Bệnh tiểu đường và “Điều trị bệnh trầm cảm”
Nghiên cứu với đối tượng là 16,000 người ở 15 quốc gia bao gồm Nhật Bản đã chỉ ra tại nơi làm việc, nếu cấp dưới có thể chia sẻ với cấp trên về tình trạng bất ổn tâm lý của bản thân sẽ giúp cải thiện tình trạng nơi làm việc tốt hơn. Tại Nhật Bản, tỷ lệ chú trọng hỗ trợ về bệnh trầm cảm của nhân viên tại nơi làm việc là thấp nhất 16%.
Danh mục nội dung
1. Nên chia sẻ tình trạng bất ổn tâm lý của bản thân. Giải thoát khỏi bệnh trầm cảm giúp tăng năng suất làm việc
Một cuộc khảo sát với đối tượng là 16,018 người ở 15 quốc gia bao gồm Nhật Bản đã chứng minh rằng “Sự thấu hiểu và hỗ trợ từ cấp trên là cần thiết trong việc giảm tần suất nghỉ việc của người lao động bị trầm cảm.”
Các bệnh tâm thần trong đó có bệnh trầm cảm gây những tác động lớn đến các cá nhân và xã hội. Bệnh trầm cảm là bệnh mà những người đang làm việc rất dễ mắc phải. Theo thống kê, trong 6,8 người có 1 người (14,7%) đang gặp vấn đề về sức khỏe tinh thần tại nơi làm việc.
Nghiên cứu được thực hiện bởi Sarah Evan Lacko của nhóm nghiên cứu dịch vụ xã hội cá nhân của Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị London (LSE) và được công bố trên tạp chí y khoa “BMJ Open”.
Evan Lacko cho biết “Nếu người thuê lao động từ chối tạo cơ hội cho người lao động chia sẻ về bệnh trầm cảm thì người lao động đó sẽ không muốn làm việc hoặc dù tiếp tục làm việc thì năng suất sẽ giảm. Nếu cấp trên tích cực hỗ trợ xử lý vấn đề về tinh thần của nhân viên, có thể thay đổi môi trường làm việc. Ngay cả các nhà quản lý tích cực hỗ trợ đối phó với các vấn đề, nơi làm việc có thể thay đổi”.
2. Tỷ lệ chú trọng hỗ trợ bệnh trầm cảm của nhân viên tại Nhật Bản là thấp nhất 16%
Đối tượng nghiên cứu tổng cộng là 16,018 nhân viên và quản lý từ 7 quốc gia châu Âu (Đan Mạch, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Vương quốc Anh, Thổ Nhĩ Kỳ), và 8 quốc gia Nam Mỹ và châu Á (Brazil, Canada, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mexico, Nam Phi, Hoa Kỳ).
3 quốc gia có tỷ lệ cao nhất về sự hỗ trợ của cấp trên với bệnh trầm cảm của nhân viên trong tổng số 15 quốc gia lần lượt là (1) Mexico (67,3%), (2) Nam Phi (56,3%), (3)Tây Ban Nha (56,0% ). Ngược lại quốc gia có tỷ lệ thấp nhất là (15) Nhật Bản (16,0%), (14) Hàn Quốc (28,7%), Đức (39,0%). Nhật Bản là thấp nhất.
3 quốc gia có tỷ lệ cao nhất về việc cấp trên không chú trọng hỗ trợ về bệnh trầm cảm của nhân viên lần lượt là (1) Hàn Quốc (30,2%), (2) Trung Quốc (27,0%), (3) Ý (13,0%). Nhật Bản xếp vị trí thứ 5 với 9,0%.
Việc nghỉ phép cũng liên quan nhiều đến sự khởi phát bệnh trầm cảm. Những người có trình độ học vấn cao hơn và những người làm việc trong các công ty quy mô nhỏ có xu hướng dễ xin nghỉ phép hơn.
3. Người bệnh tiểu đường có dễ bị trầm cảm không?
Bệnh trầm cảm là một căn bệnh quen thuộc với tất cả mọi người. Người ta nói rằng trong 15 người Nhật Bản sẽ có 1 người bị trầm cảm một lần trong đời, tuy nhiên những người mắc bệnh tiểu đường thường dễ có triệu chứng trầm cảm hơn gấp đôi những người không mắc bệnh tiểu đường. Ngoài ra, những người bị trầm cảm thường bị căng thẳng nhiều và có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường.
Bệnh trầm cảm không chỉ ảnh hưởng đến tâm trí mà còn ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh. Bệnh sẽ ảnh hưởng đến các chức năng điều tiết hoạt động của cơ thể như hoạt động của hệ thống thần kinh tự trị và tiết hormone. Nếu những người tiểu đường bị trầm cảm, sẽ có những ảnh hưởng xấu như tác dụng insulin yếu đi và khó duy trì việc kiểm soát đường huyết ổn định.
Bên cạnh đó, bệnh trầm cảm làm giảm sự hăng hái và sự tập trung của người bệnh, là căn bệnh khó nhập viện điều trị theo kế hoạch hoặc theo 1 loại thuốc quy định, ngoài ra bệnh nhân trầm cảm khó duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh và vận động thường xuyên.
Mặt khác, bệnh trầm cảm cũng là một căn bệnh có thể can thiệp y tế. Nhân viên y tế tại nơi làm việc như bác sĩ, y tá, nhà tâm lý,…có đủ kiến thức về trầm cảm sẽ giúp phát hiện sớm dấu hiệu bệnh, hợp tác với người quản lý tại nơi làm việc và có biện pháp thích hợp để cải thiện tình trạng bệnh…
Những người đang sống với bệnh tiểu đường cần phải chú ý không chỉ sức khỏe thể chất mà còn là sức khỏe của tinh thần. Tuy nhiên, trong thực tế, có rất nhiều trường hợp do bệnh nhân có suy nghĩ “Không muốn mang lo lắng đến cho gia đình và đến chỗ làm” mà tự mình giữ phiền muộn và không chia sẻ với ai, điều này dễ gây trầm cảm.
4. Biết về trầm cảm làm giảm các tổn thất tiêu cực
Evan Lacko cho biết “Trầm cảm là một căn bệnh mắt thường không nhìn thấy. Những người bị trầm cảm thường có xu hướng che giấu bệnh cho đến một thời điểm nhất định. Và khi bệnh nhân ở trong môi trường làm việc nơi nhân viên không thể công khai nói về bệnh trầm cảm, xu hướng che giấu bệnh càng trở nên phổ biến. Trường hợp hiệu quả công việc của nhân viên giảm xuống mà không rõ lý do, có thể đó là do bệnh trầm cảm.”
Trong các nghiên cứu trước đây, người ta đã phát hiện ra rằng khoảng 70% người lao động bị bệnh tâm thần trong đó có bệnh trầm cảm có xu hướng giấu bệnh của mình. Người ta cho rằng nguyên nhân là bởi cảm giác sợ hãi và mặc cảm, lo sẽ bị mất việc và lo sẽ không thể tiếp tục làm việc.
Evan Lacko chỉ ra rằng “Để duy trì một môi trường làm việc tốt, người quản lý cần được đào tạo để xây dựng một môi trường làm việc hiệu quả, để nhận ra những thay đổi về tình trạng sức khỏe của nhân viên sớm và cung cấp giải pháp hỗ trợ kịp thời. Kết quả là vừa có thể giúp nhân viên vừa giảm tổn thất tiêu cực.”
Bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm có mối quan hệ nhân quả với nhau. Người bị trầm cảm thường bị căng thẳng kéo dài và đây là nguyên nhân dẫn đến bệnh tiểu đường đặc biệt là tiểu đường tuýp 2. Vì vậy cần luôn giữ tinh thần thoải mái để có thể phòng ngừa cả bệnh tiểu đường và bệnh trầm cảm.
https://kienthuctieuduong.vn/
(Nguồn: Viện nghiên cứu thông tin y tế và sức khoẻ Nhật Bản)