhiều con đường (chẳng hạn như dùng chung đồ dùng dễ bị dính máu như dao cạo, trường hợp bấm lỗ tai, xăm mình với dụng cụ chưa được khử trùng đủ,…).

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi điều trị viêm gan bằng liệu pháp interferon (phương pháp điều trị để tăng khả năng miễn dịch ngăn chặn sự phát triển của virus và nhằm mục đích ngăn ngừa tiến triển của viêm gan), lượng đường trong máu có xu hướng tăng do tác dụng phụ của phương pháp này. Ngoài ra, phương pháp điều trị này cũng khiến cho bệnh võng mạc xảy ra hoặc chuyển biến xấu đi.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Rối loạn lưu lượng máu do tăng đường huyết, thiếu nước, trạng thái dễ bị nhiễm trùng,…là nguyên nhân gây ra các bệnh ngoài da khác nhau. Các bệnh nhiễm nấm như bệnh nấm chân và bệnh nấm Candida, bênh Zona gây ra bởi virus herpes,…là những bệnh phổ biến ở những người không bị bệnh tiểu đường, nhưng hiện nay đã trở nên phổ biến ở bệnh nhân tiểu đường. Bên cạnh đó, ở bệnh nhân tiểu đường còn xuất hiện các bệnh như da bàn tay cứng lại và khó kéo dãn khớp ngón tay.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh tiểu đường thì không cần điều trị đặc biệt về da liễu, nhưng nhìn chung nếu bệnh tiểu đường trở nên nặng hơn thì sẽ khó điều trị các bệnh về da hơn, vì vậy nếu bệnh nhân nhận thấy những thay đổi nhỏ trên da thì hãy kiểm tra y tế sớm. Nếu bệnh nhân tiểu đường không điều trị đúng cách bệnh nấm chân thì có thể dẫn đến hoại thư. Tất nhiên, điều quan trọng là phải quản lý tốt lượng đường trong máu.

Ngoài ra, nếu bệnh nhân đến gặp bác sĩ da liễu ở phòng khám khác thì hãy cho bác sĩ biết về bệnh tiểu đường và tên của loại thuốc điều trị tiểu đường đang sử dụng.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi nhắc đến bệnh về răng, phần lớn mọi người sẽ nghĩ đến sâu răng. Sâu răng là một bệnh về răng, nhưng bệnh nha chu là bệnh xung quanh răng. Nha chu thường diễn biến qua hai giai đoạn là “viêm nướu” trong đó tình trạng viêm xảy ra ở nướu quanh răng (nướu) và “viêm nha chu (viêm lợi chảy mủ)” trong đó răng bị lung lay do phần mô xương nâng đỡ răng bị suy giảm.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu có lượng thức ăn dư thừa trong kẽ giữa răng và nướu hoặc giữa các răng, vi khuẩn sẽ tập hợp lại và tạo thành mảng bám (cao răng). Tình trạng viêm xảy ra ở các mô xung quanh do mảng bám răng này phần lớn trở thành bệnh nha chu. Ngoài ra, nguyên nhân của bệnh nha chu còn là do răng giả và mối hàn răng không được gắn chặt và không phù hợp.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Một đặc điểm của bệnh nha chu là các triệu chứng cơ năng đau như sâu răng không rõ ràng. Vì lý do này, bệnh sẽ tiến triển mà bệnh nhân không nhận thấy.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi tình trạng viêm kéo dài, một túi nha chu được hình thành giữa răng và nướu, cao răng sẽ được hình thành trong đó và tình trạng viêm tiếp tục nặng hơn. Cũng như nướu, các mô nha chu như xương ổ răng (xương trở thành nền của răng) giảm và răng trở nên lung lay. Hơn nữa, bệnh nhân có thể cảm thấy rằng chân răng bị lộ ra. Hầu hết các mô nha chu một khi giảm sẽ không được tái tạo. Và sẽ xuất hiện tình trạng rụng răng.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Các hiện tượng có thể là triệu chứng của bệnh nha chu như chảy máu trong khi đánh răng, nướu bị sưng, thức ăn dễ bị mắc vào răng, hôi miệng nặng hơn,…Khi xuất hiện các hiện tượng này, bệnh nhân nên gặp bác sĩ nha khoa sớm. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên kiểm tra thường xuyên dù không có bất kỳ triệu chứng nào. Bởi mặc dù nhiều người nghĩ rằng “bởi vì đã đánh răng thường xuyên nên không vấn đề gì”, tuy nhiên các mảng bám sẽ vẫn tích tụ từng chút một ở răng.

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Cơ bản là bệnh nhân cần đánh răng một cách kỹ lưỡng. Hãy đánh kỹ răng sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ. Bệnh nhân nên hỏi nha sĩ làm thế nào để đánh răng đúng cách.

Số liệu thống kê đã chỉ ra rằng thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu. Bởi thuốc lá làm giảm lưu lượng máu nướu và ức chế chức năng của các tế bào bạch cầu. Để phòng ngừa các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, bệnh nhân nên cai thuốc lá.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu không chú ý đến bệnh tiểu đường mà chỉ điều trị nha khoa thì sẽ không đạt hiệu quả điều trị. Lý do là có liên quan đến tình trạng dễ nhiễm trùng do tăng đường huyết và tính kháng insulin. Hơn nữa, trong tình trạng kiểm soát đường huyết không đặc biệt tốt, có khả năng bệnh nhân không thể tự điều trị nha khoa đúng cách vì quá trình lành vết thương chậm và nguy cơ nhiễm trùng tăng lên.

Ngoài ra, khi bệnh nhân được điều trị nha khoa, hãy nói với nha sĩ của về tình trạng bệnh tiểu đường và nếu bệnh nhân đang sử dụng thuốc (thuốc uống hoặc tiêm insulin) thì cũng nên nói về điều đó.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có thể nói rằng bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không cần phải lo lắng ngay lập tức về các biến chứng mãn tính của bệnh tiểu đường (biến chứng xảy ra do thời gian tăng đường huyết kéo dài), nhưng nếu việc điều trị sau khi khởi phát bệnh không tốt, các biến chứng sẽ xảy ra sau đó. Ngay cả khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường lần đầu tiên ở tuổi 65, nếu tuổi thọ của bệnh nhân là 80 tuổi thì thời gian mắc bệnh là 15 năm. Kiểm soát đường huyết kém có thể dẫn đến các biến chứng xuất hiện lúc cuối đời.

Ngoài ra, cũng có khả năng những người không kiểm tra y tế thường xuyên nên không phát hiện được bệnh tiểu đường sớm hơn. Bên cạnh đó, các biến chứng có thể xuất hiện sớm hơn ​​nếu thời gian của giai đoạn tiền tiểu đường trước khi được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường quá dài hoặc nếu có các bệnh khác như tăng huyết áp và tăng lipid máu.

Hơn nữa, bệnh tiểu đường không chỉ có các biến chứng mãn tính mà còn có các biến chứng cấp tính như hôn mê tăng thẩm thấu. Biến chứng mãn tính là những biến chứng phổ biến ở người cao tuổi bất kể thời gian mắc bệnh tiểu đường.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng như vậy, nhưng ngay cả khi có các biến chứng và bệnh khác đồng khởi phát, vẫn có một phương tiện để trì hoãn sự tiến triển của bệnh và làm giảm các triệu chứng. Nếu bệnh nhân từ bỏ và không tự quản lý hoặc đến bệnh viện, bệnh nhân có thể bỏ lỡ các biến chứng và bệnh đồng khởi phát mới, điều này có thể dẫn đến các tình trạng y tế nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, các biến chứng của bệnh tiểu đường có thể cản trở, trì hoãn việc phát hiện ra các bệnh khác.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Ví dụ, nếu bệnh nhân có thị lực kém do biến chứng bệnh võng mạc tiểu đường thì sẽ khó kiểm tra bàn chân hàng ngày. Điều này có thể trì hoãn việc nhận ra tình trạng loét chân và hoại thư. Ngoài ra, nếu do rối loạn thần kinh tiểu đường mà bệnh nhân không nhận ra các cơn đau trở nên tồi tệ hơn, bệnh nhân có thể bỏ lỡ cơ hội điều trị đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Tần suất của các bệnh đồng khởi phát khác ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi đang tăng lên, nhưng trong những năm gần đây, mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường ở người cao tuổi và chứng loạn trí và trầm cảm càng trở nên gần hơn. Không rõ cả hai bệnh này có liên quan đến bệnh tiểu đường như thế nào, nhưng người ta thấy rằng tần suất khởi phát bệnh này ở người cao tuổi bị tiểu đường cao hơn một chút so với những người không mắc bệnh tiểu đường. Cho đến nay, có rất ít phương pháp điều trị hiệu quả cho các bệnh này, nhưng gần đây, các loại thuốc điều trị mới đã có sẵn, vì vậy việc phát hiện sớm và điều trị sớm là tốt hơn bao giờ hết.

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng vậy. Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi cần chú ý đặc biệt đến các cơn hôn mê tăng áp lực thẩm thấu và tình trạng nhồi máu nguy hiểm xảy ra khi mất nước.

>> Xem thêm câu hỏi: Có đặc biệt nhiều bệnh đồng khởi phát khác ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Khi bệnh nhân cao tuổi, có thể khó cảm thấy khát hơn. Bởi vì điều này, bệnh nhân tiểu đường cao tuổi thường bị mất nước mà không nhận thấy ngay cả khi lượng nước trong cơ thể giảm hoặc tăng đường huyết.

>> Xem thêm câu hỏi: Ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi, không chỉ cần chú ý các biến chứng mãn tính mà cả những biến chứng cấp tính nữa đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

 

Chia sẻ

Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu là sự kết hợp giữa mất nước và tăng đường huyết dẫn đến hôn mê nguy hiểm.

Các tình trạng này nếu không đối phó kịp thời có thể dẫn đến cái chết. Các cơn nhồi máu là nhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Mất nước làm cho máu trở nên đặc hơn, khiến cục máu đông hình thành trong các mạch máu và gây tắc nghẽn mạch máu. Tình trạng này xảy ra trong các động mạch của não gọi là nhồi máu não và xảy ra trong các động mạch của cơ tim gọi là nhồi máu cơ tim. Cả hai đều là những căn bệnh đáng sợ thường dẫn đến tàn tật và tử vong.

>> Xem thêm câu hỏi: Tình trạng mất nước có thường xuyên xảy ra ở bệnh nhân tiểu đường cao tuổi không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Bệnh nhân tiểu đường cao tuổi nên chắc chắn uống nhiều nước (đồ uống không chứa đường, nước hoặc trà). Nên uống nửa cốc nước đều đặn trước khi ngủ.

>> Xem thêm câu hỏi: Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu và các cơn nhồi máu là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Rối loạn chức năng tình dục nam do bệnh tiểu đường (chủ yếu là ED) cũng như các biến chứng khác của bệnh tiểu đường, bị gây ra bởi tình trạng tăng đường huyết kéo dài trong một thời gian, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh và mạch máu. Không có nhiều khả năng để trở thành một ED trong giai đoạn 23~30 tuổi. Nếu nếu nam giới bị ED khi cao tuổi, nó có thể không phải do bệnh tiểu đường mà là những lý do khác như ED do tâm lý.

>> Xem thêm câu hỏi: Làm thế nào bệnh nhân tiểu đường cao tuổi có thể ngăn ngừa mất nước?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Việc kiểm soát đường huyết ở phụ nữ sẽ bị ảnh hưởng trong chu kỳ kinh nguyệt. Lượng đường trong máu có xu hướng tăng trong giai đoạn thân nhiệt tăng cao trước khi có kinh nguyệt và lượng đường trong máu có xu hướng giảm khi thân nhiệt giảm khi bắt đầu có kinh nguyệt. Sự khác biệt nhỏ hay lớn tùy thuộc vào mỗi người, và làm cho sự kiểm soát lượng đường trong máu bị xáo trộn. Trong trường hợp đó, bệnh nhân cần đo nhiệt độ cơ thể và điều chỉnh lượng tiêm insulin.

Ngoài ra, người ta nói rằng phụ nữ trẻ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 sau tuổi thiếu niên có thể có tần suất bị rối loạn ăn uống cao hơn một chút. Nếu phụ nữ quá gầy do rối loạn ăn uống, chu kỳ kinh nguyệt có thể bị xáo trộn hoặc vô kinh. Tuy nhiên, vẫn chưa có số liệu thống kê rõ ràng chỉ ra rằng rối loạn ăn uống xảy ra thường xuyên ở phụ nữ bị tiểu đường hơn so với phụ nữ không mắc bệnh tiểu đường.

>> Xem thêm câu hỏi: Đàn ông mắc bệnh tiểu đường được cho là dễ bị ED (rối loạn cương dương). Điều đó không ảnh hưởng đến hôn nhân của bệnh nhân?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Có nhiều trường hợp trẻ bị tiểu đường không được điều trị bệnh do không có các triệu chứng cơ năng. Nếu nhận biết được bệnh tiểu đường sớm hơn, trẻ có thể đạt được sự kiểm soát đường huyết tốt hơn. Để đạt được điều này, điều cần thiết là cha mẹ phải hiểu bệnh tiểu đường ở trẻ em.

>> Xem thêm câu hỏi: ED là một vấn đề của nam giới, nhưng nó có ảnh hưởng gì đến phụ nữ mắc bệnh tiểu đường khi còn trẻ không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai cần chú ý hơn đến tình trạng ketosis. Đây là tình trạng dễ xảy ra trong thai kỳ và được cho là nguyên nhân gây dị tật thai nhi cùng với tăng đường huyết. Ngoài ra, trong trường hợp thai phụ bị nhiễm ketoacidosis, gánh nặng cho thai nhi cũng như người mẹ là vô cùng nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong thai nhi trong tử cung.

>> Xem thêm câu hỏi: Tại sao các biến chứng có nhiều khả năng xảy ra ở trẻ bị tiểu đường?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi phụ thuộc vào “đường huyết” được cung cấp qua nhau thai. Khi mang thai, cơ thể người mẹ cố gắng gửi đường trong máu tốt nhất cho thai nhi, vì vậy khả năng phân hủy chất béo và tạo ra axit béo tự do để bổ sung năng lượng của chính thai phụ trở nên tích cực hơn bình thường. Kết quả là thể ketone tăng lên.

Ngoài ra, ở giai đoạn đầu của thai kỳ, do ốm nghén, lượng hấp thụ thực phẩm giảm và tình trạng mất nước có khả năng xảy ra, điều này cũng gây ra ketosis và ketoacidosis.

>> Xem thêm câu hỏi: Phụ nữ bị tiểu đường khi mang thai cần chú ý tình trạng ketosis đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Để ngăn ngừa tình trạng tăng đường huyết sau ăn và để giảm giờ đói bụng ở thai phụ bị tiểu đường, có một phương pháp ăn trong 6 bữa ăn thay vì 3 bữa một ngày. Đặc biệt là khi thời gian từ bữa tối đến bữa sáng ngày hôm sau dài, hãy cố gắng ăn thứ gì đó từ từ làm tăng mức đường trong máu như các sản phẩm từ sữa, vì tần suất xảy ra tình trạng ketosis trước bữa sáng cao.

>> Xem thêm câu hỏi: Nguyên nhân của tình trạng ketosis khi mang thai là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm viêm bàng quang, viêm vùng chậu và viêm bể thận. Khi phụ nữ bị tiểu đường mang thai, tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu có khả năng xảy ra do bàng quang và niệu quản bị chèn ép trong tử cung có thai nhi đang phát triển và nước tiểu có xu hướng tích tụ lại. Ngoài ra, khi lượng đường trong máu cao, không chỉ nhiễm trùng đường tiết niệu mà còn có nhiều bệnh nhiễm trùng khác nhau có thể xảy ra, do đó, nhiễm trùng đường tiết niệu có thể cần chú ý hơn trong thai kỳ. Biện pháp đối phó với tình trạng này là giữ cho khu vực sinh dục sạch sẽ, thoáng mát.

>> Xem thêm câu hỏi: Phương pháp để phòng ngừa ketoacidosis ở phụ nữ mang thai bị tiểu đường là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Nếu phụ nữ bị bệnh võng mạc hoặc bệnh thận tiểu đường trước khi mang thai, các bệnh này có thể tiến triển nhanh chóng trong khi mang thai, vì vậy phụ nữ bị tiểu đường cần phải kiểm tra sức khỏe cẩn thận. Ngoài ra, khi mang thai, cũng cần kiểm tra xem thai nhi có phát triển khỏe mạnh hay có bất kỳ vấn đề nào xảy ra với thai phụ bị tiểu đường như nhiều nước ối và tăng huyết áp thai kỳ để có thể điều trị kịp thời.

>> Xem thêm câu hỏi: Nhiễm trùng đường tiết niệu là gì? Mối quan hệ của tình trạng này với phụ nữ mang thai bị bệnh tiểu đường là gì?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Đúng vậy. Người ta nói rằng những người thuộc nhóm tiền tiểu đường thường bị xơ vữa động mạch, nhưng vì không có tiêu chuẩn để xác định tình trạng bệnh, hầu hết mọi người thường bỏ qua không nhận thức được bệnh. Tuy nhiên, khi các tiêu chuẩn chẩn đoán hội chứng chuyển hóa đã được thiết lập, có thể nói rằng nhiều người thuộc nhóm tiền tiểu đường hiện có thể được chẩn đoán các bệnh về hội chứng chuyển hóa và từ đó dẫn đến việc dễ dàng điều trị hơn.

>> Xem thêm câu hỏi: Những biến chứng tiểu đường nào cần lưu ý khi mang thai?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

Biến chứng của bệnh tiểu đường chủ yếu là do những tổn thương mạch máu, nếu mạch máu bị tổn thương là mạch máu nhỏ thì gọi là tổn thương vi mạch, nếu mạch máu bị tổn thương là mạch máu lớn thì gọi là tổn thương đại mạch (xơ vữa động mạch). Trong số đó, biến chứng đặc trưng của bệnh tiểu đường, biến chứng xảy ra bởi ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng lượng đường trong máu tăng cao, người ta thường gọi là “ba biến chứng chính” của bệnh tiểu đường. Sự xuất hiện của ba biến chứng chính này là giống nhau ở nam và nữ. Tuy nhiên, ED (rối loạn cương dương), một trong những biến chứng phát sinh từ bệnh lý thần kinh và rối loạn mạch máu, là một biến chứng đặc trưng của nam giới.

>> Xem thêm câu hỏi: Những người thuộc nhóm tiền tiểu đường bị hội chứng chuyển hóa sẽ có những lo lắng về sự tiến triển xơ vữa động mạch và sự khởi phát bệnh tiểu đường đúng không?

https://kienthuctieuduong.vn

Chia sẻ

 

Biến chứng ở bàn chân là một trong số những biến chứng nguy hiểm do bệnh tiểu đường gây ra, nếu không được chữa trị kịp thời chắc chắn sẽ nguy hiểm đến tính mạng. 

Ở những người bị tiểu đường, các biến chứng trong đó có biến chứng ở chân do bệnh thần kinh hay tổn thương, lở loét sẽ gây khó khăn cho việc lưu thông máu, lâu chữa lành, không giữ vệ sinh sạch sẽ sẽ bị nhiễm trùng. Bên cạnh đó, những người bị bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ bị bệnh khớp làm thoái hóa dần dần khớp xương, dẫn đến mất xương và biến dạng.

Thông thường người bị tiểu đường ít khi nhận ra các biến chứng ở chân ngay lập tức. Xuất phát từ tổn thương thần kinh ngoại biên và giảm tưới máu do xơ vữa mạch, bàn chân bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Một số bệnh thường gặp là: nấm da chân, nấm móng, các vết chai sạn, phỏng nước, ngón chân vẹo ngoài, loét da, ngón chân hình búa…Vậy nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng biến chứng ở chân là gì?

1. Nguyên nhân dẫn đến biến chứng ở bàn chân người bị tiểu đường

Khi lượng đường trong máu cao không thể kiểm soát, những người bị tiểu đường dễ mắc bệnh thần kinh ngoại vi hoặc bị tê, mất cảm giác do tổn thương, đặc điểm quan trọng là họ ít khi cảm giác đau đớn như người không bị tổn thương thần kinh. 

Máu lưu thông kém làm chậm quá trình chữa lành các vết thương, gây nguy cơ cao bị nhiễm trùng, vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy khi phát hiện, ngay lập tức phải kiểm tra các vết chai sạn, lở loét, vết cắt… đây là một phần rất quan trọng của việc điều trị bệnh tiểu đường. 

Theo báo cáo năm 2011 được đăng tải trên tờ báo Diabetic Medicine thông qua một cuộc khảo sát và nghiên cứu đã chỉ ra có đến 23 – 60% những người bị tiểu đường hiếm khi kiểm tra tình trạng của bản thân. Đó là lý do vì sao khi bắt đầu điều trị, bác sĩ thường ưu tiên kiểm tra bàn chân mỗi lần khám và kiểm tra xúc giác ở bàn chân một lần mỗi năm.

2. Lời khuyên dành cho người bị mắc bệnh tiểu đường bị thương ở chân

Khi nhận thức được mức độ nguy hiểm của tình trạng bị thương ở chân, người bị bệnh tiểu đường cần phải liên hệ và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ ngay lập tức. Bên cạnh đó, trong cuộc sống hằng ngày cũng cần điều chỉnh các thói quen có hại, chế độ ăn uống, sinh hoạt đảm bảo an toàn tốt nhất. Bao gồm:

2.1. Giữ vệ sinh sạch sẽ

Điều kiện hàng đầu để giúp bàn chân không bị tổn thương nặng nề nhất đó chính là luôn giữ vệ sinh sạch sẽ. Thường xuyên rửa chân bằng xà bông và nước sạch, không dùng các loại khăn bẩn, các loại khăn dùng chung để lau chân. Đặc biệt không nên để móng dài, vì điều này cản trở việc giữ vệ sinh cho chân, cũng dễ tạo môi trường cho vi khuẩn xuất hiện. 

2.2. Bổ sung các kiến thức cơ bản nhất về các bệnh ở chân

Về cơ bản biến chứng ở chân thường gặp đối với người bệnh tiểu đường, chưa kể bệnh còn có nhiều dạng khác nhau. Chính vì vậy hãy đọc các kiến thức về bệnh, các dấu hiệu có thể liên hệ đến bệnh. Trong số đó, chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét.

Đồng thời người bệnh cần kiểm tra chân hằng ngày, trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Các vết thương tại chân ở người mắc bệnh tiểu đường có thể nhanh chóng chuyển biến xấu dẫn đến hoại tử.

2.3. Đeo giày kích cỡ phù hợp

Bàn chân chịu sự tác động của diện tích giày sẽ ngày càng tổn thương nặng hơn, dễ nhiễm trùng. Do đó, người bệnh nên chọn các loại giày dép phù hợp, tuyệt đối không để chân trần ngay cả khi ở nhà. 

2.4. Thư giãn và nâng cao chân nếu chân bạn bị chấn thương

Việc làm này nghe có vẻ đơn giản nhưng nếu bạn không làm đúng cách chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng đến bàn chân. Chân bị thương luôn cần ở trong tình trạng thư giãn, thoải mái, thường xuyên vận động nhẹ, nâng cao chân. 

2.5. Không được hút thuốc

Thuốc lá chứa một lượng cacbon dioxit cao, loại chất này sẽ gây cản trở oxy và hồng cầu kết hợp với nhau. Bên cạnh đó còn là chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, dẫn đến tình trạng khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin.

2.6. Tìm đến chuyên gia để chăm sóc móng chân và các mô sẹo.

Không ai có thể tự kiểm soát được mức độ bệnh của mình nếu không nhận được sự hướng dẫn cụ thể. Đối với vùng bàn chân, người bệnh cần có sự tư vấn để chăm sóc móng chân và các mô sẹo một cách cẩn thận nhất. Khi có vết loét, vết cắt, vết thương, đau nhức, sưng, đỏ, vùng da bị nóng hoặc dị tật… phải đi kiểm tra ngay lập tức. 

Chia sẻ