Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ

Cỡ chữ:
A A

Những loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ cho người bệnh đang được quan tâm hiện nay là gì? Người bị tiểu đường nên sử dụng những loại thuốc đó như thế nào?

Các loại thuốc chữa tiểu đường hiện nay đều tập trung vào việc ức chế phân giải đường từ gan (biguanid – Metformin), kích thích các tế bào beta tuyến tụy sản xuất insulin, tăng sự nhạy của cơ thể với insulin. Trong khi đó có những phương hướng nghiên cứu khác mang lại hiệu quả tập trung vào việc cải thiện hormone incretin, kích thích sản xuất insulin trong cơ thể và làm chậm quá trình tiêu hóa ở dạ dày. Dưới đây là một số loại thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả cho người bệnh.

1. Các loại thuốc chữa tiểu đường hiện nay

1.1 Byetta (Exnatide)_thuốc chữa tiểu đường của Mỹ mới nhất bắt chước tác dụng của incretin

Byetta là loại thuốc đầu tiên được chấp thuận để chữa bệnh tiểu đường tuýp 2 do cơ chế bắt chước tác dụng của hormone incretin.

Thuốc chữa tiểu đường 1
Sử dụng Byetta theo sự chỉ dẫn của bác sĩ (ảnh: Internet)

– Cơ chế hoạt động: làm tăng bài tiết insulin tuyến tụy, giảm tác dụng của glucagon (loại hormone làm tăng lượng đường trong máu) và chậm hấp thu glucose từ ruột.

– Kết hợp với các loại thuốc khác: Byetta thường được phối hợp cùng các nhóm thuốc khác để làm giảm đường huyết ở những bệnh nhân không đáp ứng với Metformin hoặc đã kết hợp Metformin cùng các nhóm thuốc khác.

– Một số lưu ý khác khi sử dụng loại thuốc này:

+ Dùng thuốc 2 lần mỗi ngày sau khi ăn, tiêm vào tĩnh mạch

+ Người bệnh giảm cân nhanh chóng do giảm cảm giác thèm ăn

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 1 không được sử dụng loại thuốc này

+ Gây tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, hạ đường huyết, đau bụng, tăng tiết mồ hôi,…

1.2 Bydureon (Exenatide)_ thuốc chữa tiểu đường có tác dụng kéo dài trong 7 ngày

Bydureon có tác dụng làm giảm lượng đường trong máu ở người lớn bị tiểu đường tuýp 2.

– Thuốc được sử dụng kết hợp với chế độ ăn uống và luyện tập khoa học.

– Thuốc Bydureon không được dùng cho những người mới bị bệnh tiểu đường.

– Do là loại thuốc có tác dụng kéo dài nên chỉ cần tiêm Bydureon mỗi lần một tuần.

Thuốc chữa tiểu đường 2
Thuốc chữa tiểu đường có tác dụng kéo dài trong 7 ngày (ảnh: Internet)

– Chú ý khi sử dụng:

+ Không được kết hợp tiêm Bydureon với Byetta.

+ Những người đang chạy thận nhân tạo, chậm tiêu hoá, nhiễm toan ceton, ung thư tuyến giáp không nên sử dụng Bydureon.

+ Phải dừng sử dụng ngay nếu có những triệu chứng đau bụng dữ dội lan sau lưng, kèm cảm giác buồn nôn, gây ói mửa, tim đập nhanh,…

cta kiến thức tiểu đườngGiải đáp thắc mắc: “Khi nào bệnh nhân tiểu đường phải sử dụng liệu pháp bằng thuốc?” TẠI ĐÂY

1.3 Thuốc Victoza (Liraglutide)

Victoza được phê duyệt năm 2009. Thuốc được sử dụng để chữa trị bệnh tiểu đường tuýp 2, giúp làm giảm đường huyết, ngăn chặn biến chứng tim mạch của bệnh tiểu đường như đau tim, đột quỵ, tử vong,…

Một số chú ý khi sử dụng:

+ Mỗi ngày tiêm một lần

Thuốc chữa tiểu đường 3
Liều lượng chỉ định một ngày một lần (ảnh: Internet)

+ Những người bệnh thận, đang chạy thận nhân tạo, đang bị đau bụng, tiêu chảy phải thật thận trọng khi sử dụng.

1.4 Symlin (Pramlintide acetate) – loại thuốc duy nhất được FDA chấp thuận cho người chữa trị tiểu đường tuýp 1

Thuốc tiêm được dùng cho người bị bệnh tiểu đường tuýp 1 hoặc tiểu đường tuýp 2 đang điều trị bằng insulin. Có tác dụng làm giảm glucose trong máu, giúp người bệnh giảm cân hiệu quả.

Thuốc chữa tiểu đường 4
Loại thuốc có thể dùng cho người tiểu đường tuýp 1 (ảnh: Internet)

Lưu ý khi sử dụng thuốc:

+ Thuốc được tiêm sau bữa ăn

+ Chống chỉ định tiêm cùng lúc với insulin

+ Thuốc có thể gây cảm giác buồn nôn và hạ đường huyết cho người bệnh

cta kiến thức tiểu đườngNhững hướng dẫn uống thuốc tiểu đường đúng cách mà người bệnh tiểu đường nên tham khảo để hạn chế những tác dụng phụ có thể xảy ra

1.5 Viên uống Januavia (Sitagliptin), Onglyza (Saxagliptin) và Tradjenta (Linagliptin)

Thuốc chữa tiểu đường viên uống chữa người tiểu đường tuýp 2, thường có ít tác dụng phụ. Cơ chế hoạt động của thuốc là làm chậm sự phân hủy của incretin, từ đó giúp quá trình giải phóng insulin kéo dài, giảm lượng đường huyết hiệu quả cho người sử dụng.

Thuốc chữa tiểu đường 5
Viên uống Januavia (Sitagliptin) (ảnh: Internet)

– Lưu ý khi sử dụng:  

+ Người bệnh tiểu đường tuýp 2 có biến chứng thận nên thận trọng khi dùng.

+ Thuốc uống một lần mỗi ngày.

cta kiến thức tiểu đườngĐọc thêm chi tiết: Thuốc kết hợp điều trị bệnh tiểu đường

2. Kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý

Người tiểu đường sử dụng thuốc chữa tiểu đường phải kết hợp với chế độ ăn uống được điều chỉnh tùy từng bệnh nhân và theo mục tiêu điều trị của bác sĩ.

2.1 Chế độ dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc tiểu đường cần phải đảm bảo những mục tiêu cốt lõi dưới đây:

– Đảm bảo năng lượng, giữ cân nặng cơ thể ở mức bình thường, đối với bệnh nhân tiểu đường đang thừa cân, phải điều chỉnh cân nặng hợp lý.

– Chế độ ăn phải đảm bảo đầy đủ protein, lipit, hàm lượng tinh bột cần thiết.

– Duy trì thói quen ăn uống đúng giờ, chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ, 6-7 bữa trong ngày sẽ kiểm soát được lượng đường trong máu.

– Ăn uống hợp lý, lành mạnh, hạn chế những loại đồ ngọt và chứa nhiều chất béo có hại cho sức khỏe.

Thuốc chữa tiểu đường 6
Người tiểu đường kiểm soát lượng đường trong máu bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý (ảnh: Internet)

 cta kiến thức tiểu đườngĐọc bài viết “Cơ bản về chế độ ăn uống cho người tiểu đường” để tham khảo về cách ăn uống khoa học

2.2 Vận động hợp lý để ổn định lượng đường trong máu

Vận động hợp lý cũng giúp kiểm soát tốt lượng đường trong máu và giảm các biến chứng của bệnh tiểu đường. Vận động giúp làm tăng sử dụng năng lượng, chất béo, chất bột đường, giúp người bệnh ổn định đường huyết, mỡ máu và giảm cân. Vận động cũng giúp cho người bệnh khỏe khoắn, nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm áp lực trong cuộc sống.

Thuốc chữa tiểu đường 7
Chạy bộ mỗi ngày giúp giảm biến chứng của bệnh tiểu đường (ảnh: Internet)

Một số lưu ý khi vận động

– Nên vận động thường xuyên trong tuần: khuyến khích từ 3 – 5 ngày.

– Nên vận động ở mức độ nhẹ và trung bình, dành thời gian từ 20 -30 phút mỗi ngày

– Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ xem tình trạng bệnh của mình phù hợp với loại vận động nào. Những môn thể dục thích hợp với người tiểu đường là : đi bộ, đạp xe, bơi lội, dinh dưỡng,…

– Nên vận động nhẹ nhàng sau bữa ăn giúp người tiểu đường hạ đường huyết.

– Người bệnh nên chú ý đem theo đồ ăn có đường để phòng tránh trường hợp hạ đường huyết trong thời gian vận động.

– Không nên vận động lúc đói, giảm tình trạng hạ đường huyết.

– Bệnh nhân bị tiểu đường có biến chứng hạn chế vận động hơn, có thể chỉ vận động với mức độ nhẹ.

Những trường hợp không nên vận động ở người bệnh

– Người có mức đường huyết <70 mg/dL ( <3,9 mmol/L).

– Người bệnh có ceton trong nước tiểu và đường huyết > 250mg/dL ( 13,9 mmol/L).

– Sau thời gian luyện tập người bệnh bị những cơn đau thắt ngực.

– Người bệnh không có ceton trong nước tiểu nhưng lượng đường huyết lại tăng cao trên 300mg/dL ở người tiểu đường tuýp 1 và 400 mg/dL ở người tiểu đường tuýp 2.

>> XEM NGAY: “Chế độ tập luyện cho bệnh nhân tiểu đường” 

Các loại thuốc chữa tiểu đường có những hiệu quả nhất định đối với từng người bệnh. Người bệnh tiểu đường phải tuân theo chỉ định của bác sĩ sử dụng những loại thuốc chữa tiểu đường phù hợp với tình trạng bệnh của mình và kết hợp với lối sống lành mạnh để giảm thiểu tình trạng bệnh của mình.

Bạn đang xem bài viết:Thuốc chữa tiểu đường đem lại hiệu quả không ngờ” tại Chuyên mục:Sống cùng bệnh“.

https://kienthuctieuduong.vn/

 

Chia sẻ
Bài viết liên quan
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Hiện nay tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường ở trẻ em Việt Nam đang...
Tìm hiểu về insulin là gì? Vai trò, Tác dụng, Cơ chế
insulin là gì? Insulin là một hormon được tiết ra từ tuyến tụy và...
Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường
Tâm trạng của bản thân rất quan trọng trong kiểm soát bệnh tiểu đường. Nếu...
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin là tình trạng hiệu quả của...
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Đối với một số trường hợp ở giai đoạn đầu khi bệnh tiến triển,...
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Nhiều người hiểu nhầm rằng điều trị insulin là phương pháp chỉ dành cho...
Hiểu đúng về bệnh tiểu đường ở trẻ em.
Tìm hiểu về insulin là gì? Vai trò, Tác dụng, Cơ chế
Phương pháp tự kiểm soát bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không phụ thuộc insulin
Các triệu chứng ban đầu của bệnh tiểu đường là gì?
Phương pháp giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát chỉ số đường huyết an toàn
Xem nhiều nhất
Mới nhất
Bệnh nhân tiểu đường cần “Vitamin D” – Quan trọng cho việc xây dựng xương khỏe mạnh – 98% người Nhật thiếu “Vitamin D”
Hoạt động thể dục như đi bộ vào buổi chiều giúp cải thiện đáng kể lượng đường trong máu – Những người mắc bệnh tiểu đường cần quan tâm đến lối sống hàng ngày
Chất xơ trong thực phẩm giúp giảm nguy cơ tiểu đường và béo phì bằng cách tạo ra axit béo ngắn, tăng cường vi khuẩn có lợi cho đường ruột
9 biện pháp phòng ngừa và cải thiện với “nấm chân” ở người bị tiểu đường – Vượt qua mùa hè nóng ẩm
Yoga giúp cải thiện tiểu đường và huyết áp cao, có tác động tích cực đến tâm lý và thích nghi với thay đổi trong thời đại sau dịch COVID
Người bị tiểu đường có sự lão hóa nhanh của não? Giảm đường huyết giúp giảm nguy cơ mắc chứng suy giảm nhận thức đáng kể – “Bảy lối sống phòng ngừa”
Những lối sống chung của những người thành công trong “giảm cân” – Béo phì tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
WHO thiết lập 5 mục tiêu toàn cầu cho bệnh tiểu đường nhằm Bảo vệ cuộc sống của những người mắc bệnh tiểu đường – Phản ứng chống lại sự gia tăng nhanh chóng của tiểu đường trên toàn thế giới
Chỉ 2 phút đi bộ sau bữa ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Ngủ trưa dài làm tăng nguy cơ béo phì, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường